Một phó hiệu trưởng lên tiếng về "không đứng lớp, vẫn nhận tiền mà không xấu hổ"
- 08:37 22-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều giáo viên cho rằng, Ban giám hiệu dạy ít là sướng…chứ có mấy giáo viên hiểu được tính vất vả, phức tạp của công việc quản lý?
LTS: Gần đây trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng một số bài liên quan đến vai trò, chức trách của Ban Giám hiệu nhà trường.
Với tư cách là một nhà quản lý, một Phó Hiệu trưởng của một trường THPT, hôm nay thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc phân tích vai trò của Ban giám hiệu với mong muốn các giáo viên hiểu rõ tính chất công việc của các nhà quản lý hơn.
Tôn trọng tranh luận đa chiều, khách quan, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này.
Ngày 13/6, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: “Nhiều Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp mà chả xấu hổ” của tác giả Trần Sơn đến ngày 18/6 là bài: “Chưa bao giờ thấy Ban giám hiệu nào dám thao giảng một tiết học cụ thể!” của cô giáo Đỗ Quyên.
Hàng loạt ý kiến, bình luận ở bên dưới các bài viết về cơ bản cũng đồng tình, ủng hộ với quan điểm, đề xuất, phản ánh của tác giả.
Trên thực tế, có những lãnh đạo nhà trường còn vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành; có những biểu hiện quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, chạy chọt, trù dập giáo viên, nhân viên, gây mất đoàn kết nội bộ; chưa tâm huyết, dành thời gian để quản lý giáo dục nhà trường…
Với tư cách là một nhà quản lý, một Phó Hiệu trưởng của một trường THPT, hôm nay thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc phân tích vai trò của Ban giám hiệu với mong muốn các giáo viên hiểu rõ tính chất công việc của các nhà quản lý hơn.
Tôn trọng tranh luận đa chiều, khách quan, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này.
Ngày 13/6, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: “Nhiều Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp mà chả xấu hổ” của tác giả Trần Sơn đến ngày 18/6 là bài: “Chưa bao giờ thấy Ban giám hiệu nào dám thao giảng một tiết học cụ thể!” của cô giáo Đỗ Quyên.
Hàng loạt ý kiến, bình luận ở bên dưới các bài viết về cơ bản cũng đồng tình, ủng hộ với quan điểm, đề xuất, phản ánh của tác giả.
Trên thực tế, có những lãnh đạo nhà trường còn vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành; có những biểu hiện quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, chạy chọt, trù dập giáo viên, nhân viên, gây mất đoàn kết nội bộ; chưa tâm huyết, dành thời gian để quản lý giáo dục nhà trường…
Ban giám hiệu dạy và quản lý, đâu là nhiệm vụ chính? (Ảnh minh họa từ thcsvothisau.edu.vn)
Việc phản ánh, chỉ ra những mặt sai trái, khuyến khuyết, tồn tại của một số cán bộ, lãnh đạo nhà trường là điều cần thiết để “đầu tàu” các cơ sở giáo dục bớt “làm bậy”, để môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, một số giáo viên bây giờ còn cái nhìn “dị ứng”, “ác cảm” khi nói về bộ phận lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục nên đánh giá, nhận xét về họ toàn xấu, toàn tiêu cực, ông, nọ bà kia thế này, thế khác.
Theo tôi như vậy là lệch lạc, thiếu công tâm, khách quan.
Tôi cho rằng, nhiều giáo viên (chưa kinh qua chức danh Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng) khi đề cập, phản ánh về vai trò, trách nhiệm của cấp quản lý trường học mới chỉ “biết”, chứ chưa “hiểu” đúng tính chất công việc của họ đang làm.
Nội dung bài viết “Chưa bao giờ thấy Ban giám hiệu nào dám thao giảng một tiết học cụ thể!” của tác giả Đỗ Quyên là một minh chứng.
Theo quy định, Hiệu trưởng dạy 2 tiết/ tuần, Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết/ tuần.
Đối với bậc THCS và THPT dạy theo môn học riêng biệt nên việc phân thời khóa biểu để dạy 2, 4 tiết khá dễ dàng; còn bậc tiểu học dạy theo buổi, gắn với giáo viên chủ nhiệm từng lớp nên việc tách tiết để lãnh đạo nhà trường dạy có phần phức tạp hơn nhưng vẫn có thể thực hiện được.
