Bi kịch gia đình “tan đàn xẻ nghé” chỉ vì vợ quá xinh đẹp?
- 15:08 10-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Càng ngày, càng “no cơm ấm áo” thì tỷ lệ ly dị càng cao. Nhiều đôi vợ chồng những lúc “hai bàn tay trắng bốn bàn tay không” cùng nhau lập nghiệp thì lại hạnh phúc, đến khi no đủ lại kéo nhau ra tòa chỉ vì những lý do vô cùng lãng xẹt, hết sức ngược đời và đôi khi còn gây sự khó hiểu cho cả người trong cuộc như ly hôn vì vợ quá đẹp và sành điệu, chồng quá sạch sẽ, “đức lang quân” không đáp ứng được nhu cầu sinh lý khi vợ “hồi xuân”…
“Tan đàn xẻ nghé” vì vợ quá đẹp?
Vì những lý do tế nhị, các đôi vợ chồng kéo nhau ra tòa khăng khăng “không thể hòa giải” chỉ một mực đòi ly hôn mà không dám nói ra nguyên nhân chính. Có thể vì ngại với họ hàng, hay xấu hổ với hàng xóm bạn bè rồi đành lấy một cái lý do chung của nhiều cặp vợ chồng để chia tay nhau cho nhanh chóng qua chuyện. Vì thế nhiều vị thẩm phán tâm sự cũng rất khó để tìm được cách hòa giải giúp nhiều vợ chồng tránh khỏi cảnh “đường anh anh đi, đường tôi tôi đi”. Vợ Quân vốn làm trong ngành nghệ thuật và đích thị là một người đàn bà đẹp.
Lấy chồng nên vợ anh gác lại hết công việc, từ giã ngành giải trí và chỉ ở nhà. Con chưa có, chồng đi làm cả ngày, việc nhà có osin, Thảo - vợ Quân - chỉ có việc ở nhà và... làm đẹp. Không có mốt nào mới, shop quần áo nào khai trương mà Thảo không bỏ qua. Phụ nữ làm đẹp là chuyện bình thường, nhưng cứ như vợ mình thì Quân lại rất phiền lòng. Nhiều hôm lên giường ngủ, chị đắp nguyên cả cái mặt nạ dưỡng da làm anh tỉnh giấc suýt hét ầm vì hốt hoảng. Chị rất ghét giặt áo, nấu cơm cho chồng, chỉ chăm chăm xem mẫu áo nào mới ra, hàng nào “độc” để đi sưu tập cho tủ quần áo vốn đã chật cứng của mình.
Thảo đẹp và chịu chơi, nhiều anh chàng dù biết cô đã có chồng vẫn cố mời đi cà phê, tán tỉnh như các cô gái mới lớn. Thảo nhận ra "giá trị" của mình. Cô lại càng ra sức làm đẹp và không muốn sinh con sớm vì sợ mất dáng và nuôi con mọn sẽ già đi dù hai họ đã thúc giục có cháu từ lâu. Có những hôm hai vợ chồng đi xem phim, Quân đợi vợ trang điểm cả tối, thử hết loại son này đến túi khác, chiếc váy nào hợp màu mắt, dây nào hợp màu da…
Đến khi hai vợ chồng vào rạp thì phim đã chiếu quá nửa. Và họ dành thời gian còn lại để cãi nhau cho đến hết bộ phim. “Rạp phim tối thế, có ai nhìn thấy đâu mà cô tô lắm thế”, thấy chồng cau có, Thảo cũng không vừa: “Anh không muốn nhìn nhưng thiên hạ có khối thằng muốn đấy”. Từ đó, mỗi khi đi đâu Quân đều bảo trước với vợ cả tiếng đồng hồ. Đến khi nào Thảo xong xuôi, Quân mới bắt đầu dắt xe ra. Cao điểm nhất là một ngày đi làm về, ôsin lại xin nghỉ việc về quê từ mấy hôm trước, Quân vào nhà thấy cơm nước chưa nấu, nhà cửa bề bộn trong khi vợ anh đang sắm sửa đi uống café với “anh bạn mới quen”.
