Đừng để người dân phải hai lần rơi nước mắt
- 14:13 10-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày xưa, chữ “lương” trong “lương y” được hiểu là “lương thiện, lương tâm”, không biết ngày nay ở Bệnh viện chữ “lương” ấy có bị “biến đổi"?
►Vụ bảo vệ chặn xe cấp cứu ở viện Nhi: Vô cảm, độc quyền, kiếm chác trên nỗi đau người bệnh
►Vụ chặn xe cứu thương ở Viện Nhi Trung ương: GĐ bệnh viện không nên là người chỉ biết nói xin lỗi
►Đuổi việc ba bảo vệ trong clip chặn xe bệnh nhi hấp hối
►Cả xã hội đã không thể cười nổi, thưa Giáo sư Khuê
►Vụ bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cấp cứu: Động trời luật ngầm xe cứu thương
►Cánh cổng cửa công
►Video: Gia đình bệnh nhi bị chặn xe cấp cứu nói gì?
►Bát nháo dịch vụ taxi và bảo vệ tại Bệnh viện nhi TW
►Nếu không được bảo kê, bảo vệ Viện Nhi có dám nói “nếu sai mai tao nghỉ việc”?
►BV Nhi Trung ương đề nghị công an điều tra xe cứu thương là bao biện
►Giám đốc bệnh viện Nhi xin lỗi toàn thể nhân dân
►Xuất hiện thêm clip vụ bảo vệ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi TW
►Bà cũng là mẹ, thưa bà Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương!
► Bảo vệ có hành vi “thất đức”, lãnh đạo Viện Nhi muốn Công an điều tra chiếc xe
►Ai 'tiếp tay' cho bảo vệ ở Bệnh viện Nhi TW lộng hành?
► Lãnh đạo Bệnh viện Nhi không trung thực, người dân tung thêm bằng chứng tố cáo
► Bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cứu thương: Tin lời bà PGĐ hay tin anh tài xế chân quê?
► Bộ trưởng Tiến chỉ đạo kiểm tra gấp vụ "chặn xe cứu thương"
►Xuất hiện thêm clip ghi lại việc "chặn xe cứu thương" gây phẫn nộ
Hình tượng con cò trong văn hóa dân gian có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt, chẳng hạn: “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” hay “Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”…
Ngày nay về nông thôn, hiếm hoi lắm mới tìm được hình ảnh quen thuộc về con cò trên lũy tre làng.
Nghe nói “lũ cò” đã được “chuyển giới”, được cấp hộ khẩu thường trú đô thị hết cả, chẳng thế mà những chốn đông người từng đàn “cò” sa xuống kiếm ăn, nào là “cò nhà đất”, “cò bến xe”, “cò bệnh viện”, “cò công chức”…
Có lẽ, nhịp sống đô hội gấp gáp, lại có nhiều thức ăn nhiễm chất cấm nên lũ “cò” hiền lành, chất phác bị biến đổi gen, tự nhiên trở nên hung tợn, mất hết nhân tính.
Lũ cò thời hiện đại, đặc biệt là “cò bệnh viện” đa số ăn mặc như dân thường, một số ít mặc đồng phục bảo vệ, có thể “ngạch trang phục” khác nhau nhưng hai loại cò này lại “đoàn kết” giúp nhau trong công việc một cách nhiệt tình như chính việc nhà mình.
Dù “chuyển giới”, dù sống ở đâu lũ “cò” cũng vẫn mang theo bản tính di truyền, ăn từ con tôm, cái tép, chẳng quản sạch hay bẩn, lại nhờ vào cây cao bóng cả mà thỏa sức tung hoành.
Liệu nói “cò bệnh viện” hung tợn, mất nhân tính có hơi quá đáng? Xin lượm lặt một vài mẩu tin trên các báo:
Bản tin 113 báo Cand.com.vn ngày 19/8/2007 cho biết: Bảo vệ bệnh viện Bạch Mai dùng dùi cui tấn công một thanh niên vì lỗi đi xe máy trong sân bệnh viện khiến người này mang thương tích nặng phải vào bệnh viện Đống Đa điều trị.
