EURO 2016: Khổ như… gái mại dâm
- 14:05 01-06-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo đạo luật mới, khách mua dâm ở EURO 2016 sẽ bị xử phạt nặng. Điều này khiến bộ phận rất lớn gái mại dâm Pháp phản đối.
Phạt nặng khách làng chơi
Cuối tháng Tư vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật mới về hoạt động mại dâm, liên quan đến thời gian diễn ra EURO 2016, sau những tranh luận kéo dài suốt hai năm rưỡi.
Theo đó, đạo luật mới cấm hoàn toàn việc mua bán dâm, và đưa ra các mức xử phạt rất nặng.
Cuối tháng Tư vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật mới về hoạt động mại dâm, liên quan đến thời gian diễn ra EURO 2016, sau những tranh luận kéo dài suốt hai năm rưỡi.
Theo đó, đạo luật mới cấm hoàn toàn việc mua bán dâm, và đưa ra các mức xử phạt rất nặng.
Ở EURO 2016, mua dâm sẽ bị phạt nặng
Nếu bị bắt trong lần mua dâm đầu tiên, tiền phạt là 1.500 euro (trong khi giá vé trung bình mỗi trận đấu EURO 2016 là 25 euro). Trong trường hợp tái phạt, tiền phạt sẽ lên đến 3.500 euro, và hồ sơ bị cảnh sát lưu vi phạm hình sự.
Đạo luật này được xem là lấy cảm hứng từ Thụy Điển, nơi áp dụng mức phạt cao đối với khách mại dâm kể từ năm 1999.
Ước tính Pháp hiện có 40.000 cô gái mại dâm. Trong thời gian qua, các tổ chức nữ quyền đã liên tục phản đối việc hoạt động trên thân xác phụ nữ.
Trong thời gian diễn ra EURO 2016, Pháp đón khoảng 1 triệu khách du lịch. Đã có các khuyến cáo rằng phần lớn là du khách nam, thường không đi với gia đình, nên dễ xả ra vấn đề mại dâm và xâm hại tình dục.
Chính vì thế, việc Quốc hội Pháp thông qua đạo luật mới về mại dâm được xem là rất tích cực.
Gái mại dâm than trời
Cách nay 2 năm, những người đến Brazil xem World Cup 2014 có thể dễ dàng tìm kiếm gái mại dâm ở bất kỳ nơi nào.
Bởi vì, ở Brazil, mại dâm là một ngành hợp pháp. Thậm chí, du lịch tình dục đã được phát triển mạnh trong những ngày trái bóng lăn trên các sân cỏ xứ samba.
Những cô gái mại dâm phản đối đạo luật mới
Những tín đồ bóng đá nghiện tình dục không tìm thấy điều tương tự trên đất Pháp. Dù có khoảng 40.000 cô gái bán hoa trên khắp đất nước, nhưng Pháp không hợp pháp hóa ngành nghề này.
Ngay sau khi đạo luật mới được thông qua, đã có rất nhiều gái mại dâm phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng những quy định mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình trong một tháng diễn ra EURO 2016.
Sự thật là như vậy. Nhiều cô gái bán hoa lo ngại không thể kiếm tiền trong những ngày sắp tới. Vài tháng trước, một số công ty du lịch đã đưa mại dâm vào "menu" hoạt động của mình, và liên kết với nhiều cô gái mại dâm để cung cấp cho các "thượng đế". Nhưng giờ thì "menu" ấy không còn tồn tại.
Phản ứng mạnh mẽ nhất đến từ Syndicat du Travail Sexuel (tạm dịch: Hội Liên hiệp Mại dâm), một hiệp hội ủng hộ cho việc công nhận hợp thức hóa công việc của gái mại dâm, khi tổ chức những cuộc biểu tình.
Thậm chí, ngay trong dịp khai mạc EURO 2016, Syndicat du Travail Sexuel - có trụ sở tại Paris - sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về du lịch tình dục ở thành phố Toulouse (diễn ra trong 3 ngày, 9, 10 và 11/6).
Môi giới mại dâm trên internet là giải pháp mùa EURO 2016
Để lách luật, nhiều trang hẹn hò kết bạn trên mạng internet đã trở thành nơi môi giới mại dâm. Những cuộc hẹn hò riêng như vậy trở nên khó kiểm soát hơn.
Pháp tốn bao nhiêu tiền hỗ trợ nạn nhân mại dâm?
Theo kênh Europe 1, nước Pháp có những quy định rõ ràng về việc hỗ trợ cho các nạn nhân của tệ nạn mại dâm.
Cụ thể, ngân sách nhà nước chi ra mỗi năm khoảng 4,8 triệu euro (khoảng 120 tỷ VND) để xây dựng quỹ phúc lợi, nhằm hỗ trợ và tạo công ăn việc làm cho nạn nhân của mại dâm.
Tuy nhiên, theo Le Mouvement du NID - hiệp hội những những người chống lại mại dâm và kinh doanh thân xác phụ nữ - cho rằng 4,8 triệu euro là không đủ.
Le Mouvement du NID hiện nhận được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức và cá nhân về tài chính. Bộ máy của Le Mouvement du NID có khoảng 200 người chính thức hoạt động thường xuyên.
Ngoài ra, một khó khăn khác mà chính Le Mouvement du NID cũng khó giải quyết, dù mỗi năm họ cố gắng tiếp xúc với 5.000 cô gái mại dâm: phần lớn các cô gái đều bị nhóm ma cô kiểm soát.
Tác giả bài viết: Đại Phong