Vì tiền, Dunga đã phá nát Brazil
- 15:03 14-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điều gì đã sai với Brazil? Sai lầm lớn nhất của họ chính là tái bổ nhiệm Dunga, một kẻ tham lam vô độ, tận dụng quyền lực của mình để kiếm tiền và mặc kệ tương lai Selecao.
“Đức mất 14 năm để tái tạo quyền lực, trong khi Brazil chỉ muốn thành công nhanh chóng”, Dunga nói trong buổi họp báo sau thất bại trước Peru. Ông ta quên rằng Die Mannschaft đã hai lần vào bán kết World Cup và chơi hai trận chung kết Euro trước khi đạt đỉnh ở Brazil năm 2014.
Từ những quyết định gây sốc...
Còn Selecao, họ tẩy rửa nỗi ô nhục này bằng những ô nhục khác, quên đi thất bại bằng cách tạo ra thất bại mới tồi tệ hơn. Hai năm qua, Dunga đã làm rất tốt việc nhấn chìm Brazil vào vực sâu, đưa đội bóng một thời lừng lẫy này tiến thêm một bước vào bóng tối.
Từ những quyết định gây sốc...
Còn Selecao, họ tẩy rửa nỗi ô nhục này bằng những ô nhục khác, quên đi thất bại bằng cách tạo ra thất bại mới tồi tệ hơn. Hai năm qua, Dunga đã làm rất tốt việc nhấn chìm Brazil vào vực sâu, đưa đội bóng một thời lừng lẫy này tiến thêm một bước vào bóng tối.
Dunga đưa Brazil nhanh hơn vào bóng tối.
Một số người ủng hộ Dunga sẽ nói rằng, ông thiếu may mắn bởi đây không phải thời điểm tốt nhất của bóng đá xứ samba. Một quốc gia luôn tự hào sản sinh ra những tài năng lớn nay lại rơi vào cảnh thiếu thốn nguồn nhân lực chất lượng.
Tuy nhiên, họ có biết, chính Dunga đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Cho đến nay, việc tại sao David Luiz, Thiago Silva, Marcelo, Fernandinho, Oscar, Roberto Firmino bị loại vẫn là một bí ẩn.
Cách lý giải về kế hoạch trẻ hóa đội hình không thực sự thuyết phục bởi trong thành phần dự Copa America có tới 9 người trong độ tuổi từ 29 trở lên. Kaka, ngôi sao hết thời đã 34 tuổi lẽ ra cũng có mặt trên đất Mỹ nhưng chấn thương đã ngăn cản anh ta.
Những nhân vật xa lạ không thể giúp Brazil tiến xa ở Copa America.
Nhìn vào danh sách 23 người mà Dunga lựa chọn cũng có cái gì đó hết sức kỳ lạ. Hầu như không ai biết đến Rodrigo Caio, Douglas Santos, Walace, Grohe, Gabriel, Lucas Lima, Elias, Gil cho đến khi họ được triệu tập. Trước đó, HLV 52 tuổi cũng từng gây sốc khi giới thiệu những cái tên xa lạ như Everton Ribeiro (Al Ahli) hay Diego Tardelli (Shandong Luneng).
... đến cáo buộc của Romario
Tại sao Dunga lại có hứng thú với những cầu thủ này? Phải chăng đó là các phát hiện mới? Không. Hầu như không có cái tên nào phát triển lên đẳng cấp của một ngôi sao. Vậy động cơ của Dunga là gì?
Theo Romario, huyền thoại bóng đá Brazil và là đồng đội cũ của Dunga, tất cả vì tiền. “Hắn ta không mù quáng hay ngu ngốc”, Mirror trích lời Romario vào tháng 9/2015, “Những quyết định triệu tập cầu thủ đều có dụng ý và là một phần của đường dây tham nhũng cùng với CBF (Liên đoàn bóng đá Brazil)”.
Cáo buộc của Romario không phải thiếu căn cứ. Mơ ước tất cả các cầu thủ xứ samba là được chơi bóng tại châu Âu. Để gây được sự chú ý, con đường ngắn nhất là khoác áo Selecao. Không chỉ các cầu thủ, chính những đội bóng ở Brazil và cánh môi giới cũng xúc tiến điều này, nhằm kiếm lời từ các CLB danh tiếng bên kia Đại Tây Dương.
Dunga bị Romario cáo buộc tham nhũng.
Lợi dụng đặc quyền của mình, CBF cùng những người như Dunga có thể dàn xếp cho họ một suất lên tuyển. Đó là lý do họ bổ nhiệm Gilmar Rinaldi, một tay đại diện có tiếng trong giới cầu thủ và không có kinh nghiệm quản lý vào vị trí Giám đốc kỹ thuật ở ĐTQG.
Nếu cần một ví dụ, thì đây. Trung vệ Gil hoàn toàn vô danh cho đến khi được gọi vào Selecao bởi Dunga hồi tháng 8/2014 (kể từ đó, Luiz và Thiago Silva không còn được nhìn thấy). Đến đầu năm nay, Shandong Luneng đến và mang anh ta về Trung Quốc với cái mác tuyển thủ Brazil.
Hoặc như Everton Ribeiro. Nhờ được Dunga nhắc lên tuyển sau World Cup, tiền vệ này đã cập bến Al-Ahli với giá không tưởng: 15 triệu euro. 6 lần khoác áo Selecao, Ribeiro không có bất cứ đóng góp nào giá trị, thậm chí còn là một tội đồ khi đá hỏng quả phạt đền khiến Brazil bị loại ở tứ kết Copa America năm ngoái.
Trong nhiều năm, Brazil luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới. Tiếc thay, tham nhũng đã khiến nền bóng đá nước này sụp đổ.
Vào tháng 4 năm nay, quốc hội Brazil đã mở cuộc điều tra vào cái gọi là “Mafia trong bóng đá”. Họ đã triệu tập một số nhân vật cộm cán như cựu Chủ tịch Liên đoàn Jose Maria Marin, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, bố của Neymar và cả HLV trưởng Carlos Dunga.
Tác giả bài viết: Thanh Đình Ảnh: Getty Images
Nguồn tin: