Bữa cơm gia đình - giữ lửa yêu thương
- 15:42 28-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi sinh hạ mọi cuộc đời, là mảnh đất cho nhân cách nảy mầm và phát triển, là cội nguồn những tình cảm quý báu thiêng liêng nhất cho mỗi người. Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình, đó cũng là lúc hai từ "sum họp" trọn vẹn ý nghĩa nhất.
Đã nhiều năm liên tiếp, “Bữa cơm gia đình Việt Nam” được chọn là chủ đề chính của Ngày Gia đình Việt Nam 28-6.
Bởi, trong những năm gần đây, mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình có sự lỏng lẻo. Theo một thống kê mới đây, tại các đô thị lớn Việt Nam có đến 30-40% các gia đình đang sống theo kiểu “cơm hàng cháo chợ”. Sự bận rộn trong công việc, những mối quan hệ xã hội, thừa kinh tế, thiếu thời gian khiến nhiều người không thể tham dự trọn vẹn bữa cơm gia đình. Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa, sợi dây gắn kết giữa các thành viên cũng vì thế mà xa dần.
Thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” chính là lời nhắc nhở mọi người về với giá trị của gia đình, nguồn cội, về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ “lửa” yêu thương.
Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau. Đó không đơn giản chỉ là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình, thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình. Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng. Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm.
Bởi, trong những năm gần đây, mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình có sự lỏng lẻo. Theo một thống kê mới đây, tại các đô thị lớn Việt Nam có đến 30-40% các gia đình đang sống theo kiểu “cơm hàng cháo chợ”. Sự bận rộn trong công việc, những mối quan hệ xã hội, thừa kinh tế, thiếu thời gian khiến nhiều người không thể tham dự trọn vẹn bữa cơm gia đình. Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa, sợi dây gắn kết giữa các thành viên cũng vì thế mà xa dần.
Thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” chính là lời nhắc nhở mọi người về với giá trị của gia đình, nguồn cội, về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ “lửa” yêu thương.
Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau. Đó không đơn giản chỉ là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình, thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình. Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng. Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm.
Bữa cơm gia đình gắn kết nhiều thế hệ
Không giống bữa ăn tại khách sạn, hàng quán sang trọng, bữa cơm ăn tại gia đình có thể đơn sơ, đạm bạc, nhưng quen thuộc, gần gũi và ấm cúng lạ kỳ. Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình. Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá, là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc .
Bữa cơm là thời gian quý báu nhất trong ngày mà cha mẹ và các con có thể gần gũi, trò chuyện. Trong bữa cơm, có thể bộc bạch những tâm tư nguyện vọng, những câu chuyện trong cơ quan, lớp học, có thể được đưa ra bình luận trao đổi, trò chuyện với nhau. Ông bà, cha mẹ có thể thông qua các câu chuyện để giáo dục cho con trẻ tình yêu thương, đạo hiếu, kính trọng biết ơn các bậc sinh thành và những kinh nghiệm ứng xử. Một bữa cơm dạy cho chúng ta rất nhiều điều, các cụ đã nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Trên kính dưới nhường”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”… Bữa cơm đầm ấm tình cảm của ông bà, cha mẹ với con cái sẽ để lại ấn tượng không phai, góp phần hình thành giá trị nhân cách cho con trẻ rồi sau đó tỏa rộng ra ngoài xã hội, cộng đồng.
Bữa cơm ấy như một “chất keo” kết dính các thành viên và qua những bữa cơm này, các thành viên học được cách ứng xử, sự chia sẻ, lắng nghe, tình yêu thương… Tất cả hòa quyện để tạo nên những nét đẹp độc đáo riêng biệt trong văn hóa Việt, giản dị mà thấm đẫm yêu thương.
Mỗi ngày, sau bữa cơm chiều/Dưới đèn là cảnh thương yêu quay quần/Mẹ em sàng gạo dưới sân/Cha nghe em đọc rõ ràng từng câu/Bé em chạy trước, chạy sau/Quàng vai rồi lại kề đầu bên cha/Con mèo ngồi gọn giữa nhà/ Xanh xanh đôi mắt như là thủy tinh.
Tác giả bài viết: Minh Quý