8 giờ tối ngày 23/3/2015 tại khu vực cổng ra vào bệnh viện Việt Đức (số 16 phố Phủ Doãn, Hà Nội) chiếc xe chở thi thể cháu bé 5 tuổi bị tai nạn giao thông ra cổng bệnh viện về quê thì bị một nhóm người lạ mặt xuất hiện, chặn chiếc xe này, không cho ra ngoài, đập vỡ gương chiếu hậu và đòi lái xe nộp “lệ phí”? (Tienphong.vn 24/3/2015).
Sự việc gần nhất xảy ra tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một số bảo vệ và “cò bệnh viện” đã ngăn cản không cho xe cấp cứu chở bệnh nhân về quê (cháu bị bệnh tim bẩm sinh và bệnh viện khuyên đưa về lo hậu sự) khiến bệnh nhân tử vong trên xe.
Sau khi sự việc xảy ra, một Viện phó Bệnh viện này đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội xác minh xem xe chở bệnh nhân nói trên có phải của “Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh Nghệ An hay là xe tư nhân thường xuyên đón khách”. [1]
Một “cây cao bóng cả” khác khẳng định: “Không có chuyện nhân viên bảo vệ ở bệnh viện ngăn cản xe cấp cứu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân”.
Lập luận của họ chắc là rất “đúng quy trình” vì xe biển trắng đương nhiên không thể thuộc cơ quan nhà nước, không thể thuộc “Trung tâm cấp cứu 115” và phải chăng như thế có nghĩa là không được phép vào bệnh viện đón bệnh nhân về nhà?
Nếu có ai thắc mắc, rằng xe chở bệnh nhân nặng không thể cứu chữa từ bệnh viện về quê lo hậu sự phải là xe của “Trung tâm cấp cứu 115” thì xin đến gặp vị Phó Bệnh viện Nhi để nghe giải thích.
Còn nếu chưa thông thì có thể đề nghị Bộ trưởng Y tế xem Bộ có ban hành quy định nào về việc phải là “xe 115” mới được chở bệnh nhân ra khỏi bệnh viện?
Phải chăng người dân thuê xe hay đi xe riêng đến bệnh viện đón người nhà hấp hối là hành động phạm pháp nên Bệnh viện mới yêu cầu Công an điều tra chiếc xe đó?
Nhìn hình ảnh mẹ bệnh nhân nhi khóc lóc khi bảo vệ không cho xe cấp cứu ra khỏi viện mà vẫn cố khẳng định “không có chuyện nhân viên bảo vệ ở bệnh viện ngăn cản xe cấp cứu” thì bà ấy có phải là một bà mẹ, có phải là một người thầy khi có hàm Phó giáo sư?
Không hiểu sao hai vị “lương y như từ mẫu” của trẻ con ở Bệnh viện Nhi không hẹn mà nên, người tung kẻ hứng, một người nghi ngờ xe đón bệnh nhân không phải là của “Trung tâm cấp cứu 115”.
Còn một người thì khẳng định nhân viên bảo vệ không ngăn cản xe cấp cứu vì cái xe cấp cứu đó đang bị nghi ngờ không phải là “xe cấp cứu”.
Nhân viên mà các ông bà ấy thuê chỉ ngăn cản cái xe biển trắng thuộc tỉnh Nghệ An, cái xe ấy còn đang được Công an xác minh xem có phải là “xe cấp cứu” hay không nên nói ngăn cản “xe cấp cứu” có phải là vu oan, giá họa cho người làm trong bệnh viện?
Cứ cho là lái xe biển trắng đã sai khi rú còi trong khuôn viên bệnh viện – theo lời ông Viện phó, nhưng mà bảo:
“Với một chiếc xe rú còi, đi vào trong bệnh viện như thế thì hoàn toàn là không đúng luật” thì không hiểu ông Phó Viện định nói đến “luật” nào, Luật Giao thông, Luật Y tế hay “Luật Bệnh viện”?
Liệu “Luật” mà ông Viện phó đề cập có phải là cao nhất, vượt trên cả đạo lý ngàn đời của dân tộc với người sắp từ giã cõi trần?
