Hàng tỷ đô la đổ ra nước ngoài, vẫn chảy máu chất xám
- 08:49 14-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TS.Nguyễn Tiến Luận cho biết, ông rất trăn trở khi đưa hơn 20.000 học sinh đi du học, đã có hàng tỷ USD chảy ra nước ngoài.
Không có trường đẳng cấp quốc tế, không thể tự chủ nhân lực trình độ cao
Trước vấn đề ngày càng có nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, hàng loạt chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục như PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi đã đề cập tới câu chuyện xa hơn của nền giáo dục, đó là “xuất khẩu giáo dục tại chỗ”.
"Ban đầu sau khi đất nước thống nhất, sinh viên ra nước ngoài du học thuộc diện nhà nước cử đi, đến đầu những năm 90 thì nhiều gia đình bắt đầu tìm cách cho con đi du học tự túc.
Lúc ấy, tôi thành lập công ty du học và đã đưa hơn 20.000 học sinh ra nước ngoài, học tập ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu tập trung vào Mỹ, Anh, Đức, Úc...
Tuy nhiên, trong quá trình đưa học sinh đi du học tự túc, tôi phát hiện ra một số khó khăn cho các du học sinh, đó là chuyện phải học tập và sinh sống xa nhà, chi phí vô cùng tốn kém… từ đó mới nảy ra suy nghĩ tại sao Việt Nam không thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế và thực hiện mục tiêu xuất khẩu giáo dục tại chỗ”, TS Luận chia sẻ.
Trước vấn đề ngày càng có nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, hàng loạt chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục như PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi đã đề cập tới câu chuyện xa hơn của nền giáo dục, đó là “xuất khẩu giáo dục tại chỗ”.
"Ban đầu sau khi đất nước thống nhất, sinh viên ra nước ngoài du học thuộc diện nhà nước cử đi, đến đầu những năm 90 thì nhiều gia đình bắt đầu tìm cách cho con đi du học tự túc.
Lúc ấy, tôi thành lập công ty du học và đã đưa hơn 20.000 học sinh ra nước ngoài, học tập ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu tập trung vào Mỹ, Anh, Đức, Úc...
Tuy nhiên, trong quá trình đưa học sinh đi du học tự túc, tôi phát hiện ra một số khó khăn cho các du học sinh, đó là chuyện phải học tập và sinh sống xa nhà, chi phí vô cùng tốn kém… từ đó mới nảy ra suy nghĩ tại sao Việt Nam không thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế và thực hiện mục tiêu xuất khẩu giáo dục tại chỗ”, TS Luận chia sẻ.
TS.Nguyễn Tiến Luận cho rằng nếu Việt Nam xây dựng được một trường đại học đẳng cấp quốc tế thì sẽ chủ động được nguồn nhân lực trình độ cao, đồng thời giảm được hàng tỷ USD chảy ra nước ngoài theo du học sinh. ảnh: Ngọc Quang.
Theo TS.Nguyễn Tiến Luận, trong xu hướng hợp tác của thế kỷ XXI, Việt Nam không chỉ hội nhập về kinh tế, văn hóa, mà giáo dục cũng là mục tiêu hết sức quan trọng - đó là chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa hội nhập.
Vì vậy, nếu thực sự cải cách được nền giáo dục, đặc biệt là xây dựng được một trường đại học mang đẳng cấp quốc tế thì không chỉ thu hút sinh viên Việt Nam, mà còn hút sinh viên của cả khu vực; giải quyết được hai vấn đề rất lớn:
Thứ nhất, hạn chế tình trạng hàng tỷ USD liên tục theo chân du học sinh chảy ra nước ngoài. Với khả năng hiện nay của Việt Nam, không thể có được những trường như Harvard hay Cambridge, nhưng hoàn toàn có thể xây dựng được những trường tốt nhất Đông Nam Á.
Hãy thử hình dung, chỉ cần tính 20.000 học sinh mà tôi đã làm thủ tục đi du học, mỗi sinh viên chi phí vào khoảng 20.000USD học phí cho 4 năm (chưa tính tiền sinh hoạt phí) thì cũng đã có 400 triệu USD đổ ra nước ngoài.
