'Cấm dạy thêm ở trường, tôi sẽ dạy thêm ở nhà'
- 15:49 16-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thạc sĩ Trương Phạm Hoài Chung - tốt nghiệp ĐH Harvard, Mỹ - cho rằng, nếu cấm dạy, học thêm ở trường mà không thay đổi chương trình, chế độ lương bổng, có thể dẫn đến biến tướng.
Tôi học bốn năm (lớp 9 đến 12) ở Singapore. Chương trình học cũng đặt nặng thi cử (kỳ thi tốt nghiệp mang tính chất quyết định gần như 100% việc trúng tuyển vào trường đại học hàng đầu ở Singapore). Tuy nhiên, tôi không học thêm một giờ nào mà vẫn đạt điểm A.
Ở Singapore, tôi đi học từ 7h sáng đến 14h, sau đó tham gia các hoạt động ngoại khóa bắt buộc và buổi tối tự học. Học sinh cả khối học ở một giảng đường lớn và giảng viên (lecturer) cung cấp kiến thức nền. Sau đó, khối sẽ chia thành nhiều lớp nhỏ, học với giáo viên của riêng lớp đó (tutor). Các lớp này tập trung xử lý câu hỏi của đề thi tốt nghiệp những năm trước và làm quen nhiều dạng đề mới.
Còn ở Việt Nam, trên lớp, thầy cô giảng bài, cung cấp kiến thức và vài ví dụ, bài tập mang tính căn bản. Thời gian học cho mỗi môn có hạn nên để tiếp cận kiến thức nâng cao và liên quan đề kiểm tra, thi cử, học sinh phải học thêm. Đây rõ ràng là nhu cầu bổ sung kiến thức thực tế và có lý do.
Tôi nhớ những năm học ở Việt Nam, đề kiểm tra thường phức tạp hơn. Học sinh, với lượng kiến thức căn bản ở lớp, không được trang bị kỹ năng xử lý vấn đề mới, thường nhận điểm thấp. Chỉ có học thêm, gặp những dạng đề và câu hỏi mới, cũng như mẹo xử lý bài tập, học sinh mới có khả năng hoàn thành bài thi tốt.
Ở Singapore, tôi đi học từ 7h sáng đến 14h, sau đó tham gia các hoạt động ngoại khóa bắt buộc và buổi tối tự học. Học sinh cả khối học ở một giảng đường lớn và giảng viên (lecturer) cung cấp kiến thức nền. Sau đó, khối sẽ chia thành nhiều lớp nhỏ, học với giáo viên của riêng lớp đó (tutor). Các lớp này tập trung xử lý câu hỏi của đề thi tốt nghiệp những năm trước và làm quen nhiều dạng đề mới.
Còn ở Việt Nam, trên lớp, thầy cô giảng bài, cung cấp kiến thức và vài ví dụ, bài tập mang tính căn bản. Thời gian học cho mỗi môn có hạn nên để tiếp cận kiến thức nâng cao và liên quan đề kiểm tra, thi cử, học sinh phải học thêm. Đây rõ ràng là nhu cầu bổ sung kiến thức thực tế và có lý do.
Tôi nhớ những năm học ở Việt Nam, đề kiểm tra thường phức tạp hơn. Học sinh, với lượng kiến thức căn bản ở lớp, không được trang bị kỹ năng xử lý vấn đề mới, thường nhận điểm thấp. Chỉ có học thêm, gặp những dạng đề và câu hỏi mới, cũng như mẹo xử lý bài tập, học sinh mới có khả năng hoàn thành bài thi tốt.
Thạc sĩ Chính sách và Quản lý Giáo dục Trương Phạm Hoài Chung. Ảnh: NVCC
So sánh hai bên để thấy có điểm khác nhau là thời lượng và số môn học. Ở Singapore, học sinh có thời gian học và luyện tập nhiều hơn nhưng số môn ít hơn (năm lớp 11-12 chỉ học 5 môn).
Singapore có dạy, học thêm không? Câu trả lời là có!
Giáo viên riêng thường dạy ở mức độ trung bình (trở lên) để dung hòa học sinh giỏi và yếu. Những bạn không theo được mức trung bình, phải học thêm. Cấp tiểu học và cấp hai gần như không có dạy thêm.
Học thêm ở Singapore đa phần diễn ra ở trung tâm hoặc mời gia sư (chủ yếu là sinh viên) đến nhà kèm cặp cho học sinh yếu. Một điểm nữa là giảng viên không tổ chức dạy thêm ở nhà và không dạy chính học sinh của mình. Một số giảng viên sẽ làm gia sư cho những gia đình thực sự khá giả với giá gấp đôi sinh viên là 120 đô la Singapore một giờ.
Giáo dục Singapore không có tiêu cực nặng nề nảy sinh từ dạy, học thêm. Còn ở Việt Nam, có hai vấn đề tồn tại, nếu so sánh với giáo dục nước bạn: Thi cử và xếp hạng.
Học sinh Singapore tập trung kỳ thi cuối cùng. Họ không có kiểm tra miệng, 15 phút hoặc một tiết với người ra đề là giáo viên. Ở đây, giáo viên không có “quyền lực” tự ra đề và chấm điểm cho học sinh (có thể dẫn đến tiêu cực).
Học sinh Singapore sẽ thi tập trung một đến hai kỳ mỗi năm và một hội đồng gồm nhiều giáo viên ra đề.
Vấn đề thứ hai là xếp hạng. Điểm trung bình ở Việt Nam khi chênh lệch từng số, phẩy cũng tạo sự khác biệt giữa hạng nhất và nhì. Còn ở Singapore, họ sử dụng thang đo A, B, C. Nếu bạn đạt điểm từ 75-100, thì đều là A.
Không bị nhiều sức ép về điểm số, giáo viên và học sinh không quá căng thẳng chuyện dạy, học thêm ở trường.
Cấm dạy, học thêm để đề phòng tiêu cực là đáng hoan nghênh. Nhưng nếu không triển khai đồng bộ những biện pháp khác như thay đổi chương trình học, giải quyết vấn đề thu nhập của giáo viên..., việc cấm dạy, học thêm ở nhà trường có thể biến tướng dạy thêm ở nhà. Những giáo viên đang có thu nhập từ dạy ở trường mất đi một nguồn thu ổn định, họ sẽ tổ chức dạy thêm ở nhà.
Trương Phạm Hoài Chung nhận bằng thạc sĩ về Chính sách và Quản lý Giáo dục của ĐH Harvard, Mỹ năm 2016. Trước đó, anh nhận bằng cử nhân tại Williams College, Mỹ (học bổng toàn phần chuyên ngành Economics & Chinese); học bổng trung học ASEAN Singapore. Anh cũng tham gia giảng dạy trên 10 năm nay. |
Tác giả bài viết: Trương Phạm Hoài Chung