Các ông bà ấy học cao biết rộng, chẳng hiểu có biết câu của dân quê “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Có thể nỗi đau của gia đình cháu bé bạc mệnh chỉ là của một gia đình, uy tín của cái viện trung ương ấy mới quan trọng nên phải tìm cách đổ hết lỗi cho lái xe và cái xe ngoại tỉnh, phải nhờ Công an làm cho ra nhẽ, ai cho phép chạy ôtô vào thẳng bệnh viện chở người hấp hối về quê?
Bảo vệ giữ xe là đúng trách nhiệm, lại cũng đúng luật – theo ý kiến của ông Phó viện đã nêu ở trên?
Dư luận hẳn không quên câu chuyện Bệnh viện này từng cấm không cho một nhóm bạn trẻ bán cơm từ thiện với giá 5.000 một xuất, cũng cấm không cho một nhóm khác phát cháo miễn phí cho cho bệnh nhân vì lý do “an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Muốn làm từ thiện – theo gợi ý của Phòng Công tác xã hội bệnh viện này, hãy gửi tiền để Phòng liên hệ mua xuất ăn giá 25.000 đồng của căng tin trong bệnh viện chứ không nên tự nấu?
Không đâu xa, ngày 7/6/2016 một phụ nữ đưa con vào viện này khám bệnh thì bị mảng vữa từ trên trần rơi trúng đầu, phải khâu 4 mũi, cháu bé 31 tháng tuổi bị xây xước (Vtc.vn 7/6/2016).
Ngày xưa, chữ “lương” trong “lương y” được hiểu là “lương thiện, lương tâm”, không biết ngày nay ở Bệnh viện này chữ “lương” ấy có bị “biến đổi gen” như lũ “cò”?
Có lẽ dư luận đang tập trung phẫn nộ vào “bảo vệ của công ty AZ” mà quên đi một thực tế rằng, trong khuôn viên bệnh viện, những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, ở đây là các Giám đốc và Phó Giám đốc bệnh viện.
“Tối hậu thư” mà lãnh đạo Bệnh viện nhi Trung ương “ban” cho công ty bảo vệ AZ liệu có che lấp hết một sự thật rằng người ta đang chối bỏ trách nhiệm, bởi sự dung túng cho một số người nhân danh Bệnh viện ngăn cản hoạt động từ thiện, bóp nặn gia đình bệnh nhân, bao che cho những hành động vô nhân tính đã bị dư luận lên án rất nhiều qua các bài báo đã dẫn?
Từ ngày 1/3/2016 giá các dịch vụ y tế đã tăng, viện phí tăng bình quân 30%, đến 1/7/2016 sẽ tăng đến 50% khi cộng thêm lương vào chi phí.
Vậy thực tế người dân có được hưởng sự phục vụ tương ứng với những khoản tiền bỏ ra hay bệnh viện phó mặc cho bọn “cò” ăn cướp của cả người chết như báo Tienphong.vn đã dẫn?
Kinh doanh trong bệnh viện ngày nay là kinh doanh siêu lợi nhuận, một căn phòng dịch vụ bố trí 10 giường một ngày đêm thu về 5 triệu đồng với tiện nghi tồi tàn trong khi tại các khu nghỉ dưỡng 5 sao một phòng có giá từ 3 đến 6 triệu bao gồm cả xe đưa đón ra sân bay và xuất ăn ba bữa.
Khám tự nguyện tại bệnh viện BM, siêu âm ổ bụng (màu) có giá 150.000 đồng. Kết quả giao cho bệnh nhân là ảnh đen trắng. Khi nêu ý kiến thì được giải thích, siêu âm màu chỉ để cho bác sĩ xem trên màn hình, còn bệnh nhân thì không cần?
Sự chênh lệch giá cả giữa bức ảnh màu và đen trắng thực ra không đáng kể, vấn đề là sự trung thực của bệnh viện khi thu tiền của người bệnh.
Hy vọng không chỉ ngành Y tế mà các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ vào cuộc làm rõ vai trò, trách nhiệm của những lãnh đạo vô cảm, những kẻ thất đức đang lộng hành trong các bệnh viện, đừng để người dân phải hai lần rơi nước mắt vì sự ra đi của người thân và sự vô nhân tính của những kẻ nhân danh bệnh viện.
►Vụ chặn xe cứu thương ở Viện Nhi Trung ương: GĐ bệnh viện không nên là người chỉ biết nói xin lỗi
►Đuổi việc ba bảo vệ trong clip chặn xe bệnh nhi hấp hối
►Cả xã hội đã không thể cười nổi, thưa Giáo sư Khuê
►Vụ bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cấp cứu: Động trời luật ngầm xe cứu thương
►Cánh cổng cửa công
►Video: Gia đình bệnh nhi bị chặn xe cấp cứu nói gì?
►Bát nháo dịch vụ taxi và bảo vệ tại Bệnh viện nhi TW
►Nếu không được bảo kê, bảo vệ Viện Nhi có dám nói “nếu sai mai tao nghỉ việc”?
►BV Nhi Trung ương đề nghị công an điều tra xe cứu thương là bao biện
►Giám đốc bệnh viện Nhi xin lỗi toàn thể nhân dân
►Xuất hiện thêm clip vụ bảo vệ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi TW
►Bà cũng là mẹ, thưa bà Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương!
► Bảo vệ có hành vi “thất đức”, lãnh đạo Viện Nhi muốn Công an điều tra chiếc xe
►Ai 'tiếp tay' cho bảo vệ ở Bệnh viện Nhi TW lộng hành?
► Lãnh đạo Bệnh viện Nhi không trung thực, người dân tung thêm bằng chứng tố cáo
► Bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cứu thương: Tin lời bà PGĐ hay tin anh tài xế chân quê?
► Bộ trưởng Tiến chỉ đạo kiểm tra gấp vụ "chặn xe cứu thương"
►Xuất hiện thêm clip ghi lại việc "chặn xe cứu thương" gây phẫn nộ
Hình tượng con cò trong văn hóa dân gian có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt, chẳng hạn: “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” hay “Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”…
Ngày nay về nông thôn, hiếm hoi lắm mới tìm được hình ảnh quen thuộc về con cò trên lũy tre làng.
Nghe nói “lũ cò” đã được “chuyển giới”, được cấp hộ khẩu thường trú đô thị hết cả, chẳng thế mà những chốn đông người từng đàn “cò” sa xuống kiếm ăn, nào là “cò nhà đất”, “cò bến xe”, “cò bệnh viện”, “cò công chức”…
Ngày xưa, chữ “lương” trong “lương y” được hiểu là “lương thiện, lương tâm”, không biết ngày nay ở Bệnh viện chữ “lương” ấy có bị “biến đổi"? (Ảnh minh họa trên news.zing.vn)
Có lẽ, nhịp sống đô hội gấp gáp, lại có nhiều thức ăn nhiễm chất cấm nên lũ “cò” hiền lành, chất phác bị biến đổi gen, tự nhiên trở nên hung tợn, mất hết nhân tính.
Lũ cò thời hiện đại, đặc biệt là “cò bệnh viện” đa số ăn mặc như dân thường, một số ít mặc đồng phục bảo vệ, có thể “ngạch trang phục” khác nhau nhưng hai loại cò này lại “đoàn kết” giúp nhau trong công việc một cách nhiệt tình như chính việc nhà mình.
Dù “chuyển giới”, dù sống ở đâu lũ “cò” cũng vẫn mang theo bản tính di truyền, ăn từ con tôm, cái tép, chẳng quản sạch hay bẩn, lại nhờ vào cây cao bóng cả mà thỏa sức tung hoành.
Liệu nói “cò bệnh viện” hung tợn, mất nhân tính có hơi quá đáng? Xin lượm lặt một vài mẩu tin trên các báo:
Bản tin 113 báo Cand.com.vn ngày 19/8/2007 cho biết: Bảo vệ bệnh viện Bạch Mai dùng dùi cui tấn công một thanh niên vì lỗi đi xe máy trong sân bệnh viện khiến người này mang thương tích nặng phải vào bệnh viện Đống Đa điều trị.
8 giờ tối ngày 23/3/2015 tại khu vực cổng ra vào bệnh viện Việt Đức (số 16 phố Phủ Doãn, Hà Nội) chiếc xe chở thi thể cháu bé 5 tuổi bị tai nạn giao thông ra cổng bệnh viện về quê thì bị một nhóm người lạ mặt xuất hiện, chặn chiếc xe này, không cho ra ngoài, đập vỡ gương chiếu hậu và đòi lái xe nộp “lệ phí”? (Tienphong.vn 24/3/2015).
Sự việc gần nhất xảy ra tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một số bảo vệ và “cò bệnh viện” đã ngăn cản không cho xe cấp cứu chở bệnh nhân về quê (cháu bị bệnh tim bẩm sinh và bệnh viện khuyên đưa về lo hậu sự) khiến bệnh nhân tử vong trên xe.
Sau khi sự việc xảy ra, một Viện phó Bệnh viện này đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội xác minh xem xe chở bệnh nhân nói trên có phải của “Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh Nghệ An hay là xe tư nhân thường xuyên đón khách”. [1]
Một “cây cao bóng cả” khác khẳng định: “Không có chuyện nhân viên bảo vệ ở bệnh viện ngăn cản xe cấp cứu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân”.
Lập luận của họ chắc là rất “đúng quy trình” vì xe biển trắng đương nhiên không thể thuộc cơ quan nhà nước, không thể thuộc “Trung tâm cấp cứu 115” và phải chăng như thế có nghĩa là không được phép vào bệnh viện đón bệnh nhân về nhà?
Nếu có ai thắc mắc, rằng xe chở bệnh nhân nặng không thể cứu chữa từ bệnh viện về quê lo hậu sự phải là xe của “Trung tâm cấp cứu 115” thì xin đến gặp vị Phó Bệnh viện Nhi để nghe giải thích.
Còn nếu chưa thông thì có thể đề nghị Bộ trưởng Y tế xem Bộ có ban hành quy định nào về việc phải là “xe 115” mới được chở bệnh nhân ra khỏi bệnh viện?
Phải chăng người dân thuê xe hay đi xe riêng đến bệnh viện đón người nhà hấp hối là hành động phạm pháp nên Bệnh viện mới yêu cầu Công an điều tra chiếc xe đó?
Nhìn hình ảnh mẹ bệnh nhân nhi khóc lóc khi bảo vệ không cho xe cấp cứu ra khỏi viện mà vẫn cố khẳng định “không có chuyện nhân viên bảo vệ ở bệnh viện ngăn cản xe cấp cứu” thì bà ấy có phải là một bà mẹ, có phải là một người thầy khi có hàm Phó giáo sư?
Không hiểu sao hai vị “lương y như từ mẫu” của trẻ con ở Bệnh viện Nhi không hẹn mà nên, người tung kẻ hứng, một người nghi ngờ xe đón bệnh nhân không phải là của “Trung tâm cấp cứu 115”.
Còn một người thì khẳng định nhân viên bảo vệ không ngăn cản xe cấp cứu vì cái xe cấp cứu đó đang bị nghi ngờ không phải là “xe cấp cứu”.
Nhân viên mà các ông bà ấy thuê chỉ ngăn cản cái xe biển trắng thuộc tỉnh Nghệ An, cái xe ấy còn đang được Công an xác minh xem có phải là “xe cấp cứu” hay không nên nói ngăn cản “xe cấp cứu” có phải là vu oan, giá họa cho người làm trong bệnh viện?
Cứ cho là lái xe biển trắng đã sai khi rú còi trong khuôn viên bệnh viện – theo lời ông Viện phó, nhưng mà bảo:
“Với một chiếc xe rú còi, đi vào trong bệnh viện như thế thì hoàn toàn là không đúng luật” thì không hiểu ông Phó Viện định nói đến “luật” nào, Luật Giao thông, Luật Y tế hay “Luật Bệnh viện”?
Liệu “Luật” mà ông Viện phó đề cập có phải là cao nhất, vượt trên cả đạo lý ngàn đời của dân tộc với người sắp từ giã cõi trần?
Các ông bà ấy học cao biết rộng, chẳng hiểu có biết câu của dân quê “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Có thể nỗi đau của gia đình cháu bé bạc mệnh chỉ là của một gia đình, uy tín của cái viện trung ương ấy mới quan trọng nên phải tìm cách đổ hết lỗi cho lái xe và cái xe ngoại tỉnh, phải nhờ Công an làm cho ra nhẽ, ai cho phép chạy ôtô vào thẳng bệnh viện chở người hấp hối về quê?
Bảo vệ giữ xe là đúng trách nhiệm, lại cũng đúng luật – theo ý kiến của ông Phó viện đã nêu ở trên?
Dư luận hẳn không quên câu chuyện Bệnh viện này từng cấm không cho một nhóm bạn trẻ bán cơm từ thiện với giá 5.000 một xuất, cũng cấm không cho một nhóm khác phát cháo miễn phí cho cho bệnh nhân vì lý do “an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Muốn làm từ thiện – theo gợi ý của Phòng Công tác xã hội bệnh viện này, hãy gửi tiền để Phòng liên hệ mua xuất ăn giá 25.000 đồng của căng tin trong bệnh viện chứ không nên tự nấu?
Không đâu xa, ngày 7/6/2016 một phụ nữ đưa con vào viện này khám bệnh thì bị mảng vữa từ trên trần rơi trúng đầu, phải khâu 4 mũi, cháu bé 31 tháng tuổi bị xây xước (Vtc.vn 7/6/2016).
Ngày xưa, chữ “lương” trong “lương y” được hiểu là “lương thiện, lương tâm”, không biết ngày nay ở Bệnh viện này chữ “lương” ấy có bị “biến đổi gen” như lũ “cò”?
Có lẽ dư luận đang tập trung phẫn nộ vào “bảo vệ của công ty AZ” mà quên đi một thực tế rằng, trong khuôn viên bệnh viện, những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, ở đây là các Giám đốc và Phó Giám đốc bệnh viện.
“Tối hậu thư” mà lãnh đạo Bệnh viện nhi Trung ương “ban” cho công ty bảo vệ AZ liệu có che lấp hết một sự thật rằng người ta đang chối bỏ trách nhiệm, bởi sự dung túng cho một số người nhân danh Bệnh viện ngăn cản hoạt động từ thiện, bóp nặn gia đình bệnh nhân, bao che cho những hành động vô nhân tính đã bị dư luận lên án rất nhiều qua các bài báo đã dẫn?
Từ ngày 1/3/2016 giá các dịch vụ y tế đã tăng, viện phí tăng bình quân 30%, đến 1/7/2016 sẽ tăng đến 50% khi cộng thêm lương vào chi phí.
Vậy thực tế người dân có được hưởng sự phục vụ tương ứng với những khoản tiền bỏ ra hay bệnh viện phó mặc cho bọn “cò” ăn cướp của cả người chết như báo Tienphong.vn đã dẫn?
Kinh doanh trong bệnh viện ngày nay là kinh doanh siêu lợi nhuận, một căn phòng dịch vụ bố trí 10 giường một ngày đêm thu về 5 triệu đồng với tiện nghi tồi tàn trong khi tại các khu nghỉ dưỡng 5 sao một phòng có giá từ 3 đến 6 triệu bao gồm cả xe đưa đón ra sân bay và xuất ăn ba bữa.
Khám tự nguyện tại bệnh viện BM, siêu âm ổ bụng (màu) có giá 150.000 đồng. Kết quả giao cho bệnh nhân là ảnh đen trắng. Khi nêu ý kiến thì được giải thích, siêu âm màu chỉ để cho bác sĩ xem trên màn hình, còn bệnh nhân thì không cần?
Sự chênh lệch giá cả giữa bức ảnh màu và đen trắng thực ra không đáng kể, vấn đề là sự trung thực của bệnh viện khi thu tiền của người bệnh.
Hy vọng không chỉ ngành Y tế mà các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ vào cuộc làm rõ vai trò, trách nhiệm của những lãnh đạo vô cảm, những kẻ thất đức đang lộng hành trong các bệnh viện, đừng để người dân phải hai lần rơi nước mắt vì sự ra đi của người thân và sự vô nhân tính của những kẻ nhân danh bệnh viện.
Tác giả bài viết: Xuân Dương