Kết thúc thi PTTH Quốc gia: Vui tổ chức, thất vọng đề thi!
- 07:29 05-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 4.7, thí sinh cả nước đã hoàn thành 2 môn cuối cùng (lịch sử, vật lý) của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Sau 4 ngày “vượt vũ môn”, nhiều thí sinh, phụ huynh, giáo viên nhận định, kỳ thi đã giảm được áp lực ở khâu tổ chức, song đề thi ít điểm nhấn, khiến nhiều người… thất vọng.
Cả kỳ thi chưa hết… tạ thóc
5 ngày con đi thi, anh Nguyễn Văn Tuân (Phụ Dực, Quỳnh Phụ, Thái Bình) nhẩm tính chỉ hết khoảng 500.000 đồng chi phí cho hai bố con. Số tiền này, so với chi phí của phụ huynh ở khu vực nông thôn phải vượt cả trăm km cho con đi thi ĐH, CĐ những năm trước, đã giảm đi gần chục lần. “Vì được thi tại tỉnh, quãng đường từ nhà đến địa điểm thi chỉ 20km nên bố con cứ sáng đi, chiều về, 2 bữa cơm nhà, 1 bữa ăn quán cộng nước uống thoải mái và tiền xăng xe cũng chưa hết…1 tạ thóc. Như thế là quá nhẹ nhàng so với mấy năm trước đưa đứa lớn đi thi, chi phí tính ra hết cả... tấn thóc” – anh Tuân cười ví von.
5 ngày con đi thi, anh Nguyễn Văn Tuân (Phụ Dực, Quỳnh Phụ, Thái Bình) nhẩm tính chỉ hết khoảng 500.000 đồng chi phí cho hai bố con. Số tiền này, so với chi phí của phụ huynh ở khu vực nông thôn phải vượt cả trăm km cho con đi thi ĐH, CĐ những năm trước, đã giảm đi gần chục lần. “Vì được thi tại tỉnh, quãng đường từ nhà đến địa điểm thi chỉ 20km nên bố con cứ sáng đi, chiều về, 2 bữa cơm nhà, 1 bữa ăn quán cộng nước uống thoải mái và tiền xăng xe cũng chưa hết…1 tạ thóc. Như thế là quá nhẹ nhàng so với mấy năm trước đưa đứa lớn đi thi, chi phí tính ra hết cả... tấn thóc” – anh Tuân cười ví von.
Thí sinh vui vẻ sau khi kết thúc môn thi cuối cùng tại điểm thi ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 4.7. Ảnh: Tùng Anh
Đó cũng là ưu điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được nhiều phụ huynh tỏ ý hài lòng, đặc biệt là với phụ huynh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi năm nay đã giảm được những bức xúc không đáng có về giao thông. Tâm trạng của phụ huynh và thí sinh (TS) đã bớt lo lắng hơn vì được thi gần nhà. Tuy nhiên, thầy cô từ các trường ĐH, CĐ về coi thi tại các điểm thi ở địa phương phải chịu thiệt thòi, vất vả hơn.
Thống kê của Bộ GDĐT về số lượng TS vi phạm quy chế thi ở các môn thi cũng giảm, đặc biệt là các môn thi tự luận, xã hội như văn, lịch sử, địa lý (những môn thi “nóng” về tình trạng vi phạm quy chế những năm trước) nhưng năm nay tình trạng vi phạm cũng giảm. Đặc biệt, lượng TS dự thi ở cụm thi do Sở GDĐT chủ trì vi phạm quy chế ít hơn rất nhiều so với cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Tình trạng các điểm thi “trắng” phao sau mỗi buổi thi ít xuất hiện.
Ông Nhạ cũng cho biết, Bộ đã phân công các lãnh đạo có mặt ở các địa bàn thi trong cả nước, đặc biệt ưu tiên những địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc những nơi có số TS đông. "Bộ GDĐT sẽ tổng kết, nghiên cứu đổi mới để kỳ thi vẫn đảm bảo nghiêm túc, khách quan nhưng tiếp tục giảm áp lực, tăng hiệu quả, sao cho việc thi cử nhẹ nhàng hơn" – ông Nhạ nói.
Đề thi thiếu hơi thở cuộc sống
Tuy hoàn thành khá tốt cả 5 môn thi, em Trần Việt Phương (Tứ Kỳ, Hải Dương) vẫn thấy không hài lòng lắm về đề thi năm nay. Phương cho biết, em ôn khối C để xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, tuy nhiên cả đề thi môn văn, lịch sử, địa lý đều không thấy hài lòng.
“Mọi năm, đề thi thường “nóng hổi” các vấn đề thời sự. Năm trước, vấn đề chủ quyền biển đảo, biên giới, ý thức dân tộc đều được lồng ghép vào các đề thi nghị luận để học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình. Khi ôn tập, em cũng bỏ khá nhiều thời gian để tìm hiểu và phân tích các vấn đề thời sự. Năm nay, em đinh ninh thế nào đề thi cũng nhắc đến vấn đề môi trường, biển đảo, lòng yêu nước… nhưng tuyệt nhiên không đề nào đề cập đến cả”– Phương nói.
Nhận định chung về đề thi các môn tự nhiên, thạc sĩ Ngô Xuân Quỳnh – giáo viên hóa học Trường THPT Nam Sách 2, Hải Dương cho biết, đề thi đã có sự phân hóa tốt hơn so với các năm trước, nên số lượng học sinh đạt điểm tối đa các môn tự nhiên năm nay sẽ giảm: “Tuy nhiên, các đề thi đều không có nhiều câu mới lạ, các câu hỏi đều na ná năm trước, chỉ thay đổi lắt léo hơn chút. Ngoài ra, đề khá dài và nặng nề về tính toán nên gây nhiều áp lực cho học sinh. Riêng môn hóa có nhiều câu hỏi lý thuyết thực tế nhưng lại đưa ở mức độ khá đơn giản mà không gắn với sự suy luận để phát triển tư duy” – thầy Quỳnh nhận xét. Thầy giáo này cũng đề xuất, đề thi các môn năm tới cần đưa các câu gắn với thực tiễn, gắn với đời sống nhưng phải mang tính chất suy luận và tư duy để phân loại học sinh. “Năm nay, việc tổ chức thi đã nhẹ nhàng và giảm áp lực cho học trò, nếu đề thi nhẹ nhàng và tinh tế hơn chút thì kỳ thi này sẽ hoàn hảo hơn” – thầy Quỳnh nói.
Tương tự, đối với môn sử, thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cũng cho rằng, đề thi có yêu cầu kiến thức rất cơ bản, không có những câu hỏi phức tạp, đánh đố TS. Câu hỏi trong đề thi hoàn toàn nằm trong nội dung và chương trình sách giáo khoa môn lịch sử phổ thông hiện hành. “Không đề cập đến vấn đề Biển Đông nhưng câu 4 của đề thi đã nhắc đến chủ trương “thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc” của Đảng và Nhà nước. Nếu tinh tế, TS sẽ biết cách liên hệ đến bối cảnh của tình hình quốc tế và trong nước đã và đang diễn ra nhiều thay đổi phức tạp, khó lường liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc, chủ quyền biển đảo ở Biển Đông” – thầy Hiếu nói. /.
Tác giả bài viết: Tùng Anh
Nguồn tin: