Câu chuyện giáo dục: “Ơ, đèn đỏ mà…”
- 06:46 10-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Đèn xanh là đi, đèn vàng chạy chậm, đèn đỏ phải dừng…”. Mỗi lần chở con gái bốn tuổi của mình hòa vào dòng xe cộ ngược xuôi, cô bé con đều thỏ thẻ đọc quy định tín hiệu đèn giao thông và “giám sát” mẹ cũng như mọi người đi đường thật kĩ.
Dọc các tuyến đường ở thành phố quê tôi hầu như đều có các chốt đèn đỏ. Ở các vòng xoay trung tâm có cảnh sát giao thông trực chốt thì việc tự nguyện chấp hành tín hiệu đèn là điều hiển nhiên. Nhưng không thiếu các chốt đèn tín hiệu rơi vào cảnh “bù nhìn” khi người ta sẵn sàng vượt với nhiều lí do bao biện như “trời nắng quá”, “mưa to quá”, “đang có việc đột xuất” … nên “vội”.
Và không ít lần cô con gái bé nhỏ của tôi tròn mắt nhìn người ta thản nhiên chạy qua dù đèn đã chuyển sắc đỏ thắm và ngạc nhiên thốt lên: “Ơ, đèn đỏ mà…”. Trong suy nghĩ non nớt của con lúc này đã phân định được hành động đúng - sai trong việc dừng và vượt đèn đỏ. Và con chép miệng chốt lại vấn đề “Người xấu đó, công an sẽ bắt bây giờ!”.
Ba mươi giây dừng đèn đỏ để điều tiết giao thông là điều thật sự cần thiết. Chậm lại một chút để người đi, mình dừng; chậm lại một chút bảo đảm an toàn cho mình và cho người. Nhưng ba mươi giây ít ỏi ấy lại là điều hậm hực, tức tối của một số người luôn vội vàng ư? Nên người ta sẵn sàng tăng tốc lướt qua đèn vàng, sẵn sàng rồ ga vượt đèn đỏ khi không thấy bóng các anh cảnh sát giao thông?
Từng bài học nhỏ của cuộc sống được góp nhặt để dạy con từ từ, từng chút một. Nhưng các bài học ấy luôn bị thử thách bởi những hiện tượng trái chiều của cuộc sống muôn màu này. “Tấm gương soi” xã hội rộng lớn, đa chiều liệu có định hướng đúng đắn cho con trẻ?
Trẻ con vốn tinh khôi như một tờ giấy trắng. Mỗi hành động dù cố ý hay vô thức của chúng ta đều in hằn những nét vẽ thẳng băng hoặc nghuệch ngoạc lên “trang giấy” nhận thức, nhân cách ấy. Và thật buồn khi mỗi ngày ta vẫn chứng kiến nhiều cách hành xử của người lớn đã vô tình nhiễm cho trẻ nhiều thói xấu.
Bài học về an toàn giao thông con đã được học ở lớp cẩn thận. Nhưng bố mẹ chở trẻ đến trường vẫn có thể vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Giữa lí thuyết và thực tiễn mâu thuẫn đến thế thì trẻ sẽ tuân thủ cái tốt hay nhiễm thói xấu?
Bài học về bỏ rác đúng nơi qui định vẫn được thực hiện nghiêm túc ở trường học. Vậy mà, tôi đã từng chứng kiến một người mẹ lớn tiếng nạt nộ con ở công viên khi cậu bé loay hoay tìm thùng rác bỏ vỏ hộp sữa. Người mẹ thô bạo giật luôn cái hộp, vứt vội xuống lề đường và kéo con đi. Ai dám bảo đảm trẻ sẽ luôn ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường?
Phong trào “kế hoạch nhỏ” giúp bạn nghèo vượt khó sẽ “gieo” vào tâm hồn trẻ bài học “tương thân tương ái” nhưng lắm lúc bị nhiều gia đình làm biến tướng mất hết ý nghĩa. Giấy vụn và lon bia thì chỉ cần bỏ ít tiền ra mua ở mấy cô bán ve chai. Tiền bỏ heo thì thay thế bằng cách phát một tờ pô-li-me mệnh giá lớn khi đến hạn nộp. Con lỡ có thắc mắc sao lại thế thì chỉ nhận được câu trả lời: “Thu gom làm gì cho mất công! Vớ vẩn!”.
