"Người gì mà cái gì cũng biết, chỉ không biết mỗi chuyện làm chồng, làm cha”
- 16:29 04-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Đàn bà nông nổi nhưng nhạy cảm, tinh tế ở chỗ luôn biết người yêu có là người chồng, người cha tốt trong tương lai hay không”. Nhưng thực tế thì người đàn bà vẫn cứ mù quáng khi yêu, để rồi phải khóc than khi làm vợ…
Ngày đưa anh về ra mắt gia đình, chị Hai nhìn chị Ba và tôi ra chiều bí ẩn: “Rồi tụi em sẽ đeo bám và tôn ảnh làm thầy!” Chị nói đúng. Người yêu của chị đã khiến chúng tôi đứa mắt tròn mắt dẹt, đứa ngoan ngoãn chống cằm chăm chú nghe anh thao thao bất tuyệt. Như một cuốn bách khoa toàn thư, đề tài nào đưa ra anh cũng đều lập luận, phân tích rất sâu sắc; đến nỗi chị Ba chồm người sang chị Hai, bỏ nhỏ: “Chị “đào” đâu ra người đàn ông quá lý tưởng vậy?”.
Chị Hai cười tự hào: ”Bốn tháng yêu nhau, chưa bao giờ có khái niệm tẻ nhạt trong mọi cuộc hẹn hò, thậm chí mỗi lần gặp là một lần thêm nhiều điều thú vị. Ngây ngất trong cuộc tình trí tuệ, chị chẳng chút lăn tăn, gật đầu làm vợ “cuốn bách khoa toàn thư” chỉ sau hôm ra mắt ba tuần.
Sự đời thường… khó lường. Đắm đuối là vậy nhưng mới chung sống ba năm, chị Hai đã phán: “Chán tới… trán! Người gì mà cái gì cũng biết, chỉ không biết mỗi chuyện làm chồng, làm cha”. Nói rồi chị cười buồn, tái hiện với chúng tôi bức tranh hôn nhân của mình.
Chồng chị là giảng viên, chị làm việc cho một công ty xuất khẩu lao động. Cưới nhau rồi, căn nhà tứ bề là giá sách của người yêu từng khiến chị ngưỡng mộ trong những lần gặp gỡ lại thành “ả hồ ly” chen giữa cuộc sống chung. “Sách sách, đọc đọc, suốt ngày cắm đầu vô “ả” ấy!” - chị thở dài. Đã vậy, anh còn cấm chị không được đụng vào “ả hồ ly”, kiểu như không được xáo trộn, sắp xếp lại, cả khi một cuốn sách bỗng dưng rớt xuống sàn.
Chị Hai cười tự hào: ”Bốn tháng yêu nhau, chưa bao giờ có khái niệm tẻ nhạt trong mọi cuộc hẹn hò, thậm chí mỗi lần gặp là một lần thêm nhiều điều thú vị. Ngây ngất trong cuộc tình trí tuệ, chị chẳng chút lăn tăn, gật đầu làm vợ “cuốn bách khoa toàn thư” chỉ sau hôm ra mắt ba tuần.
Sự đời thường… khó lường. Đắm đuối là vậy nhưng mới chung sống ba năm, chị Hai đã phán: “Chán tới… trán! Người gì mà cái gì cũng biết, chỉ không biết mỗi chuyện làm chồng, làm cha”. Nói rồi chị cười buồn, tái hiện với chúng tôi bức tranh hôn nhân của mình.
Chồng chị là giảng viên, chị làm việc cho một công ty xuất khẩu lao động. Cưới nhau rồi, căn nhà tứ bề là giá sách của người yêu từng khiến chị ngưỡng mộ trong những lần gặp gỡ lại thành “ả hồ ly” chen giữa cuộc sống chung. “Sách sách, đọc đọc, suốt ngày cắm đầu vô “ả” ấy!” - chị thở dài. Đã vậy, anh còn cấm chị không được đụng vào “ả hồ ly”, kiểu như không được xáo trộn, sắp xếp lại, cả khi một cuốn sách bỗng dưng rớt xuống sàn.
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Một sáng buồn tình, chị bắc ghế leo lên phủi bụi ngăn cao nhất giá sách, tò mò rút ra một quyển thì muốn… té ghế khi ngay trang đầu cuốn Sông Đông êm đềm đó là dòng chữ: “Tặng anh! Kỷ niệm một năm mình yêu nhau - Mimosa”. Chị chưa kịp… xuống ghế thì anh phát hiện, lạnh tanh: “Em làm gì vậy, bỏ quyển sách lại ngay!” Chị mặc kệ, hỏi tới: “Mimosa là người cũ của anh à? Chị ấy giờ làm gì, ở đâu”. “Tôi bảo bỏ lại” - “cuốn bách khoa toàn thư” gắt lên. “Anh sao vậy? Em có làm gì đâu” - chị cãi. “Cô đúng là thứ đàn bà không biết điều” - “bách khoa” với tay giật lại cuốn sách. Chị đứng hình, trố mắt. Máu nóng dồn lên mặt, chị đột nhiên nổi đóa, mạnh tay giật đổ hết mớ sách rơi đánh ầm xuống sàn, gào lên: “Này thì biết điều, này thì biết điều”. Cái bạt tai trời giáng của chồng khiến chị sực tỉnh, ôm mặt chạy vô phòng.
Chị Hai nói, lỡ yêu người ham chữ, buộc lòng phải đứng bên lề, chấp nhận họ với thế giới riêng đầy bí ẩn của họ. Nhưng, chị không thể sống cùng hậu quả của đời sống riêng tư của chồng - nơi mình chẳng can hệ mà hôn nhân của mình lại bị ảnh hưởng nặng nề. Chiều đi làm về, cởi bộ đồ vứt bừa trên ghế là anh chạy ngay ra đường ngồi xổm với mấy ông trong xóm. Lúc đầu, chị đứng trong nhà ngó ra, thấy chồng mình thao thao diễn thuyết mà lòng lâng lâng tự hào; nhưng giờ nhìn cảnh ấy chị đâm chán ngán.
Chị mủi lòng, ước gì thời khắc ấy giá như chồng phụ bắc nồi cơm, pha giúp vợ chén nước mắm. Chị bảo, còn chưa kể mấy cô sinh viên tới mùa làm tiểu luận, hết đến nhà bàn luận bày bừa ăn uống khiến chị mệt nhoài trà nước, dọn dẹp lại kéo thầy đi quán khiến chị như cô đơn trong chính căn nhà của mình. Đỉnh điểm khiến chị muốn ly hôn là từ ngày có thai, chị thấy mình có chồng mà như không. Đi khám thai ba lần, chị tự dắt xe đi; nhờ chở thì anh phán: “Cái gì em làm được đừng nhờ đến người khác”...
Nghe xong chuyện của chị Hai, chị Ba tự nhiên… xát muối: “Hồi đó, chị mê ảnh vì điều gì, nhớ không? Một kho chữ nghĩa và hình ảnh người đàn ông say sưa chúi đầu vô đống sách”. Nói xong, chị Ba đột nhiên ngớ người: “Đàn bà mình, lắm khi bị “đốn tim” bởi một vẻ đẹp nào đó của đàn ông, quy kết nó quyến rũ, gợi cảm rồi lao bất chấp… Cuối cùng mới hiểu ra những gợi cảm, quyến rũ đó không hề là tố chất của một ông chồng tốt”. Chị Ba phân tích, làm cho đàn bà xao xuyến, yêu thương, lấy làm chồng bằng được đôi khi đàn ông chỉ cần một mái tóc bồng bềnh lãng tử, một nụ cười nhếch môi kiêu bạc, một ánh nhìn lạnh lùng hay vẻ ngoài phong trần, “nghệ sĩ’… Nhưng, để cho người đàn bà được hạnh phúc thì những điểm thu hút đó chỉ… vứt đi!
Chị Ba kể, một cô bạn của chị từng bị gia đình quyết liệt phản đối khi dẫn người yêu về ra mắt. Cô bạn năng động, giỏi giang, sành điệu bao nhiêu thì người yêu cô cục mịch, quê mùa bấy nhiêu, lại còn có khuyết tật ở chân. Nhìn dáng đi “chấm phẩy” của anh bên chị, ai nấy đều ái ngại trước sự bất xứng… Vậy mà bạn chị Ba quyết tâm lấy bằng được người ấy làm chồng.
Sau này, nhiều lần đến thăm, chị Ba mới thấm thía với con mắt chọn chồng của bạn. Anh làm quản đốc một công ty may, lắm khi tăng ca đến nửa đêm nhưng cứ về đến nhà, câu đầu tiên anh hỏi là một ngày của vợ ra sao, ăn uống thế nào, có gì hay kể anh nghe? Biết vợ bận rộn, anh luôn gánh lấy một nửa việc nhà với vợ. Nhiều hôm, bạn chị Ba đi làm về trễ, đã phải rưng rưng khi thấy ông chồng “chấm phẩy” vừa nấu bếp, vừa hì hụi phân loại mớ đồ cho sáng mai vợ mang theo chuyến từ thiện vùng cao…
…Tôi cũng từng rung động trước một gã có ánh mắt biết nói, nhưng rồi tôi cực đoan chấm dứt khi nghe anh buột miệng: “Có tiền là có tất cả. Anh sẽ thuê cho em ba người giúp việc để làm việc nhà thay anh”. Tôi chưa có may mắn “trải nghiệm” với người nào để biết đâu là điểm quyến rũ trường tồn của người chồng, người cha, nên tôi… truy chị Ba: “Làm sao để nhận ra tố chất gợi cảm của người chồng ngay trong thời đang yêu?”. Chị tặc lưỡi: “Đàn bà nông nổi nhưng nhạy cảm, tinh tế ở chỗ luôn biết người yêu có là người chồng, người cha tốt trong tương lai hay không”. Nhưng thực tế thì người đàn bà vẫn cứ mù quáng khi yêu, để rồi phải khóc than khi làm vợ…
Tác giả bài viết: Tuyết Dân