Nếu chồng đã quá chán thì cháu phải vùng lên mà đối thoại chứ?
- 08:09 01-07-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phòng của vợ chồng, một mình anh ấy, xem ti-vi, chơi game, có cả đánh bài và uống bia với bạn trong đó nữa. Con tủi thân, khóc thầm suốt đó cô.
Cô kính mến!
Con biết mọi việc là sai lầm ở con nên giờ con cũng chỉ biết than khóc với mẹ và với cô mà thôi.
Chúng con yêu nhau khi cả hai còn làm chung một phòng. Hai người cha hồi ấy cùng làm phó một cơ quan lớn. Hai ông phó không cùng cạ, vì vậy, chúng con tự đến với nhau chứ không phải vì từ tình thân của hai ông. Thú thật rằng con yêu anh ấy nhiều nên con không hình dung được lấy người mình yêu khác với lấy người yêu mình.
Ba con rời cơ quan ấy trước khi chúng con đính hôn. Cuộc hôn nhân có phần miễn cưỡng từ phía gia đình chồng tương lai của con. Đám cưới diễn ra khi con có bầu. Nhờ có đính hôn chứ không con cũng không biết con có được cưới khi đã mang bầu không nữa.
Kế hoạch là chúng con sẽ ở nhà riêng, nhưng sau đó thì mẹ chồng con thay đổi. Bà nói thật rằng, không có ba mẹ chồng thì không biết các con có giữ được hôn nhân không. Chồng con rất giống ba chồng ở tính gia trưởng, khó khăn, ít cầu thị, lắng nghe.
Ngay sau khi con sinh đứa con gái đầu, anh ấy vẫn bắt con ở phòng riêng nơi con nghỉ dưỡng trước và sau sinh.
Thời gian trôi, đứa con thứ hai ra đời, con trai. Con vẫn sống ở “lãnh cung” vậy đó cô. Đứa con gái lớn được tách ra, ngủ và chơi với ông bà nội. Sao thời hiện đại mà con bị đối xử như vậy được cô? Rủi cho con là ba của con bị ung thư mất sớm, gia đình con không còn trọng lượng để cân bằng với bên chồng nữa. Mẹ con thì không đi làm, ở nhà nội trợ, thua kém nhiều người, trước nay gì cũng ba con quyết định hết.
Con chán cảnh sống như bị đày nầy lắm cô. Con không vùng vẫy nổi. Con có làm dâu nhưng không sợ không vừa ý ba mẹ chồng mà chỉ sợ không vừa ý chồng. Gì anh cũng trợn trạo với con, như là vú em, tệ hơn, như là ô-sin. Con sắp bốn mươi rồi, bỏ thì dở dang nhưng kéo dài thì quá dài đó cô.
---------------------
Cháu thân mến!
Có lẽ thời nay mới xuất hiện kiểu hôn nhân mà hai ông cán bộ to lại không muốn ngồi sui gia với nhau. Ngày xưa, ông bà của cô tôn trọng môn đăng hộ đối, trong đó chủ yếu là cùng đẳng văn hóa và đạo đức, “lấy nhau lấy cả tông chi họ hàng”, gia thế và nền tảng. Thời chiến tranh yêu nhau từ lý tưởng và không cách nào lựa chọn được, người bên trong hay bên ngoài đều tiễn chồng đi trận. Thời bao cấp mà chắc là cháu chỉ lờ mờ ký ức tuổi thơ, hôn nhân cũng ít vụ lợi, ai cũng nghèo và đơn giản.
Bây giờ, trong giới làm ăn lại môn đăng hộ đối. Trong giới con ông cháu cha, thì họ sẽ vui thích nếu làm sui cùng đẳng nhưng họ không quan trọng lắm, nhất là bên nào thế lực hơn thì sẽ “khè” được bên kia, làm sui còn để “khè” người, bởi vì con cái họ đã quen sống trong không khí “khè người”.
Như cháu viết, cháu yêu một người không yêu mình lắm mà ba mẹ người ta lại miễn cưỡng cưới mình. Y như thời gia đình các quan ngày xưa chăng? Chắc gì hai ông cùng cấp mà ưa nhau, ấy là chưa nói họ có nhiều hành vi chống nhau mà các cháu không biết. Sai lầm này có ở những nhà buôn cạnh tranh nhau, những nhà nông vì nguyên cơ nào đó thâm thù nhau. Hôn nhân đã hóa giải mọi thứ, tốt đẹp. Các cháu không hóa giải được gì, bởi vì mâu thuẫn như có như không và cuối cùng ba cháu qua đời, hết chuyện.
Không phải vì chồng cháu có gen của cha mà cứ dúi cháu vào lãnh cung. Có lẽ vì cậu ta không yêu và giờ thì không yêu gì cả. Cháu phải nhận thức được nguy cơ bên trong của các cháu, không nên đổ cho ai. Cô không thấy cháu “kiểm điểm” mình trừ cái sai lầm căn bản cháu đã thừa nhận ở đầu thư. Uyển chuyển, hết mực và khôn ngoan, cháu có làm được chưa?
Nếu chồng đã quá chán thì cháu phải vùng lên mà đối thoại chứ. Một lần đau còn hơn những năm tháng tủi hờn trong bóng tối. Dù mẹ là nội trợ, ba chết đã đem cái thế lực của ông ra đi, thì cháu vẫn là công chức có lương, có việc, có quan điểm và có suy nghĩ chứ. Mình không là vú em, càng không phải ô-sin, cũng không phải cục bột để người ta đóng dấu nô lệ vào. Nhớ chưa cháu, sống lãnh cung mà vẫn đẻ đứa nữa, tức có lúc nào cháu thấy mình “bị dùng” không?
