'Danh hiệu học sinh khen từng mặt': TS Ngôn ngữ tưởng... đùa
- 14:14 03-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo chuyên gia trong ngành ngôn ngữ học, viết lời khen như vậy sẽ khiến phụ huynh cũng như học sinh cảm thấy bất an.
Xung quanh những băn khoăn của phụ huynh và dư luận trước nội dung viết trong giấy khen của trường tiểu học Tân Phương, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, chiều ngày 2/6, chia sẻ với báo Đất Việt, PGS.TS Hoàng Anh Thi, Phó Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: "Đọc giấy khen có nội dung này mới biết có nội dung tương tứng với thông tư 30 của Bộ giáo dục.
Trong thông tư 30 là không cho điểm đối với học sinh mà chỉ khen bằng lời. Với tư cách là 1 người làm trong ngành giáo dục, tôi cho rằng, cái gì là thử nghiệm thì cũng có cái phù hợp, cái không. Thông tư 30 đã triển khai qua 1 năm và dư luận xã hội rất nhiều, chính vì vậy nên tôi nghĩ rằng cần thay đổi, không nên áp dụng thông tư này nữa vì gây ra rất nhiều bất tiện, không chỉ cho giáo viên mà còn gây bất an cho phụ huynh".
Bình luận về tờ giấy khen khó hiểu, PGS. TS Hoàng Anh Thi nói thêm rằng: ''Lời khen đó khiến người được khen không biết vì sao mình được khen thì thực sự không tạo được động lực để khuyến khích các cháu học tập.
Thử nghiệm cũng cần nhưng nếu bộ giáo dục hay các trường cân nhắc thấy không phù hợp thì cũng nên có ý kiến để thay đổi như cũ hay cải tiến cho tốt hơn là cứ cố theo bằng được một cái mới khi đã thấy hạn chế rồi. Tôi thấy rằng, khi mới bắt đầu đọc giấy khen này tôi không thể hiểu được nội dung khen em học sinh đó là gì''.
Trong thông tư 30 là không cho điểm đối với học sinh mà chỉ khen bằng lời. Với tư cách là 1 người làm trong ngành giáo dục, tôi cho rằng, cái gì là thử nghiệm thì cũng có cái phù hợp, cái không. Thông tư 30 đã triển khai qua 1 năm và dư luận xã hội rất nhiều, chính vì vậy nên tôi nghĩ rằng cần thay đổi, không nên áp dụng thông tư này nữa vì gây ra rất nhiều bất tiện, không chỉ cho giáo viên mà còn gây bất an cho phụ huynh".
Bình luận về tờ giấy khen khó hiểu, PGS. TS Hoàng Anh Thi nói thêm rằng: ''Lời khen đó khiến người được khen không biết vì sao mình được khen thì thực sự không tạo được động lực để khuyến khích các cháu học tập.
Thử nghiệm cũng cần nhưng nếu bộ giáo dục hay các trường cân nhắc thấy không phù hợp thì cũng nên có ý kiến để thay đổi như cũ hay cải tiến cho tốt hơn là cứ cố theo bằng được một cái mới khi đã thấy hạn chế rồi. Tôi thấy rằng, khi mới bắt đầu đọc giấy khen này tôi không thể hiểu được nội dung khen em học sinh đó là gì''.
Nội dung giấy khen từng mặt của trường tiểu học Tân Phương. Ảnh: Facebook
Đồng quan điểm, PGS. TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam cũng cho rằng: "Đầu tiên tôi đọc tôi tưởng đùa trên mạng bởi hiện nay trên mạng người ta hay có kiểu lồng ghép, dùng photoshop hay một kỹ thuật gì đó để trêu chọc cho vui.
Khi có nhiều ý kiến về giấy khen này tôi mới biết rằng đó là sự thật. Tôi cho rằng đây là việc làm bất bình thường. Thường thì khi khen một cá nhân hay tập thể nào đó mà đưa vào chứng chỉ khen thì nội dung phải rõ ràng, tức là danh xưng tặng phải nói rõ là học sinh giỏi, xuất sắc hay đạt thành tích gì đó. Bao giờ cũng phải có danh xưng rõ ràng. Viết giấy khen từng mặt đúng là không thể đưa vào nội dung trong giấy khen cho học sinh vì không khả dĩ".
Theo ông PGS Tình, lời khen mơ hồ, mang tính khẩu ngữ, người đọc nội dung đó cảm thấy không biết nên hiểu thế nào, đây là điều cấm kỵ trong các chứng chỉ khen. Mặt khác tổ hợp định danh khen đó cũng không đúng.
"Giấy khen là tiêu chuẩn nên có quy định từ cơ quan chủ quản cao nhất. Có lẽ đây là sáng tạo mang tính tự phát của một trường nào đó thì dễ hiểu hơn. Khen từng mặt thì phải chi tiết hóa, cụ thể hóa, đạo đức hay học lực, điều này hoàn toàn có thể làm được. Còn nếu viết như trên sẽ làm mất giá trị của hành vi khen. Trong một chừng mực nào đó, tôi cảm thấy đó là việc làm không nghiêm túc" - ông Tình gay gắt hơn.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt, khoa Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng cho rằng: "Khen như vậy sẽ làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt"
Trước đó, về việc này, cô Dương Thị Nụ - Phó hiệu trưởng trường tiểu học Tân Phương cho biết:
"Nội dung giấy khen đó dành cho những em được khen học tốt về môn toán, môn tiếng việt hay bất cứ môn nào trong chương trình đào tạo. Viết trong giấy khen như vậy là để đưa chung về 1 mức khen.
Theo thông tư 32 ngày trước thì phụ huynh đang quen kiểu khen học sinh giỏi hay tiên tiến, còn theo thông tư 30 hiện nay thì có nhiều mức khen trong đó có khen toàn tiện và khen từng mặt.
Mức khen riêng các môn thì xếp các em vào 1 mặt, không ghi cụ thể là khen từng môn nào để thuận tiện cho các em. Nói tóm lại, nội dung khen các em học sinh giỏi từ hạnh kiểm đến đạo đức thì đánh vào toàn diện, còn không được tổng hợp thì cho các em vào từng mặt."
Tác giả bài viết: Thu Hoài