Cuộc chiến chống ma túy sau cổng trời
- 08:29 08-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lâu nay, Kỳ Sơn vẫn nổi tiếng là điểm nóng về ma túy của miền Tây xứ Nghệ. Đi khắp các xã bản nào ở vùng đất biên viễn xa xôi, khuất nẻo này, người ta đều có thể bắt gặp những gia đình khốn cùng vì ma túy.
Chính vì thế, trong nhiều năm qua, nhiệm vụ ngăn chặn và đẩy lùi “cơn bão trắng” luôn đè nặng lên vai các lực lượng chức năng của huyện cũng như của tỉnh Nghệ An.
Khó khăn chồng chất
Kỳ Sơn, với tuyến biên giới dài xấp xỉ gần 200km, tiếp giáp với nước bạn Lào, toàn núi cao vực thẳm, có nhiều đường tiểu ngạch, đường dân sinh xuyên rừng, địa hình phức tạp, hiểm trở lại gần “rốn” ma túy Tam Giác Vàng - những yêu tố đó vô tình trở thành điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm buôn bán ma túy hoạt động. Chính vì thế nên từ nhiều năm nay, cuộc chiến chống ma túy trên “miền đất dữ” phía sau cổng trời Mường Lống chưa bao giờ thôi nóng bỏng.
Đặc biệt, do địa hình khu vực biên giới Kỳ Sơn lại cực kỳ phức tạp, hiểm trở với nhiều khu rừng già chằng chịt, hang khe hốc đá nhiều tầng nhiều lớp nên cơ quan chức năng rất khó quản lý hết được, nhất là trong công tác xuất nhập cảnh. Tính trung bình, mỗi năm có hàng trăm người Mông di cư trái phép qua biên giới, nhiều người trong số đó đã tham gia các đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy và quay về Việt Nam đưa đường dẫn lối cho các đối tượng người Lào xâm nhập vào nước ta.
Trong nhiều năm qua, mảnh đất miền Tây xứ Nghệ này được xem là nơi lý tưởng để trung chuyển ma túy về xuôi của đám “lái buôn tử thần”. Hết đường dây này bị bóc gỡ, đường dây khác lại trồi lên; ông chủ này “ngã ngựa”, phải “dựa cột” hoặc “nhập kho” thì đã có lớp ông chủ mới tiếm quyền; lớp cửu vạn cũ trưởng thành thì lớp cửu vạn trẻ lên thay.
Khó khăn chồng chất
Kỳ Sơn, với tuyến biên giới dài xấp xỉ gần 200km, tiếp giáp với nước bạn Lào, toàn núi cao vực thẳm, có nhiều đường tiểu ngạch, đường dân sinh xuyên rừng, địa hình phức tạp, hiểm trở lại gần “rốn” ma túy Tam Giác Vàng - những yêu tố đó vô tình trở thành điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm buôn bán ma túy hoạt động. Chính vì thế nên từ nhiều năm nay, cuộc chiến chống ma túy trên “miền đất dữ” phía sau cổng trời Mường Lống chưa bao giờ thôi nóng bỏng.
Đặc biệt, do địa hình khu vực biên giới Kỳ Sơn lại cực kỳ phức tạp, hiểm trở với nhiều khu rừng già chằng chịt, hang khe hốc đá nhiều tầng nhiều lớp nên cơ quan chức năng rất khó quản lý hết được, nhất là trong công tác xuất nhập cảnh. Tính trung bình, mỗi năm có hàng trăm người Mông di cư trái phép qua biên giới, nhiều người trong số đó đã tham gia các đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy và quay về Việt Nam đưa đường dẫn lối cho các đối tượng người Lào xâm nhập vào nước ta.
Trong nhiều năm qua, mảnh đất miền Tây xứ Nghệ này được xem là nơi lý tưởng để trung chuyển ma túy về xuôi của đám “lái buôn tử thần”. Hết đường dây này bị bóc gỡ, đường dây khác lại trồi lên; ông chủ này “ngã ngựa”, phải “dựa cột” hoặc “nhập kho” thì đã có lớp ông chủ mới tiếm quyền; lớp cửu vạn cũ trưởng thành thì lớp cửu vạn trẻ lên thay.
Một góc Kỳ Sơn
Cứ thế, cái “vòng luân hồi chết chóc” ấy mỗi ngày một siết chặt vào những đồng bào đời đời sống sau nách núi. Từ nhiều năm trước, ma túy nó đã đem đến sự lầm lạc ma quái, tàn phá không chỉ riêng Kỳ Sơn mà còn lan rộng khắp các bản làng vùng sâu vùng xa của một số huyện miền núi, biên giới Nghệ An như Quế Phong, Tương Dương... Không chỉ có những bậc đàn anh, đàn chị giang hồ số má mới tụ bạ về đây, mà còn rất nhiều những “trai Mông, gái Thái” tuổi đời còn trẻ cũng háo hức đổ về “miền đất dữ”. Và, người ta không khỏi xót xa khi phải chứng kiến những thanh niên người Mông, người Thái vạm vỡ như đại bàng núi lần lượt bập vào ma túy để rồi đón nhận kết cục đau thương…
Do thói quen trồng và sử dụng thuốc phiện từ hàng trăm năm trước, nên trong nhiều bản làng của huyện Kỳ Sơn vẫn còn có rất nhiều người nghiện. Muốn có tiền hút chích, các con nghiện lại phải lao đầu vào con đường phạm tội. Những kẻ “đổ đời” vào ma túy rồi “dựa cột”, hoặc “ôm vài chục cuốn lịch vào nhà đá bóc dần”, thì phần lớn họ đều là những thanh niên trai tráng người Mông, người Thái nghèo khó và ít học. Đói nghèo, lầm lạc, dễ bị mua chuộc, họ cuồng quẫy lao vào ma túy. Thậm chí nhiều kẻ, một chữ bẻ đôi không biết. Đến tận lúc bị bắt, chúng vẫn không thể ký nổi cái tên cha mẹ đặt cho mình vào tờ khai. Mặc dù ngoài đời, chúng có thể là những ông trùm mưu ma chước quỷ, uy danh lừng lẫy trong giới buôn “hàng trắng”.
Thủ đoạn của các đối tượng hoạt động buôn bán ma tuý ở Kỳ Sơn cũng ngày càng tinh vi. Chúng không chỉ hoạt động trên tuyến biên giới, móc nối với một số đối tượng người dân tộc Mông ở bên kia biên giới để thẩm lậu ma tuý vào địa bàn, mà còn hoạt động lưu động ở một số khu vực rừng núi. Hơn nữa, do biết bản án pháp luật dành cho mình sẽ rất cao nên những đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy ngày càng liều lĩnh và manh động. Chúng sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để chống trả lực lượng chức năng khi bị truy bắt.
Thế nên, trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ bình yên cho mỗi bản làng nơi biên giới, các lực lượng chức năng của huyện Kỳ Sơn cũng như của tỉnh Nghệ An đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi công sức, thậm chí đã phải đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình.
Quyết tâm hạ nhiệt cho “vùng đất nóng”
Với quyết tâm hạ nhiệt cho “vùng đất nóng” Kỳ Sơn, từ nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cũng như của huyện Kỳ Sơn đã rốt ráo vào cuộc. Đồng thời, trước tình hình phức tạp về ma tuý trên địa bàn, Công an tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo, phối kết hợp với Công an huyện Kỳ Sơn liên tục triệt phá những tụ điểm ma tuý lớn.
Sau nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm của lực lượng chức năng huyện Kỳ Sơn cũng như tỉnh Nghệ An, bức tranh về đời sống, an ninh, chính trị của huyện biên giới này đã sáng sủa lên nhiều. Thế nhưng, những đối tượng buôn bán ma tuý ở đây cũng bắt đầu chuyển sang hoạt động hết sức tinh vi và khó lường hơn. Có những chuyên án mà lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An phải theo dõi, mật phục hàng tháng, thậm chí hàng năm trời mới có thể phá án thành công. Như chuyên án 208T mà Công an huyện Kỳ Sơn vừa phá thành công vào ngày 26/5/2016 vừa qua.
Trước đó, từ năm 2015, các trinh sát của Công an huyện Kỳ Sơn đã phát hiện một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn, có sự tham gia, móc nối của nhiều đối tượng trong và ngoài nước. Trong đó, đối tượng chủ yếu là người Mông ở Kỳ Sơn móc nối với các đối tượng người Mông di cư trái phép sang Lào và các đối tượng người Lào bản địa để mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng cực lớn từ Lào về Việt Nam.