Chuẩn của giáo viên theo các cấp học là 21,19, 17 tiết dạy/ tuần. Khi lên làm Ban giám hiệu số tiết dạy chỉ còn 2, 4 tiết/ tuần, giảm xuống từ 4 đến 9 lần so với chuẩn của giáo viên.
Rõ ràng, giảm tiết nhiều như vậy thì thời gian, vai trò quản lý là chính, còn thời gian, vai trò đứng lớp chỉ là phụ.
Ban giám hiệu dạy 2, 4 tiết/ tuần, với mục đích là để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó có những điều hành, chỉ đạo, quản lý tốt đối với giáo viên và học sinh.
Nhiều giáo viên biết và nghĩ đơn giản, Ban giám hiệu dạy ít là sướng…chứ có mấy giáo viên hiểu được tính vất vả, phức tạp của công việc hành chính, quản lý?
Họ phải lo lắng, đối diện với biết bao nhiêu thứ việc từ cơ sở vật chất, phòng ốc, nhà vệ sinh đến chuyên môn, thời khóa biểu, họp hành, đối nội, đối ngoại….
Rồi đến các loại hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu, báo cáo lúc nào cũng vây bủa, phải gấp rút hoàn thành, nếu chậm trễ bị cấp trên nhắc nhở, phê bình….
Một số giáo viên xấu tính, những việc phân công, bố trí không thuận lợi cho mình (như thời khóa biểu, lớp dạy…) là kêu ca, yêu sách, nếu không sắp xếp, giải quyết được lại quay sang nói xấu, phê phán lãnh đạo đủ thứ chuyện.
Có thầy giáo ở tỉnh Đồng Nai (bạn tôi) lên làm Phó Hiệu trưởng được hai năm rồi tự nguyện xin nghỉ vì không chịu nổi áp lực, vất vả, suốt ngày ở trường, giải quyết các sự vụ liên quan giáo viên, học sinh, phụ huynh.
Anh từng tâm sự: “Có lên làm Ban giám hiệu một thời gian mới biết, mới hiểu nó cực nhọc, phức tạp như thế nào.
Khi làm giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, tôi dạy xong tiết của mình về nhà khỏe re, chẳng phải lo nghĩ gì hết.”
Do không hiểu được tính chất công việc của Ban giám hiệu nhà trường nên một số giáo viên mới đòi hỏi lãnh đạo phải được kiểm tra hồ sơ, giáo án; phải thao giảng tiết này, tiết nọ.
Thực tế, một số nơi còn có chuyện tiêu cực, chạy chức chạy quyền, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý chưa đủ “tâm-tài”, làm không được việc, gây khổ cho giáo viên, ngành giáo dục.
Nhưng nhìn tổng thể, khách quan thì đội ngũ cán bộ quản lý các trường học đều là những thầy cô giáo tiêu biểu, có phẩm chất, năng lực khá tốt, đang dành nhiều tâm huyết, kinh nghiệm, tri thức…góp phần xây dựng nhà trường phát triển.
Thiết nghĩ, các thầy cô giáo cần có cái nhìn tích cực, thấu hiểu, toàn diện về vai trò, trách nhiệm của những nhà quản lý.
Ở tại đơn vị, giáo viên nên phát huy chế cơ dân chủ, mạnh dạn góp ý, phê bình, đấu tranh những biểu hiện lệch lạc, sai trái, tiêu cực của lãnh đạo nhà trường nếu có xảy ra.
Đừng có tư tưởng “đấu tranh tránh đâu”, đừng có động cơ cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi để rồi bới móc những chuyện vặt vãnh, gây rối loạn nội bộ nhà trường.
Phê bình, đấu tranh trên cơ sở biết và hiểu rất đầy đủ và chắc chắn sẽ có tác dụng to lớn. Những “đầu tàu” ở các cơ sở giáo dục chạy nhanh hay chạy chậm, an toàn hay mất an toàn phụ thuộc nhiều sự kết dính và thúc đẩy lành mạnh các “toa tàu” ở phía sau.
Tác giả bài viết: Đỗ Tấn Ngọc