Bài 10: Kết cục buồn của tướng cướp khét tiếng
- 21:28 08-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bẵng đi một thời gian, người dân sống xung quanh chân núi Quyết khi đi ngang qua mộ Toọng lại thấy trên mộ có hoa tươi. Chắc có ai đó thương tình cho kẻ một thời lầm lỡ mà đến thăm chăng?
Sau hơn gần 2 năm điều tra Toọng và các đối tượng trong băng cướp, đến tháng 8/1980, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh đã mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng này. Toọng và 3 thủ lĩnh khác bị tuyên án tử hình. Ngày bắn Toọng tại núi Quyết, người dân thành phố Vinh đến chật kín chân núi.
“Tính mạng họ, tôi không nghĩ đến”
Đến nay, vụ án Toọng và đồng bọn đã kết thúc hơn 30 năm. Đối tượng cũng như nhiều nhân chứng đã trở thành người thiên cổ. Tuy vậy, để lý giải vì sao một thanh niên mới 20 tuổi như Trương Hiền, mới chân ướt chân ráo đến thành phố Vinh, một nơi hoàn toàn xa lạ với y nhưng lại nhanh chóng thâu tóm giang hồ đất Nghệ để gây ra những vụ cướp kinh hoàng như vậy?
Trong băng đảng của Toọng gồm 20 người thì Toọng gần như là người trẻ tuổi nhất. Khi bắt đầu gia nhập hội, Toọng mới 20 tuổi, khi 22 tuổi thì bị bắt. Số còn lại đều hơn Toọng rất nhiều, cả về tuổi đời cũng như "tuổi nghề".
Người đời nhớ đến tướng cướp này với biệt danh “lỳ như Toọng”, nhưng 3 từ đó cũng chẳng thể giải thích nổi vì sao hắn lại trở thành thủ lĩnh. Lần mò trong hồ sơ vụ án, có nhiều chi tiết ghi lại lời của những đàn em Toọng như Lợi "râu", Sơn "hảo" nói về đại ca của mình. Cả hai đều thừa nhận, dù nhiều tuổi hơn nhưng Lợi và Sơn đều phải nghe lời Toọng. Lý do chỉ có 4 từ: “hắn nói là làm”.
Lần tìm tiếp trong hồ sơ, chúng tôi thấy có một đoạn hỏi cung giữa cán bộ công an Nguyễn Văn Long và Trương Hiền vào tháng 6/1980. Đây chắc là lần hỏi cung cuối cùng trước ngày diễn ra phiên tòa vào tháng 8/1980.
Những thông tin chưa từng được tiết lộ bản chất “máu lạnh” trong cách suy nghĩ và hành động đã làm nên một tướng cướp Toọng.
“Anh đã dùng súng chặn đường cướp được bao nhiêu trường hợp?”, cán bộ Long hỏi. “Trong 4 khẩu súng mà tôi đã dùng thì bất kỳ một trường hợp nào hoặc đi đâu tôi đều mang súng đi. Khi ra chặn cướp của thì tôi mang súng ra bắt họ đưa tiền và tài sản cho tôi”, Toọng đáp.
Vị cán bộ tiếp tục hỏi: “Nhưng khi anh dùng súng cướp mà nạn nhân đó chống cự lại thì anh xử trí như thế nào?”, “Khi đó thì tôi sẽ bắn”, Hiền đáp lại.
“Cứ mỗi khi anh đi cướp mà nạn nhân chống cự, anh khai là anh sẽ bắn. Vậy lúc đó anh có suy nghĩ thế nào mà lại bắn người?”, ông Long lại hỏi tiếp. “Bản thân tôi lúc đó chỉ có suy nghĩ, tiền là trên hết. Còn tính mạng của họ tôi không nghĩ đến”, Toọng đáp lời không chút do dự.
“Thế làm sao mà anh chấn lột được của bọn lưu manh?”, “Tôi lang thang ở vùng Vinh này đã lâu và có tiếng tăm. Bọn lưu manh khác đều sợ tôi. Khi phát hiện chúng phạm pháp thì tôi lấy vai trò, uy tín của mình đối với bọn lưu manh đó để trấn lột, lấy tài sản tiền để ăn tiêu”, Toọng trả lời vị công an xét hỏi.
Phiên tòa lưu động
Đến cuối năm 1979, hầu như những tên trong băng đảng trộm cướp do Toọng cầm đầu đều đã bị bắt tại Nghệ Tĩnh. Những tên khác trốn được thì cũng cũng đều sa lưới pháp luật khi "ngựa quen đường cũ" tại địa phương khác.
Ngày tướng cướp Toọng và đồng bọn bị bắt giữ, người dân thành phố Vinh đã rất vui mừng. Vậy là từ nay họ có thể yên giấc, đêm họ có thể ra đường mà không còn cảm giác sợ hãi. Và ai cũng mong chờ đến ngày băng cướp này phải đền tội.
Ông Nguyễn Trí Tuệ nhớ lại ngày xét xử: Sau khi họp 3 ngành công an, kiểm sát và tòa án, đều đi đến thống nhất, sẽ xét xử trong 2 ngày. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, từng gây hoang mang trong dư luận nên cần phải đưa ra xét xử công khai cho người dân được tham dự.
“Lúc đó trụ sở tòa án tỉnh rất hẹp, nên chúng tôi phải mượn hội trường Công ty thiết bị vật tư nông nghiệp tỉnh để xử. Có thể đủ chỗ cho hàng trăm người tới dự. Nhiều người đến để xem ngày nhóm tội phạm phải trả giá. Cũng có người để chỉ để biết mặt Toọng – kẻ thống soái giang hồ từng làm mưa làm gió là như thế nào”, ông Tuệ nhớ lại.
Bản cáo trạng của Ty Công an Nghệ Tĩnh thời kỳ đó ghi rõ: Trương Hiền (tức Toọng), Đậu Kim Sơn (Sơn "hảo"), Trần Đức Lợi (Lợi "râu"), Đoàn Thanh (Cu Thân), Nguyễn Duy Khang (Khang "bệu"), Trương Văn Cát (Cát "ngọng")…., tất cả có 19 tên.
“Bọn này là những kẻ chuyên lấy nghề trộm cướp làm nguồn sống chính. Là những tên có tiền án tiền sự từ các địa phương tụ tập lại do tên Trương Hiền, tức Toọng cầm đầu… Mỗi khi hoạt động phạm tội, tên nào cũng mang theo vũ khí như súng ngắn, dao găm, dùng để uy hiếp làm cho quần chúng khiếp sợ. Bọn chúng đã gây ra gần 40 vụ phạm tội từ Nghệ Tĩnh ra tới Hà Nam Ninh, nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh”.
8 án tử hình và chung thân
Hàng nghìn người dân thành phố Vinh đến tham dự phiên tòa lưu động như nín thở khi nghe chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Cự đọc bản án dành cho Toọng và đồng bọn:
“Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của bọn chúng hết sức táo bạo, trắng trợn không trừ một thủ đoạn nào: cướp, cướp giật, trộm cắp, giết người, gây thương tích… hoat động cả ngày lẫn đêm, chỗ vắng người cũng như chỗ đông người… Chúng đã bắn chết 1 người và làm bị thương 3 người khác. Gây thiệt hại tài sản XHCN gần 9 khẩu súng… Gây thiệt hại về tài sản: 17 đồng hồ các loại, hơn 17 nghìn đồng…”.
Nhưng điều quan trọng là hành vi tội phạm của chúng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh trong địa bàn thành phố Vinh và các địa phương khác. Chúng gây nên tình hình căng thẳng, tâm lý lo ngại, hoang mang trong cán bộ và nhân dân. Chính chúng là nguồn nguy hiểm đe dọa sự an toàn cho người lương thiện, gây mất bình thường, trở ngại cho cuộc sống, làm ăn, sinh hoạt của người lao động”.
Ông Nguyễn Trí Tuệ cũng tham gia phiên xét xử này với tư cách là thư ký phiên tòa. Ông còn nhớ như in, khi đến phần luận tội và bản án được đọc, thái độ của tướng cướp Trương Hiền vẫn không biến sắc. Còn những tên còn lại thì không có kẻ nào là không run.
Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh: Rõ ràng Hiền là một tướng cướp hung tợn, được đàn em tôn lên làm chỉ huy chung. Bản thân y đã chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiều vụ cướp. Là người giữ và chia súng cho đồng bọn hoạt động. Khi bị nhà chức trách phát hiện, Hiền là kẻ chống lại quyết liệt nhất, bắn lại cả công an.
Khi được nghe chủ tọa nhắc lại những gì mà mình đã gây ra, Trương Hiền cúi mặt xuống. Hình như, trong giây phút này Hiền đoán được cuộc đời mình sẽ kết thúc như thế nào.
“Tội ác của Toọng gây ra quá nghiêm trọng, bản chất y không thể cải tạo được. Vì vậy cần xử phạt với mức án cao nhất. Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội”, cái án tử hình được tuyên cho Trương Hiền.
Những đồng bọn cùng chung mức án tử hình với Toọng trong phiên tòa hôm đó có Đậu Kim Sơn, Trần Đức Lợi và Đoàn Thanh, những đàn em thân tín nhất của Trương Hiền. Kế đó, tòa cũng tuyên thêm 4 án tù chung thân dành cho Khang "bệu", Hiền Linh, Cát "ngọng" và Châu "khều". Chỉ có 2 án số 15 năm là dành cho Lâm Phe và Hải Lác.
Toọng chết đi khi tuổi đời mới 23. Ngày ra pháp trường, người nhà chẳng nhận được tin. Xác Toọng được chôn cất tại núi Quyết sau khi bị xử bắn. Không người thân, không gia đình. Kết cục của một tướng cướp từng làm mưa làm gió chỉ có vậy.
Kỳ tới: Ngày ra pháp trường, tướng cướp một thời lừng lẫy giang hồ vẫn chẳng hề run sợ. Đôi mắt hắn đượm buồn. Vị từng là quan tòa từng chứng kiến ngày hắn ra pháp trường ngày đó nói rằng: Toọng chết đi đã đáng tội. Nhưng y phải mang theo nỗi ước mong gặp người mẹ lúc từ biệt thế gian mãi mãi…
“Tính mạng họ, tôi không nghĩ đến”
Đến nay, vụ án Toọng và đồng bọn đã kết thúc hơn 30 năm. Đối tượng cũng như nhiều nhân chứng đã trở thành người thiên cổ. Tuy vậy, để lý giải vì sao một thanh niên mới 20 tuổi như Trương Hiền, mới chân ướt chân ráo đến thành phố Vinh, một nơi hoàn toàn xa lạ với y nhưng lại nhanh chóng thâu tóm giang hồ đất Nghệ để gây ra những vụ cướp kinh hoàng như vậy?
10 trong số 19 tên trong băng cướp bị đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Nghệ Tĩnh. Tòa án đã tuyên 4 án tử hình, 4 án chung thân, 1 án 20 năm và 1 án 15 năm đối với các bị cáo.
Trong băng đảng của Toọng gồm 20 người thì Toọng gần như là người trẻ tuổi nhất. Khi bắt đầu gia nhập hội, Toọng mới 20 tuổi, khi 22 tuổi thì bị bắt. Số còn lại đều hơn Toọng rất nhiều, cả về tuổi đời cũng như "tuổi nghề".
Người đời nhớ đến tướng cướp này với biệt danh “lỳ như Toọng”, nhưng 3 từ đó cũng chẳng thể giải thích nổi vì sao hắn lại trở thành thủ lĩnh. Lần mò trong hồ sơ vụ án, có nhiều chi tiết ghi lại lời của những đàn em Toọng như Lợi "râu", Sơn "hảo" nói về đại ca của mình. Cả hai đều thừa nhận, dù nhiều tuổi hơn nhưng Lợi và Sơn đều phải nghe lời Toọng. Lý do chỉ có 4 từ: “hắn nói là làm”.
Lần tìm tiếp trong hồ sơ, chúng tôi thấy có một đoạn hỏi cung giữa cán bộ công an Nguyễn Văn Long và Trương Hiền vào tháng 6/1980. Đây chắc là lần hỏi cung cuối cùng trước ngày diễn ra phiên tòa vào tháng 8/1980.