Thời buổi hiện đại, không ai trói được ai dù cách này hay cách khác.
Con biết mọi việc là sai lầm ở con nên giờ con cũng chỉ biết than khóc với mẹ và với cô mà thôi.
Chúng con yêu nhau khi cả hai còn làm chung một phòng. Hai người cha hồi ấy cùng làm phó một cơ quan lớn. Hai ông phó không cùng cạ, vì vậy, chúng con tự đến với nhau chứ không phải vì từ tình thân của hai ông. Thú thật rằng con yêu anh ấy nhiều nên con không hình dung được lấy người mình yêu khác với lấy người yêu mình.
Ba con rời cơ quan ấy trước khi chúng con đính hôn. Cuộc hôn nhân có phần miễn cưỡng từ phía gia đình chồng tương lai của con. Đám cưới diễn ra khi con có bầu. Nhờ có đính hôn chứ không con cũng không biết con có được cưới khi đã mang bầu không nữa.
Kế hoạch là chúng con sẽ ở nhà riêng, nhưng sau đó thì mẹ chồng con thay đổi. Bà nói thật rằng, không có ba mẹ chồng thì không biết các con có giữ được hôn nhân không. Chồng con rất giống ba chồng ở tính gia trưởng, khó khăn, ít cầu thị, lắng nghe.
Ngay sau khi con sinh đứa con gái đầu, anh ấy vẫn bắt con ở phòng riêng nơi con nghỉ dưỡng trước và sau sinh.
Thời gian trôi, đứa con thứ hai ra đời, con trai. Con vẫn sống ở “lãnh cung” vậy đó cô. Đứa con gái lớn được tách ra, ngủ và chơi với ông bà nội. Sao thời hiện đại mà con bị đối xử như vậy được cô? Rủi cho con là ba của con bị ung thư mất sớm, gia đình con không còn trọng lượng để cân bằng với bên chồng nữa. Mẹ con thì không đi làm, ở nhà nội trợ, thua kém nhiều người, trước nay gì cũng ba con quyết định hết.
Con chán cảnh sống như bị đày nầy lắm cô. Con không vùng vẫy nổi. Con có làm dâu nhưng không sợ không vừa ý ba mẹ chồng mà chỉ sợ không vừa ý chồng. Gì anh cũng trợn trạo với con, như là vú em, tệ hơn, như là ô-sin. Con sắp bốn mươi rồi, bỏ thì dở dang nhưng kéo dài thì quá dài đó cô.
---------------------
Cháu thân mến!
Có lẽ thời nay mới xuất hiện kiểu hôn nhân mà hai ông cán bộ to lại không muốn ngồi sui gia với nhau. Ngày xưa, ông bà của cô tôn trọng môn đăng hộ đối, trong đó chủ yếu là cùng đẳng văn hóa và đạo đức, “lấy nhau lấy cả tông chi họ hàng”, gia thế và nền tảng. Thời chiến tranh yêu nhau từ lý tưởng và không cách nào lựa chọn được, người bên trong hay bên ngoài đều tiễn chồng đi trận. Thời bao cấp mà chắc là cháu chỉ lờ mờ ký ức tuổi thơ, hôn nhân cũng ít vụ lợi, ai cũng nghèo và đơn giản.
Bây giờ, trong giới làm ăn lại môn đăng hộ đối. Trong giới con ông cháu cha, thì họ sẽ vui thích nếu làm sui cùng đẳng nhưng họ không quan trọng lắm, nhất là bên nào thế lực hơn thì sẽ “khè” được bên kia, làm sui còn để “khè” người, bởi vì con cái họ đã quen sống trong không khí “khè người”.
Như cháu viết, cháu yêu một người không yêu mình lắm mà ba mẹ người ta lại miễn cưỡng cưới mình. Y như thời gia đình các quan ngày xưa chăng? Chắc gì hai ông cùng cấp mà ưa nhau, ấy là chưa nói họ có nhiều hành vi chống nhau mà các cháu không biết. Sai lầm này có ở những nhà buôn cạnh tranh nhau, những nhà nông vì nguyên cơ nào đó thâm thù nhau. Hôn nhân đã hóa giải mọi thứ, tốt đẹp. Các cháu không hóa giải được gì, bởi vì mâu thuẫn như có như không và cuối cùng ba cháu qua đời, hết chuyện.
Không phải vì chồng cháu có gen của cha mà cứ dúi cháu vào lãnh cung. Có lẽ vì cậu ta không yêu và giờ thì không yêu gì cả. Cháu phải nhận thức được nguy cơ bên trong của các cháu, không nên đổ cho ai. Cô không thấy cháu “kiểm điểm” mình trừ cái sai lầm căn bản cháu đã thừa nhận ở đầu thư. Uyển chuyển, hết mực và khôn ngoan, cháu có làm được chưa?
Nếu chồng đã quá chán thì cháu phải vùng lên mà đối thoại chứ. Một lần đau còn hơn những năm tháng tủi hờn trong bóng tối. Dù mẹ là nội trợ, ba chết đã đem cái thế lực của ông ra đi, thì cháu vẫn là công chức có lương, có việc, có quan điểm và có suy nghĩ chứ. Mình không là vú em, càng không phải ô-sin, cũng không phải cục bột để người ta đóng dấu nô lệ vào. Nhớ chưa cháu, sống lãnh cung mà vẫn đẻ đứa nữa, tức có lúc nào cháu thấy mình “bị dùng” không?
Thời buổi hiện đại, không ai trói được ai dù cách này hay cách khác.
Tác giả bài viết: Dạ Hương