Quân gào lên: “Tôi chỉ muốn lấy cô vợ biết nấu cơm, chăm lo cho gia đình chứ không phải lấy một cô vợ về làm người mẫu, hoa hậu”. Quân bỏ đi thẳng, mặc cô vợ khóc lóc với khuôn mặt son phấn tèm nhem vì nước mắt. Và thế là, sau đó họ ly hôn... Lấy được người chồng gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ có lẽ là hạnh phúc mà không ít cô vợ trẻ mơ ước. Nhưng đức ông chồng sạch sẽ quá mức như anh Trường lại là nỗi sợ hãi đối với người bạn đời “đầu ấp tay kề” của mình. Anh là đầu bếp của một khách sạn có tiếng tại Hà Nội. Yêu cầu trong ẩm thực phục vụ khách bắt buộc là sạch sẽ và an toàn vệ sinh luôn được anh đề cao.
Anh Trường không quên áp dụng những nguyên tắc ấy một cách triệt để khi về nhà. Mỗi ngày mấy lần anh lau chùi dọn dẹp sạch bóng từ trong ra ngoài. “Một hạt bụi, một vết bẩn cũng khiến anh ấy nhăn mặt và quay sang cau có với tôi” - chị Hương, vợ anh than thở. Nếu có thành viên nào trong nhà vừa ra ngoài về anh lại lật đế giày, đế dép lên rồi dùng máy hút bụi hút cho hết bụi bẩn.
Từ ngày lấy nhau về, anh từ bỏ cả những thú vui như đưa vợ đi thăm bà ngoại, đi mua sắm mà dành cả ngày để lau chùi tất cả các vật dụng trong nhà. Chị kể, nhìn anh hí hoáy lôi cái quạt điện, ấm nước, nồi cơm…hay cả những đồ dùng không còn dùng được nữa ra lau chùi mà chị “dở cười dở khóc”. Hằng ngày anh tắm liên tục, chỉ cần con chó cưng của chị liếm vào chân, anh cũng có lý do để vào nhà tắm kì cọ. Anh ghét bụi nên luôn miệng phàn nàn đường phố bây giờ quá lắm bụi vì vậy ngay từ sáng sớm anh đã phóng xe đi làm để tránh bụi, quấn quanh mình các vật dụng: Áo dài tay, khẩu trang, tất tay… như một ninja chính hiệu.
Mỗi ngày đi làm về mệt nhoài, chị Hương để chiếc túi trên ghế và ngồi nghỉ thì anh gào ầm lên: “Em vừa ra ngoài đường bụi bẩn thì phải rửa chân tay, thay quần áo khác, không lại ngồi lên bẩn hết mấy tấm đệm ghế bây giờ”. Chị uể oải làm theo lời anh như một cái máy. Sau 8 năm chung sống, chị đệ đơn ra tòa với một lý do như các đôi vợ chồng vẫn thường lấy khi chia tay nhau là "không hòa hợp về mọi mặt". Anh ngơ ngác không hiểu, vì trong suy nghĩ của mình, anh vẫn cho rằng vợ anh lấy được người chồng như anh phải cảm thấy may mắn lắm mới phải.
Vì những lý do tế nhị, các đôi vợ chồng kéo nhau ra tòa khăng khăng “không thể hòa giải” chỉ một mực đòi ly hôn mà không dám nói ra nguyên nhân chính. Có thể vì ngại với họ hàng, hay xấu hổ với hàng xóm bạn bè rồi đành lấy một cái lý do chung của nhiều cặp vợ chồng để chia tay nhau cho nhanh chóng qua chuyện. Vì thế nhiều vị thẩm phán tâm sự cũng rất khó để tìm được cách hòa giải giúp nhiều vợ chồng tránh khỏi cảnh “đường anh anh đi, đường tôi tôi đi”. Vợ Quân vốn làm trong ngành nghệ thuật và đích thị là một người đàn bà đẹp.
Lấy chồng nên vợ anh gác lại hết công việc, từ giã ngành giải trí và chỉ ở nhà. Con chưa có, chồng đi làm cả ngày, việc nhà có osin, Thảo - vợ Quân - chỉ có việc ở nhà và... làm đẹp. Không có mốt nào mới, shop quần áo nào khai trương mà Thảo không bỏ qua. Phụ nữ làm đẹp là chuyện bình thường, nhưng cứ như vợ mình thì Quân lại rất phiền lòng. Nhiều hôm lên giường ngủ, chị đắp nguyên cả cái mặt nạ dưỡng da làm anh tỉnh giấc suýt hét ầm vì hốt hoảng. Chị rất ghét giặt áo, nấu cơm cho chồng, chỉ chăm chăm xem mẫu áo nào mới ra, hàng nào “độc” để đi sưu tập cho tủ quần áo vốn đã chật cứng của mình.
Thảo đẹp và chịu chơi, nhiều anh chàng dù biết cô đã có chồng vẫn cố mời đi cà phê, tán tỉnh như các cô gái mới lớn. Thảo nhận ra "giá trị" của mình. Cô lại càng ra sức làm đẹp và không muốn sinh con sớm vì sợ mất dáng và nuôi con mọn sẽ già đi dù hai họ đã thúc giục có cháu từ lâu. Có những hôm hai vợ chồng đi xem phim, Quân đợi vợ trang điểm cả tối, thử hết loại son này đến túi khác, chiếc váy nào hợp màu mắt, dây nào hợp màu da…
Đến khi hai vợ chồng vào rạp thì phim đã chiếu quá nửa. Và họ dành thời gian còn lại để cãi nhau cho đến hết bộ phim. “Rạp phim tối thế, có ai nhìn thấy đâu mà cô tô lắm thế”, thấy chồng cau có, Thảo cũng không vừa: “Anh không muốn nhìn nhưng thiên hạ có khối thằng muốn đấy”. Từ đó, mỗi khi đi đâu Quân đều bảo trước với vợ cả tiếng đồng hồ. Đến khi nào Thảo xong xuôi, Quân mới bắt đầu dắt xe ra. Cao điểm nhất là một ngày đi làm về, ôsin lại xin nghỉ việc về quê từ mấy hôm trước, Quân vào nhà thấy cơm nước chưa nấu, nhà cửa bề bộn trong khi vợ anh đang sắm sửa đi uống café với “anh bạn mới quen”.
Quân gào lên: “Tôi chỉ muốn lấy cô vợ biết nấu cơm, chăm lo cho gia đình chứ không phải lấy một cô vợ về làm người mẫu, hoa hậu”. Quân bỏ đi thẳng, mặc cô vợ khóc lóc với khuôn mặt son phấn tèm nhem vì nước mắt. Và thế là, sau đó họ ly hôn... Lấy được người chồng gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ có lẽ là hạnh phúc mà không ít cô vợ trẻ mơ ước. Nhưng đức ông chồng sạch sẽ quá mức như anh Trường lại là nỗi sợ hãi đối với người bạn đời “đầu ấp tay kề” của mình. Anh là đầu bếp của một khách sạn có tiếng tại Hà Nội. Yêu cầu trong ẩm thực phục vụ khách bắt buộc là sạch sẽ và an toàn vệ sinh luôn được anh đề cao.
Anh Trường không quên áp dụng những nguyên tắc ấy một cách triệt để khi về nhà. Mỗi ngày mấy lần anh lau chùi dọn dẹp sạch bóng từ trong ra ngoài. “Một hạt bụi, một vết bẩn cũng khiến anh ấy nhăn mặt và quay sang cau có với tôi” - chị Hương, vợ anh than thở. Nếu có thành viên nào trong nhà vừa ra ngoài về anh lại lật đế giày, đế dép lên rồi dùng máy hút bụi hút cho hết bụi bẩn.
Từ ngày lấy nhau về, anh từ bỏ cả những thú vui như đưa vợ đi thăm bà ngoại, đi mua sắm mà dành cả ngày để lau chùi tất cả các vật dụng trong nhà. Chị kể, nhìn anh hí hoáy lôi cái quạt điện, ấm nước, nồi cơm…hay cả những đồ dùng không còn dùng được nữa ra lau chùi mà chị “dở cười dở khóc”. Hằng ngày anh tắm liên tục, chỉ cần con chó cưng của chị liếm vào chân, anh cũng có lý do để vào nhà tắm kì cọ. Anh ghét bụi nên luôn miệng phàn nàn đường phố bây giờ quá lắm bụi vì vậy ngay từ sáng sớm anh đã phóng xe đi làm để tránh bụi, quấn quanh mình các vật dụng: Áo dài tay, khẩu trang, tất tay… như một ninja chính hiệu.
