Cuồng yêu, cuồng hận và những cái chết tức tưởi
- 09:03 27-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nỗi đau dai dẳng, những con số thống kê và dự báo khủng khiếp về biết bao cái chết tức tưởi... Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thật buồn của cuộc sống hiện đại
► Ghen tuông, dùng búa chặt gần đứt đầu vợ
Không biết tự bao giờ những thảm án liên quan đến bi kịch gia đình lại diễn ra dễ dàng đến thế. Ngày 3/6, Lê Văn Nhỏ (61 tuổi, Kiên Giang) do ghen tuông đã dùng búa giết vợ rồi uống thuốc tự vẫn. Ngày 5/6, cựu cầu thủ An Giang 32 tuổi đã tự vẫn tại nhà riêng sau kéo theo cái chết của hai con nhỏ (5 tuổi và 8 tuổi). Ngày 7/6, Phạm Văn Trưởng (26 tuổi, Hải Dương) đâm bạn gái 20 nhát rồi tự đâm mình. Mới đây nhất, cô bé nữ sinh lớp 12 Đặng Thị Kim Ngân (Đà Nẵng) bị đâm chết và nghi can là một kẻ cậu họ cuồng yêu…
Cuồng ghen, cuồng hận dễ dàng đẩy người ta đến bước đường tội lỗi, tự tay làm những điều tàn độc với chính người thầm thương trộm nhớ, người đầu gối tay ấp, thậm chí với chính núm ruột của mình.
Chết đâu phải là hết, là dứt bỏ mọi hỉ nộ ái ố, đau thương sầu hận của bản thân. Càng không thể tự cho mình cái quyền định đoạt mạng sống của người khác! Nỗi đau vẫn đang vò xé tâm trí người ở lại, day dứt mãi khôn nguôi.
Trẻ con vô tội, không đáng nhận lấy cái chết oan uổng chỉ vì mâu thuẫn của mẹ cha. “Hổ dữ còn không ăn thịt con”, sao lại có kẻ nỡ dùng tính mạng con cái “ra đòn” để trả mối hận tình? Những người vợ, người tình, người trong mộng bị đoạt mạng tức tưởi dưới đòn ghen, đòn hận của người một thời yêu thương. Chỉ vì hờn ghen, vì hơn thua một tiếng cãi vã, vì sự ích kỉ và cố níu kéo không thành mà người thì chết, kẻ thì tù tội hoặc cả hai cùng ra đi vĩnh viễn, liệu có đáng không?
Tình yêu có thể chất chứa giận hờn, đau khổ, oán hận. Gia đình có khi lục đục, buồn phiền, rạn vỡ. Nhưng ta không thể hận khi người hết yêu. Chia tay không có nghĩa là cuộc đời phải chấm dứt.
Giữ được một gia đình, một cuộc tình trọn vẹn đã khó. Học cách vượt qua bi kịch tan vỡ lại càng khó hơn. Khó, nhưng ta vẫn có nhiều cơ hội để vượt qua. Cuộc đời này chưa bao giờ có con đường cùng, phía cuối đường hầm bao giờ cũng sẽ xuất hiện một tia sáng, dù le lói, dẫn đường.
Khi một người rơi vào bế tắc, những người xung quanh phải thật bình tĩnh, sáng suốt, tận tâm khuyên bảo. Và bản thân người ấy cũng phải “mở lòng” để mọi người có cơ hội sẻ chia, tư vấn.
Chính vì vậy, điều cốt yếu là ai cũng cần xây dựng một trái tim khỏe, một tâm hồn khỏe làm cái gốc chống đỡ mọi bi kịch!
Không biết tự bao giờ những thảm án liên quan đến bi kịch gia đình lại diễn ra dễ dàng đến thế. Ngày 3/6, Lê Văn Nhỏ (61 tuổi, Kiên Giang) do ghen tuông đã dùng búa giết vợ rồi uống thuốc tự vẫn. Ngày 5/6, cựu cầu thủ An Giang 32 tuổi đã tự vẫn tại nhà riêng sau kéo theo cái chết của hai con nhỏ (5 tuổi và 8 tuổi). Ngày 7/6, Phạm Văn Trưởng (26 tuổi, Hải Dương) đâm bạn gái 20 nhát rồi tự đâm mình. Mới đây nhất, cô bé nữ sinh lớp 12 Đặng Thị Kim Ngân (Đà Nẵng) bị đâm chết và nghi can là một kẻ cậu họ cuồng yêu…
Ranh giới giữa tình yêu và thù hận sao quá đỗi mong manh. Khi yêu, nghĩ về nhau và nhìn vào mắt nhau thật đẹp. Khi ghen, quyết làm rõ trắng đen cho thỏa lòng tự ái? Khi hận, sẵn sàng giết người và dùng cái chết để minh chứng tình yêu?
Cuồng ghen, cuồng hận dễ dàng đẩy người ta đến bước đường tội lỗi, tự tay làm những điều tàn độc với chính người thầm thương trộm nhớ, người đầu gối tay ấp, thậm chí với chính núm ruột của mình.
Chết đâu phải là hết, là dứt bỏ mọi hỉ nộ ái ố, đau thương sầu hận của bản thân. Càng không thể tự cho mình cái quyền định đoạt mạng sống của người khác! Nỗi đau vẫn đang vò xé tâm trí người ở lại, day dứt mãi khôn nguôi.
Trẻ con vô tội, không đáng nhận lấy cái chết oan uổng chỉ vì mâu thuẫn của mẹ cha. “Hổ dữ còn không ăn thịt con”, sao lại có kẻ nỡ dùng tính mạng con cái “ra đòn” để trả mối hận tình? Những người vợ, người tình, người trong mộng bị đoạt mạng tức tưởi dưới đòn ghen, đòn hận của người một thời yêu thương. Chỉ vì hờn ghen, vì hơn thua một tiếng cãi vã, vì sự ích kỉ và cố níu kéo không thành mà người thì chết, kẻ thì tù tội hoặc cả hai cùng ra đi vĩnh viễn, liệu có đáng không?
Tình yêu có thể chất chứa giận hờn, đau khổ, oán hận. Gia đình có khi lục đục, buồn phiền, rạn vỡ. Nhưng ta không thể hận khi người hết yêu. Chia tay không có nghĩa là cuộc đời phải chấm dứt.
Giữ được một gia đình, một cuộc tình trọn vẹn đã khó. Học cách vượt qua bi kịch tan vỡ lại càng khó hơn. Khó, nhưng ta vẫn có nhiều cơ hội để vượt qua. Cuộc đời này chưa bao giờ có con đường cùng, phía cuối đường hầm bao giờ cũng sẽ xuất hiện một tia sáng, dù le lói, dẫn đường.
Khi một người rơi vào bế tắc, những người xung quanh phải thật bình tĩnh, sáng suốt, tận tâm khuyên bảo. Và bản thân người ấy cũng phải “mở lòng” để mọi người có cơ hội sẻ chia, tư vấn.
Chính vì vậy, điều cốt yếu là ai cũng cần xây dựng một trái tim khỏe, một tâm hồn khỏe làm cái gốc chống đỡ mọi bi kịch!
Tác giả bài viết: Thanh Ny