Nếu tính tổng cộng số học sinh của Việt Nam đi du học từ sau giải phóng tới nay, con số này lên tới 100 lần, như vậy chí ít cũng phải có vài chục tỷ USD đổ ra nước ngoài theo các du học sinh.
Điều đáng tiếc là sau khi học xong, đa phần các du học sinh đều tìm cơ hội ở lại chứ không về Việt Nam.
Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám xảy ra với Việt Nam từ nhiều năm trước và cũng không thể có cách nào hạn chế nếu nền kinh tế nội địa không bứt lên, nếu khoa học công nghệ nội địa không thực sự có những chính sách bứt phá.
Thứ hai, khi quyết tâm xây dựng những trường đại học có đẳng cấp quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các quốc gia có nền giáo dục mạnh tiên tiến nhất thế giới, thu hút được các chuyên gia hàng đầu.
Từ đó, Việt Nam sẽ xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước, mà hoàn toàn có thể tạo nên những dấu ấn trên thị trường Đông Nam Á và xa hơn là toàn châu Á.
Theo TS.Nguyễn Tiến Luận, nếu Việt Nam có trường đại học đẳng cấp quốc tế thì nhiều học sinh không phải ra nước ngoài. ảnh minh họa: Trương Mỹ Huê.
Giáo dục là chiếc chìa khóa mở ra cơ hội sánh vai với các cường cuốc
TS.Luận chia sẻ: “Từ năm 1999, tôi đã nói rằng, dứt khoát Hà Nội phải có một trường đại học đẳng cấp quốc tế, phải đào tạo sinh viên Việt Nam trở thành công dân toàn cầu.
Mong ước của Bác Hồ kính yêu là Việt Nam phải sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong xu thế hội nhập ngày nay, tôi nghĩ rằng giáo dục là yếu tố quyết định để Việt Nam có thể đứng ngang hàng với các nước lớn.
Suy cho cùng mọi việc thành bại đều do con người mà ra cả, cho nên nếu sinh viên của chúng ta yếu về tri thức, kém về kỹ năng mãi thì không bao giờ có cơ hội sánh vai với các cường quốc.
Cách đây 7 năm, Ngài Bill Clinton - Tổng thống Mỹ, Ngài Michael Mann - Giám đốc Đại học quốc tế Laureate (Úc) từng đến thăm Đại học Nguyễn Trãi và chia sẻ, sẵn sàng hợp tác để xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế phục vụ cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Đại diện của ông BillClinton đã đến làm việc với Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, nhưng cho đến giờ các thủ tục hành chính vẫn chưa thuận lợi để có thể mở ra được một khu giáo dục hiện đại”.
Chia sẻ về những tồn tại của nền giáo dục nước nhà, TS.Nguyễn Tiến Luận hết sức trăn trở: "Hệ thống giáo dục cơ bản của chúng ta tốt, nhưng học lý thuyết nhiều quá mà không có thực hành nên khi ra trường sinh viên gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí rất nhiều sinh viên không viết được một cái đơn xin việc đạt yêu cầu.
Kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giao tiếp… rất thiếu và yếu, trong khi những kỹ năng ấy lại quyết định tới 80% khả năng thành công của một cá nhân.
Vì vậy, để theo kịp các nước phát triển, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, nên phát huy tính tự chủ của sinh viên nhiều hơn, không nên chỉ duy trì những bài giảng mang tính lý thuyết như hiện nay".
Theo TS.Luận, chỉ khi nào Việt Nam thực sự xây dựng được một trường đại học đẳng cấp quốc tế, đáp ứng được yêu cầu du học tại chỗ thì mới thực sự chủ động, hội nhập trong giáo dục, chủ động được nguồn nhân lực trình độ cao.
Khi đó, Việt Nam là thực sự là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, có nền khoa học – công nghệ hiện đại, thực sự là mắt xích quan trọng trên bản đồ kinh tế thế giới.
Tác giả bài viết: Ngọc Quang