Nghệ An: Vì sao người dân Yên Lý cản trở thi công cầu vượt cho người đi bộ?
- 08:46 23-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là dự án BOT với kinh phí 348 tỉ đồng đem lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu TNGT cũng như giảm ùn tăc tại hai tuyến quốc lộ giao nhau với đường sắt Bắc –Nam. Tuy nhiên sau khi cầu vượt thông tuyến, người dân ngã ba Yên Lý, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lại không đồng tình việc xây cầu vượt cho người đi bộ.
Một dự án khả thi
Ngay sau khi hàng chục vụ TNGT đường sắt xảy ra liên tục nhiều năm liền làm hàng chục người thương vong tại nút giao cắt ngã ba Yên Lý thuộc địa bàn xóm 16, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bộ GTVT đã trích kinh phí trong gói thầu nâng cấp quốc lộ 1A (đoạn Nghi Sơn –Cầu giát) để xây cầu vượt quốc lộ 1A với quốc lộ 48 và đường sắt Bắc –Nam tại ngã ba này.
Dự án được triển khai từ tháng 10/2014 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 19/5/2015. Tuy nhiên do giải phóng mặt bằng chậm nên đến tháng 4/2016, cầu vượt mới chính thức thông xe đi vào hoạt động. Việc cầu vượt đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải tới ¾ lưu lượng phương tiện từ quốc lộ 48 xuống quốc lộ 1A.
Ngay sau khi hàng chục vụ TNGT đường sắt xảy ra liên tục nhiều năm liền làm hàng chục người thương vong tại nút giao cắt ngã ba Yên Lý thuộc địa bàn xóm 16, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bộ GTVT đã trích kinh phí trong gói thầu nâng cấp quốc lộ 1A (đoạn Nghi Sơn –Cầu giát) để xây cầu vượt quốc lộ 1A với quốc lộ 48 và đường sắt Bắc –Nam tại ngã ba này.
Dự án được triển khai từ tháng 10/2014 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 19/5/2015. Tuy nhiên do giải phóng mặt bằng chậm nên đến tháng 4/2016, cầu vượt mới chính thức thông xe đi vào hoạt động. Việc cầu vượt đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải tới ¾ lưu lượng phương tiện từ quốc lộ 48 xuống quốc lộ 1A.
Từ trên cầu vượt nhìn xuống ngã ba Yên Lý - Ảnh: Xuân Bảy
Tuy nhiên phần nhiều các phương tiện lưu thông đều ngại lên cầu vượt bởi độ dốc lớn, vòng cua tại nút giao cắt quốc lộ 1A rất hẹp đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông khi vừa mới thông xe.
Để phát huy hiệu quả của cầu vượt, ngày 31/5/2016, Sở GTVT Nghệ An đã quyết định lắp đặt dải phân cách cứng phân làn giữa ngã ba này, từ đó lưu thông hướng Vinh đi lên thị xã Thái Hòa buộc phải theo lối cầu vượt và từ thị xã Thái Hòa đi Hà Nội cũng tương tự đi theo cầu vượt nên ngã ba Yên Lý trở thành 1 luồng đường duy nhất , đường 1 chiều Thái Hòa –Vinh. Từ đó công tác đảm bảo an toàn cũng như ùn tắc và tai nạn đã được cải thiện rõ rệt.
Đến việc làm cầu vượt cho người đi bộ
Sau khi tính khả thi của cầu vượt phát huy tác dụng thì sở GTVT Nghệ An và công ty TNHH2 TV BOT 319 (Bộ quốc phòng) và CIENCO 4 đã triển khai làm cầu vượt cho người đi bộ lên cầu tại nút giao cắt ngã ba.
Thế nhưng ngay đầu tháng 6, khi nhà thầu đóng cọc để giải tỏa mặt bằng làm cầu vượt đã vấp phải sự phản ứng mãnh liệt của hàng trăm người dân trên địa bàn.
Theo ông Trần Xuân Trường, chủ tịch hội người cao tuổi của khu vực thì “cầu vượt cho người đi bộ là một lãng phí lớn bởi có xây cũng không ai đi vì độ dốc lớn hầu như đứng thẳng”. Còn bà Nguyễn Thị Thủy trú địa bàn thì cho rằng “gần 100 hộ dân sinh sống buôn bán tại ngã ba này hơn 30 năm đến nay đều mua đất theo dạng phi nông nghiệp để kinh doanh, buôn bán và chịu phí dịch vụ từ điện, nước, thuế cao, nếu giờ làm cầu đi bộ không để lối nhỏ qua ngã ba thì người dân đi lại, sinh sống bằng gì?”
Xe từ quốc lộ 1A vẫn lưu thông 1 chiều lên hướng Thái Hòa - Ảnh: Xuân Bảy
Thầy giáo Đường Minh Tú, nguyên hiệu trưởng trường THPT xã Diễn Yên nghỉ hưu thì cho rằng “1/2 dân số người dân xã Diễn Yên đi lại bởi trường học, bệnh viện đa khoa, làm ruộng tại phía tây cầu vượt. Nếu làm cầu đi bộ mà đóng hoàn toàn ngã ba thì máy tuốt lúa, xe tang, xe chở học sinh, trâu bò cày kéo làm sao lên được cầu vượt với độ dốc thẳng đứng như vậy”
Vì những lý do trên, người dân đã gửi đơn đề nghị tới văn phòng chính phủ, bộ GTVT, sở GTVT Nghệ An không đồng tình với việc triển khai làm cầu đi bộ cho người dân lên cầu vượt mà theo ông Nguyễn Văn Thìn là vừa lãng phí vừa không có tính khả thi bởi một điều chắc chắn không có ai “mạo hiểm” đi lên cầu vượt này.
Hàng trăm người dân sống tại ngã ba sẽ bất lại nếu đóng đường hoàn toàn - Ảnh: Xuân Bảy
Từ những lý do trên nên đến nay cầu vượt vẫn chưa được xây dựng và lối thông tuyến Thái Hòa –Vinh vẫn lưu thông bình thường và người dân đang chờ ý kiến của sở GTVT Nghệ An, bộ GTVT mở một “lối thoát” bằng đường dân sinh khoảng 2 đến 3 mét cho người dân đi lại bởi cầu vượt chính đã giảm tải được ¾ lưu lượng phương tiện như đã nêu trên, tránh tình trạng cầu cho người đi bộ xây xong không sử dụng vừa lãng phí ngân sách nhà nước mà người dân không yên tâm với cuộc sống, sinh hoạt của mình.
Lối đi duy nhất còn lại ở ngã ba - Ảnh: Xuân Bảy
Clip ông Trường nói về bức xúc của người dân:
Tác giả bài viết: Xuân Bảy