Chò Cha và Già Tua Rủa tại cơ quan Công an
Trong quá trình theo dõi các đối tượng trong đường dây ma túy “khủng” này, các trinh sát phát hiện Chò Cha (SN 1978, trú tại bản Huồi Xai, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) - một ông trùm khét tiếng về buôn bán ma túy. Đối tượng này rất ít xuất hiện, nhưng khi “xả hàng” với số lượng lớn thì hắn đóng vai trò người vận chuyển để đảm bảo bí mật cho chuyến giao hàng. Đặc biệt, các trinh sát nhận biết, đường dây ma túy này luôn sử dụng vũ khí nóng và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng mỗi khi bị lộ. Trong suốt thời gian dài, nhiều lần các trinh sát ma túy dày dạn kinh nghiệm đã tiếp cận được Chò Cha và định bắt sống, nhưng lần nào hắn cũng trốn thoát.
Đến đầu tháng 5/2016, nguồn tin trinh sát ngoại biên báo về cho biết, có khả năng lợi dụng dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Chò Cha và đồng bọn sẽ vận chuyển một số lượng hàng lớn qua đường tiểu ngạch về Nghệ An. Nhận thấy thời cơ đánh án đã đến, lãnh đạo Công an huyện Kỳ Sơn đã bí mật huy động các trinh sát có kinh nghiệm nhất tập trung đánh án, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn dịp bầu cử.
Tuy nhiên, đến ngày bầu cử (22/5/2016) mọi hoạt động của các đối tượng trong đường dây ma túy "khủng" do Chò Cha vẫn bặt vô âm tín. Dù vậy, các trinh sát nhận lệnh đánh án vẫn kiên trì bám sát địa bàn được phân công nhiệm vụ, chờ đối tượng xuất hiện. Đến ngày 26/5/2016, các trinh sát biết được sẽ có 2 đối tượng nằm trong đường dây ma túy "khủng" trên đưa hàng về Việt Nam và địa điểm giao nhận hàng là khách sạn Phanh Dần 2 (bản Tà Cạ, xã Sơn Hà, huyện Kỳ Sơn).
Sau khi nắm bắt được thông tin, các trinh sát đã bí mật tiếp cận khách sạn. Khoảng 21 giờ ngày 26/5/2016, khi xác định các đối tượng cùng tang vật đang ở trong phòng 208, Khách sạn Phanh Dần 2, các trinh sát đã bất ngờ ập vào phòng, khống chế 2 đối tượng là Chò Cha và Già Rua Pủa (SN 1962, trú tại bản Huồi Xai, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn). Thấy vậy, Chò Cha cầm dao lao vào chống trả quyết liệt, nhưng chỉ ít phút sau hắn đã thúc thủ. Tại hiện trường, Ban chuyên án thu giữ tang vật 50 bánh heroin được đựng trong 2 bao tải giấu dưới gầm giường, cùng một số tang vật liên quan.
Tại Cơ quan điều tra, Chò Cha khai nhận sau khi đi liên hệ được người mua heroin, đối tượng này cùng Già Tua Rủa mang hàng sang Việt Nam để giao. Tuy nhiên, trong khi chờ người đến giao thì 2 đối tượng cùng tang vật đã bị bắt quả tang. Cũng theo lời khai của Cho Cha thì hắn và đồng bọn đã nhiều lần vận chuyển trót lọt số lượng lớn ma túy sang Việt Nam tiêu thụ.
Đây là chiến công lớn nhất từ trước đến nay của Công an huyện Kỳ Sơn. Nhưng, để triệt xóa thành công đường dây vận chuyển ma túy lớn từ đất nước Lào về Việt Nam, các trinh sát đã phải bí mật theo dõi gần 2 năm trời. Họ từng băng rừng lội suối, thức nhiều đêm trắng để mật phục theo dõi mọi di biến động của các "chân rết" nằm trong đường dây ma túy "khủng". Sau đó chờ thời cơ chín muồi, lực lượng công an đã "cất vó" các đối tượng khiến chúng không kịp trở tay. Đồng thời, chiến công này cũng phần nào thể hiện tinh thần chủ động, mưu trí, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an huyện Kỳ Sơn, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn, được dư luận nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tác giả bài viết: Nam Hoàng