Đó chỉ là một vài khía cạnh nhỏ để thấy rằng đâu phải mọi “tấm gương” xung quanh trẻ đều sáng, trong để trẻ soi chiếu và trưởng thành. Rèn một thói quen tốt thì khó vô cùng nhưng nhiễm một thói quen xấu lại rất dễ.
Ai chẳng muốn con mình nên người, thành công, làm người tử tế. Vậy thì một xã hội tử tế mà chúng ta mơ ước trong tương lai phải được xây dựng từ hôm nay bằng những “viên gạch” đầu tiên chính là cách hành xử của người lớn chúng ta!
Và không ít lần cô con gái bé nhỏ của tôi tròn mắt nhìn người ta thản nhiên chạy qua dù đèn đã chuyển sắc đỏ thắm và ngạc nhiên thốt lên: “Ơ, đèn đỏ mà…”. Trong suy nghĩ non nớt của con lúc này đã phân định được hành động đúng - sai trong việc dừng và vượt đèn đỏ. Và con chép miệng chốt lại vấn đề “Người xấu đó, công an sẽ bắt bây giờ!”.
Ba mươi giây dừng đèn đỏ để điều tiết giao thông là điều thật sự cần thiết. Chậm lại một chút để người đi, mình dừng; chậm lại một chút bảo đảm an toàn cho mình và cho người. Nhưng ba mươi giây ít ỏi ấy lại là điều hậm hực, tức tối của một số người luôn vội vàng ư? Nên người ta sẵn sàng tăng tốc lướt qua đèn vàng, sẵn sàng rồ ga vượt đèn đỏ khi không thấy bóng các anh cảnh sát giao thông?
Từng bài học nhỏ của cuộc sống được góp nhặt để dạy con từ từ, từng chút một. Nhưng các bài học ấy luôn bị thử thách bởi những hiện tượng trái chiều của cuộc sống muôn màu này. “Tấm gương soi” xã hội rộng lớn, đa chiều liệu có định hướng đúng đắn cho con trẻ?
Trẻ con vốn tinh khôi như một tờ giấy trắng. Mỗi hành động dù cố ý hay vô thức của chúng ta đều in hằn những nét vẽ thẳng băng hoặc nghuệch ngoạc lên “trang giấy” nhận thức, nhân cách ấy. Và thật buồn khi mỗi ngày ta vẫn chứng kiến nhiều cách hành xử của người lớn đã vô tình nhiễm cho trẻ nhiều thói xấu.
Bài học về an toàn giao thông con đã được học ở lớp cẩn thận. Nhưng bố mẹ chở trẻ đến trường vẫn có thể vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Giữa lí thuyết và thực tiễn mâu thuẫn đến thế thì trẻ sẽ tuân thủ cái tốt hay nhiễm thói xấu?
Bài học về bỏ rác đúng nơi qui định vẫn được thực hiện nghiêm túc ở trường học. Vậy mà, tôi đã từng chứng kiến một người mẹ lớn tiếng nạt nộ con ở công viên khi cậu bé loay hoay tìm thùng rác bỏ vỏ hộp sữa. Người mẹ thô bạo giật luôn cái hộp, vứt vội xuống lề đường và kéo con đi. Ai dám bảo đảm trẻ sẽ luôn ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường?
Phong trào “kế hoạch nhỏ” giúp bạn nghèo vượt khó sẽ “gieo” vào tâm hồn trẻ bài học “tương thân tương ái” nhưng lắm lúc bị nhiều gia đình làm biến tướng mất hết ý nghĩa. Giấy vụn và lon bia thì chỉ cần bỏ ít tiền ra mua ở mấy cô bán ve chai. Tiền bỏ heo thì thay thế bằng cách phát một tờ pô-li-me mệnh giá lớn khi đến hạn nộp. Con lỡ có thắc mắc sao lại thế thì chỉ nhận được câu trả lời: “Thu gom làm gì cho mất công! Vớ vẩn!”.
Đó chỉ là một vài khía cạnh nhỏ để thấy rằng đâu phải mọi “tấm gương” xung quanh trẻ đều sáng, trong để trẻ soi chiếu và trưởng thành. Rèn một thói quen tốt thì khó vô cùng nhưng nhiễm một thói quen xấu lại rất dễ.
Ai chẳng muốn con mình nên người, thành công, làm người tử tế. Vậy thì một xã hội tử tế mà chúng ta mơ ước trong tương lai phải được xây dựng từ hôm nay bằng những “viên gạch” đầu tiên chính là cách hành xử của người lớn chúng ta!
Tác giả bài viết: Thanh Ny