Mỗi ngày đi làm về mệt nhoài, chị Hương để chiếc túi trên ghế và ngồi nghỉ thì anh gào ầm lên: “Em vừa ra ngoài đường bụi bẩn thì phải rửa chân tay, thay quần áo khác, không lại ngồi lên bẩn hết mấy tấm đệm ghế bây giờ”. Chị uể oải làm theo lời anh như một cái máy. Sau 8 năm chung sống, chị đệ đơn ra tòa với một lý do như các đôi vợ chồng vẫn thường lấy khi chia tay nhau là "không hòa hợp về mọi mặt". Anh ngơ ngác không hiểu, vì trong suy nghĩ của mình, anh vẫn cho rằng vợ anh lấy được người chồng như anh phải cảm thấy may mắn lắm mới phải.
Ảnh minh họa.
Không chiều nổi đàn bà đang “hồi xuân sắc”
Bà Trinh bước sang tuổi 50 thì chồng bà cũng ngót ngét 60. Chồng bà nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm tư nhân bên ngoài. Bà thua chồng chục tuổi mà lại đang tuổi hồi xuân, vợ chồng họ không ít lần dở khóc dở cười. Bà ấm ức vì gần 1 năm nay chồng lơ là chuyện chăn gối, hờ hững với vợ lại thường xuyên kiếm cớ làm việc cho đến tận khuya. Bà rất buồn, và lo lắng không hiểu nguyên nhân về sự thay đổi đột ngột của chồng.
Bà thầm nghĩ: Hay là chồng đã chán vợ vì mình không còn trẻ đẹp như xưa và đang có nhân tình mới. Mấy cô sinh viên đến nhờ chồng hướng dẫn làm luận văn cô nào cũng trẻ đẹp khiến bà đêm ngày mất ăn mất ngủ. Không dám nói thẳng với chồng, bà Trinh âm thầm làm theo cách tư vấn của các cô bạn đồng nghiệp. Thế là bà lao vào "tân trang" nhan sắc ở các spa, không tiếc tiền mua những chiếc áo ngủ, những bộ đồ lót khêu gợi chỉ dành cho những cô gái mới cưới chồng. Bà còn hăm hở mua các tạp chí hay những cuốn sách để ngay đầu giường để “gợi ý” cho chồng.
Đáng buồn là càng làm như vậy thì ông càng né tránh bà. Ông kiếm cớ có việc nên nhiều đêm không về nhà. Hay những đêm khuya nhìn chồng cắm đầu vào máy tính bà Hạnh càng buồn lòng. Bà tức giận và quyết thuê thám tử để theo dõi chồng. Không có kết quả gì. Bà uất ức đâm đơn ra tòa với lý do “chồng phản bội” và quyết định nộp đơn xin ly hôn. Khi ra tòa mọi người mới vỡ lẽ câu chuyện.
Thật ra, chẳng phải ông chán, chê vợ hay có nhân tình mới. Chẳng qua là ông đã có tuổi, chuyện ấy không thể như trước. Nhưng, bà lại đang tuổi hồi xuân, thấy chồng khác lạ suy nghĩ viễn vông và có những hành động khiến ông không thể chấp nhận được. Những chiếc áo ngủ, những bộ đồ hở hang... chẳng những không thu hút được ông mà chỉ khiến ông ngạc nhiên, kinh hãi, không hiểu nổi tại sao vợ mình lại thay đổi như vậy. Không biết làm sao để nói chuyện thẳng thắn với vợ, ông chỉ còn cách trốn vào công việc... Ông khẳng định: "Tôi không muốn ly dị nhưng bà ấy cứ quyết không thay đổi quyết định, mà tôi lại không thể nào nói cho vợ hiểu được...".
Tác giả bài viết: AN ANH