Những thông tin chưa từng được tiết lộ bản chất “máu lạnh” trong cách suy nghĩ và hành động đã làm nên một tướng cướp Toọng.
“Anh đã dùng súng chặn đường cướp được bao nhiêu trường hợp?”, cán bộ Long hỏi. “Trong 4 khẩu súng mà tôi đã dùng thì bất kỳ một trường hợp nào hoặc đi đâu tôi đều mang súng đi. Khi ra chặn cướp của thì tôi mang súng ra bắt họ đưa tiền và tài sản cho tôi”, Toọng đáp.
Vị cán bộ tiếp tục hỏi: “Nhưng khi anh dùng súng cướp mà nạn nhân đó chống cự lại thì anh xử trí như thế nào?”, “Khi đó thì tôi sẽ bắn”, Hiền đáp lại.
“Cứ mỗi khi anh đi cướp mà nạn nhân chống cự, anh khai là anh sẽ bắn. Vậy lúc đó anh có suy nghĩ thế nào mà lại bắn người?”, ông Long lại hỏi tiếp. “Bản thân tôi lúc đó chỉ có suy nghĩ, tiền là trên hết. Còn tính mạng của họ tôi không nghĩ đến”, Toọng đáp lời không chút do dự.
“Thế làm sao mà anh chấn lột được của bọn lưu manh?”, “Tôi lang thang ở vùng Vinh này đã lâu và có tiếng tăm. Bọn lưu manh khác đều sợ tôi. Khi phát hiện chúng phạm pháp thì tôi lấy vai trò, uy tín của mình đối với bọn lưu manh đó để trấn lột, lấy tài sản tiền để ăn tiêu”, Toọng trả lời vị công an xét hỏi.
Phiên tòa lưu động
Đến cuối năm 1979, hầu như những tên trong băng đảng trộm cướp do Toọng cầm đầu đều đã bị bắt tại Nghệ Tĩnh. Những tên khác trốn được thì cũng cũng đều sa lưới pháp luật khi "ngựa quen đường cũ" tại địa phương khác.
Đơn xin giảm án của Trương Hiền sau khi y bị tuyên án tử hình. Nhưng đối với tội danh đã gây ra trong những năm đó, y và đồng bọn đã phải trả giá.
Ngày tướng cướp Toọng và đồng bọn bị bắt giữ, người dân thành phố Vinh đã rất vui mừng. Vậy là từ nay họ có thể yên giấc, đêm họ có thể ra đường mà không còn cảm giác sợ hãi. Và ai cũng mong chờ đến ngày băng cướp này phải đền tội.
Ông Nguyễn Trí Tuệ nhớ lại ngày xét xử: Sau khi họp 3 ngành công an, kiểm sát và tòa án, đều đi đến thống nhất, sẽ xét xử trong 2 ngày. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, từng gây hoang mang trong dư luận nên cần phải đưa ra xét xử công khai cho người dân được tham dự.
“Lúc đó trụ sở tòa án tỉnh rất hẹp, nên chúng tôi phải mượn hội trường Công ty thiết bị vật tư nông nghiệp tỉnh để xử. Có thể đủ chỗ cho hàng trăm người tới dự. Nhiều người đến để xem ngày nhóm tội phạm phải trả giá. Cũng có người để chỉ để biết mặt Toọng – kẻ thống soái giang hồ từng làm mưa làm gió là như thế nào”, ông Tuệ nhớ lại.
Bản cáo trạng của Ty Công an Nghệ Tĩnh thời kỳ đó ghi rõ: Trương Hiền (tức Toọng), Đậu Kim Sơn (Sơn "hảo"), Trần Đức Lợi (Lợi "râu"), Đoàn Thanh (Cu Thân), Nguyễn Duy Khang (Khang "bệu"), Trương Văn Cát (Cát "ngọng")…., tất cả có 19 tên.
“Bọn này là những kẻ chuyên lấy nghề trộm cướp làm nguồn sống chính. Là những tên có tiền án tiền sự từ các địa phương tụ tập lại do tên Trương Hiền, tức Toọng cầm đầu… Mỗi khi hoạt động phạm tội, tên nào cũng mang theo vũ khí như súng ngắn, dao găm, dùng để uy hiếp làm cho quần chúng khiếp sợ. Bọn chúng đã gây ra gần 40 vụ phạm tội từ Nghệ Tĩnh ra tới Hà Nam Ninh, nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh”.
