Cộng điểm khi xét tuyển lớp 6 cho học sinh biết bơi: Nhiều ý kiến trái chiều
- 11:17 05-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bên cạnh những ý kiến cho rằng việc cộng điểm cho học sinh biết bơi khi xét tuyển vào lớp 6 của Trường THCS Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu, Nghệ An) là chủ trương đúng, cần nhân rộng thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng chủ trương này là quy định trái luật, không bình thường hoặc không công bằng đối với một số học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật không thể bơi được.
►Nghệ An: Cộng 2,5 điểm nếu… biết bơi khi xét tuyển vào lớp 6
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 20/5, Trường THCS Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã có Thông báo xét tuyển vào lớp 6, năm học 2016-2017. Đáng chú ý là trong thông báo này, trường đưa ra quy định cộng điểm khuyến khích cho thí sinh nào biết bơi và có thể bơi được chiều dài 21m, không hạn chế thời gian. Theo lý giải của bà Lê Anh Hoa - Hiệu trưởng nhà trường thì quy định cộng điểm khuyến khích này nhằm giúp các em rèn luyện thể lực, rèn luyện kỹ năng ứng phó với thiên tai, đuối nước, giáo dục và bồi đắp tình yêu biển đảo cũng như chủ quyền của Tổ quốc.
Sau khi đăng tải trên báo Dân trí, thông tin cộng điểm khuyến khích đối với học sinh biết bơi khi xét tuyển vào Trường THCS Hồ Xuân Hương đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các độc giả.
Độc giả Maichan cho rằng: “Chủ trương bơi 21m được cộng 2,5 điểm hoàn toàn hợp lý. Đề nghị nhân rộng chủ trương nay ra cả nước. Việc học bơi không hề khó. Nếu tập luyện khoảng nửa tháng thì các em hoàn toàn có thể biết bơi. Hè này các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian tập bơi cho các con. Ai không biết bơi thì tập luôn cùng các con, tôi thấy quá ý nghĩa... Khi đó ai ai cũng biết bơi thì việc cộng điểm xét tuyển này sẽ không còn ý nghĩa nữa, nhưng ý nghĩa nhất là các cháu đã có kỹ năng bơi lội. Cha mẹ hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng cảnh đuối nước nữa”.
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 20/5, Trường THCS Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã có Thông báo xét tuyển vào lớp 6, năm học 2016-2017. Đáng chú ý là trong thông báo này, trường đưa ra quy định cộng điểm khuyến khích cho thí sinh nào biết bơi và có thể bơi được chiều dài 21m, không hạn chế thời gian. Theo lý giải của bà Lê Anh Hoa - Hiệu trưởng nhà trường thì quy định cộng điểm khuyến khích này nhằm giúp các em rèn luyện thể lực, rèn luyện kỹ năng ứng phó với thiên tai, đuối nước, giáo dục và bồi đắp tình yêu biển đảo cũng như chủ quyền của Tổ quốc.
Sau khi đăng tải trên báo Dân trí, thông tin cộng điểm khuyến khích đối với học sinh biết bơi khi xét tuyển vào Trường THCS Hồ Xuân Hương đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các độc giả.
Độc giả Maichan cho rằng: “Chủ trương bơi 21m được cộng 2,5 điểm hoàn toàn hợp lý. Đề nghị nhân rộng chủ trương nay ra cả nước. Việc học bơi không hề khó. Nếu tập luyện khoảng nửa tháng thì các em hoàn toàn có thể biết bơi. Hè này các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian tập bơi cho các con. Ai không biết bơi thì tập luôn cùng các con, tôi thấy quá ý nghĩa... Khi đó ai ai cũng biết bơi thì việc cộng điểm xét tuyển này sẽ không còn ý nghĩa nữa, nhưng ý nghĩa nhất là các cháu đã có kỹ năng bơi lội. Cha mẹ hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng cảnh đuối nước nữa”.
Phụ huynh ở Thanh Chương (Nghệ An) tập bơi cho con trên dòng nông giang dẫn nước ra đồng (ảnh minh họa).
Độc giả Đào Văn Thành cũng chung ý kiến: “Tôi hoàn toàn nhất trí với quy định của trường. Nên làm như vậy để khuyến khích khả năng tự vệ , kỹ năng sống và sinh tồn của con trẻ. Theo tôi cần phải cho các cháu bơi thạo, không những 21m mà còn phải 42m mới được. Ủng hộ nhà trường”.
