"Nhiều Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp mà chả xấu hổ"
- 10:38 13-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không ít Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường phổ thông không thực hiện dạy học đúng số tiết theo quy định nhưng vẫn lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi đứng lớp.
LTS: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngoài việc được phân công về công tác quản lý, hiệu trưởng còn phải trực tiếp giảng dạy trên lớp 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Nhưng thực tế hiện nay, nhiều Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn ký nhận tiền hưởng phụ cấp ưu đãi.
Theo tác giả Trần Sơn, việc ký nhận tiền của một bộ phận Ban giám hiệu nhà trường là hành vi sai cả “đạo lý” lẫn “pháp lý”.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết nêu lên quan điểm cảu tác giả về vấn đề này.
Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó điểm c của mục 1 phạm vi và đối tượng áp dụng có quy định cụ thể như sau:
“Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.
Nhưng thực tế hiện nay, nhiều Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn ký nhận tiền hưởng phụ cấp ưu đãi.
Theo tác giả Trần Sơn, việc ký nhận tiền của một bộ phận Ban giám hiệu nhà trường là hành vi sai cả “đạo lý” lẫn “pháp lý”.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết nêu lên quan điểm cảu tác giả về vấn đề này.
Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó điểm c của mục 1 phạm vi và đối tượng áp dụng có quy định cụ thể như sau:
“Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.
Nhiều Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp (Ảnh minh hoạ từ tienphong.vn)
Còn Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, tại điều 7, định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cũng quy định rất rõ ràng:
"Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần”.
Sở dĩ người viết phải trích dẫn văn bản dài dòng như vậy là để khẳng định tính pháp lý của việc nhận tiền phụ cấp ưu đãi đứng lớp của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
Nói thẳng ra là để được lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi hàng tháng thì bắt buộc Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải dạy đủ số tiết theo quy định của Thông tư 28.
Quy định là vậy, nhưng trong thực tế có không ít Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của các trường phổ thông không thực hiện đúng quy định này như là ở các tỉnh (thành phố): Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Nai, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế,...
Thậm chí một số Hiệu trưởng trong nhiều năm học không dạy một tiết học nào nhưng vẫn vô tư nhận tiền phụ cấp ưu đãi đứng lớp.
Năm 2015, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin Hiệu trưởng Trường THCS Tân Tạo (Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) có đến 7 năm không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền ưu đãi hàng trăm triệu đồng.
Còn Hiệu trưởng trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An) cũng không giảng dạy một tiết nào đến hơn 3 năm học nhưng vẫn nhận phụ cấp ưu đãi mấy chục triệu đồng.
Rồi Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến (TP. Hồ Chí Minh) cũng không đứng lớp hơn 1 năm học nhưng vẫn nhận phụ cấp ưu đãi hàng chục triệu đồng.
Gần đây nhất, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin cả Hiệu trưởng và hai Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Lợi An (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nhận hơn 150 triệu đồng tiền phụ cấp ưu đãi mà không đứng lớp.
Việc Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng không làm việc (đứng lớp) nhưng vẫn nhận tiền (phụ cấp ưu đãi) rõ ràng là sai hoàn toàn về pháp lý, là không hoàn thành nhiệm vụ, chức trách theo quy định.
Như vậy, cuối năm học, cần phải xếp loại các vị này theo Chuẩn hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng loại Kém; xếp loại viên chức loại "Không hoàn thành nhiệm vụ" bởi vì họ đã vi phạm quy định của ngành cũng giống như giáo viên vi phạm nghiêm trọng quy chế chuyên môn.
Mặt khác, về chuyên môn, cán bộ quản lý các nhà trường không tham gia giảng dạy sẽ không nắm bắt được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nên dẫn đến hiện tượng quan liêu, bảo thủ, bất cập trong việc chỉ đạo chuyên môn, công tác quản lý sẽ kém hiệu quả.
Còn về mặt “đạo lí”, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng không dạy những vẫn nhận tiền đứng lớp cũng là vi phạm đạo đức vì lỗi gian lận.
Đặc biệt là khi họ nắm rất rõ các quy định trong Thông tư 28 nhưng họ vẫn cố tình vi phạm.
Hơn nữa, họ là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường mà không gương mẫu thực hiện nhiệm vụ thì liệu còn uy tín, danh dự để lãnh đạo tập thể nhà trường nữa hay không?
Chính vì vậy mà tạo nên sự bức xúc, mâu thuẫn, mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, việc không đứng lớp của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng còn tạo nên sự bất công trong việc thực hiện chế độ lao động, lạm dụng công sức, thời gian của người khác, trong khi vẫn nhận tiền ngân sách trái quy định.
Vì khi họ không dạy thì họ sẽ phân công hoặc “nhờ” giáo viên soạn bài và dạy thay.
Như vậy với hành vi không dạy mà vẫn nhận tiền này, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng rõ ràng sai sai cả “đạo lý” lẫn “pháp lý”.
Để khắc phục tình trạng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng sai cả “đạo lý” lẫn “pháp lý” như trên, người viết xin được đề xuất các biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bắt buộc này đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của các cơ quan quản lý cấp trên. Đặc biệt là sự giám sát của chính cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đó.
Thứ hai, khi phát hiện các trường hợp Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng sai phạm, các cơ quan có thẩm quyền cần xử lí nghiêm minh, nghiêm khắc hơn như có thể cách chức, buộc thôi việc.
Chứ không chỉ là trả lại tiền nhận sai quy định, kỉ luật cảnh cáo hay chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm là xong như hiện nay.
Tác giả bài viết: Trần Sơn