8 án tử hình và chung thân
Hàng nghìn người dân thành phố Vinh đến tham dự phiên tòa lưu động như nín thở khi nghe chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Cự đọc bản án dành cho Toọng và đồng bọn:
Bác đơn xin ân xá của Toọng
“Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của bọn chúng hết sức táo bạo, trắng trợn không trừ một thủ đoạn nào: cướp, cướp giật, trộm cắp, giết người, gây thương tích… hoat động cả ngày lẫn đêm, chỗ vắng người cũng như chỗ đông người… Chúng đã bắn chết 1 người và làm bị thương 3 người khác. Gây thiệt hại tài sản XHCN gần 9 khẩu súng… Gây thiệt hại về tài sản: 17 đồng hồ các loại, hơn 17 nghìn đồng…”.
Xác Toọng được chôn cất tại núi Quyết sau khi bị xử bắn. Không người thân, không gia đình. Kết cục của một tướng cướp từng làm mưa làm gió chỉ có vậy.
Nhưng điều quan trọng là hành vi tội phạm của chúng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh trong địa bàn thành phố Vinh và các địa phương khác. Chúng gây nên tình hình căng thẳng, tâm lý lo ngại, hoang mang trong cán bộ và nhân dân. Chính chúng là nguồn nguy hiểm đe dọa sự an toàn cho người lương thiện, gây mất bình thường, trở ngại cho cuộc sống, làm ăn, sinh hoạt của người lao động”.
Ông Nguyễn Trí Tuệ cũng tham gia phiên xét xử này với tư cách là thư ký phiên tòa. Ông còn nhớ như in, khi đến phần luận tội và bản án được đọc, thái độ của tướng cướp Trương Hiền vẫn không biến sắc. Còn những tên còn lại thì không có kẻ nào là không run.
Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh: Rõ ràng Hiền là một tướng cướp hung tợn, được đàn em tôn lên làm chỉ huy chung. Bản thân y đã chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiều vụ cướp. Là người giữ và chia súng cho đồng bọn hoạt động. Khi bị nhà chức trách phát hiện, Hiền là kẻ chống lại quyết liệt nhất, bắn lại cả công an.
Khi được nghe chủ tọa nhắc lại những gì mà mình đã gây ra, Trương Hiền cúi mặt xuống. Hình như, trong giây phút này Hiền đoán được cuộc đời mình sẽ kết thúc như thế nào.
“Tội ác của Toọng gây ra quá nghiêm trọng, bản chất y không thể cải tạo được. Vì vậy cần xử phạt với mức án cao nhất. Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội”, cái án tử hình được tuyên cho Trương Hiền.
Những đồng bọn cùng chung mức án tử hình với Toọng trong phiên tòa hôm đó có Đậu Kim Sơn, Trần Đức Lợi và Đoàn Thanh, những đàn em thân tín nhất của Trương Hiền. Kế đó, tòa cũng tuyên thêm 4 án tù chung thân dành cho Khang "bệu", Hiền Linh, Cát "ngọng" và Châu "khều". Chỉ có 2 án số 15 năm là dành cho Lâm Phe và Hải Lác.
Toọng chết đi khi tuổi đời mới 23. Ngày ra pháp trường, người nhà chẳng nhận được tin. Xác Toọng được chôn cất tại núi Quyết sau khi bị xử bắn. Không người thân, không gia đình. Kết cục của một tướng cướp từng làm mưa làm gió chỉ có vậy.
Kỳ tới: Ngày ra pháp trường, tướng cướp một thời lừng lẫy giang hồ vẫn chẳng hề run sợ. Đôi mắt hắn đượm buồn. Vị từng là quan tòa từng chứng kiến ngày hắn ra pháp trường ngày đó nói rằng: Toọng chết đi đã đáng tội. Nhưng y phải mang theo nỗi ước mong gặp người mẹ lúc từ biệt thế gian mãi mãi…
Tác giả bài viết: Hoàng Sang - Duy Tuấn|