Độc giả Nguyen Huy Hoang cũng đồng tình với quy định cộng điểm này. “Chủ trương rất thiết thực ạ, nghe có vẻ lạ nhưng lại rất thực tế, cần lắm những chủ trương như thế này”.
Độc giả H Tiến cho rằng chủ trương này rất tốt cho trẻ em ở tất cả các nơi: “Nó rèn cho con người kỹ năng sống, sinh tồn. Khi lớn lên có điều kiện, sức khỏe khi gặp tình huống có nạn họ sẵn sàng cứu mình, cứu người. Cần thực hiện và nhân rộng chứ cứ chờ phổ cập giáo dục bơi thì chắc là đến năm 2030 mới xong”
Độc giả My Vu Van bình luận: “Hoan hô một chủ trương rất đúng, thúc đẩy gia đình và xã hội có trách nhiệm về nâng cao rèn luyện sức khỏe và tự bảo vệ mình cho các em khi gặp những tình huống đuối nước do thiên tai”. Tuy nhiên độc giải My Vu Van cũng cho rằng phải cộng điểm thi minh bạch để gia đình, xã hội và các em có niềm tin.
Các em nhỏ ở huyện Yên Thành (Nghệ An) bơi lội trên kênh Vách Bắc (ảnh minh họa).
Mặc dù vậy, cũng có nhiều độc giả không đồng tình với quy định cộng điểm khuyến khích trong xét tuyển của Trường THCS Hồ Xuân Hương. Thậm chí có độc giả cho rằng quy định này là nhố nhăng, vớ vẩn.
Độc giả Phan Hào thẳng thắn: “Quy định trái với luật này không thể để tồn tại được! Đồng ý việc dạy cho học sinh biết bơi là rất cần thiết. Tuy nhiên hiện tại có bao nhiêu trường tiểu học có đủ điều kiện dạy bơi cho học sinh; mặt khác sông, ngòi, ao, hồ thì ô nhiễm. Vậy học sinh học bơi ở đâu, ai dạy, kinh phí thế nào? Hãy bỏ ngay quy định sai trái này đi vì tất cả học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều có quyền vào học lớp 6 theo quy định của Bộ GD-ĐT”.
Độc giả Lý Hoàng Tuyên Lý Hoàng Tuyên phân vân: “Tại sao lại cộng điểm biết bơi vào xét tuyển THCS khi mà ở tiểu học không dạy bơi cho các em?. Khuyến khích biết bơi, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, nhưng trường THCS không phải là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng vận động viên bơi lội nên không thể cộng điểm bơi được! Thế thì biết hát dân ca xứ nghệ hay, đá bóng giỏi, đánh cầu lông tài,... thì thế nào?”.
Độc giả Huỳnh Hoàng Tuấn lại đưa đặt câu hỏi: “Một số học sinh vì lý do khuyết tật nào đó không thể học bơi thì có thiệt thòi cho các em đó không nếu như cùng lực học, chưa nói đến các em có lực học khá hơn?”.
"Điểm khuyến khích khác với điểm ưu tiên. Thông thường người ta đặt ra, trong cùng 1 điều kiện, nếu học sinh phấn đấu đạt được một nội dung nào đó thì sẽ cộng điểm khuyến khích. Việc cộng điểm khuyến khích cho hoc sinh bơi được từ 21m trở lên là việc làm không bình thường. Bởi điều kiện cho học sinh tiểu học học bơi hiện nay là không như nhau, đặc biệt là từ năm học 2015-2016 học sinh không hề biết có loại điểm khuyến khích này nên không tập luyện.
Nên chăng, nếu khuyến khích điểm bơi lội thì nhà trường thông báo rộng rãi cho các trường tiểu học biết và áp dụng từ năm học sau. Dù là chưa nói tới việc tổ chức đánh giá thế nào để không có tiêu cực trong quá trình cộng loại đểm khyến khích này”, nhà giáo Phạm Huy Đức (phường Hưng Phúc, Tp. Vinh, Nghệ An) bày tỏ quan điểm.
Tác giả bài viết: Hoàng Lam