Tổng thống Obama đã quên một điều khi đến Việt Nam
- 10:56 30-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong suốt mấy ngày thăm Việt Nam, TT Obama và các trợ thủ đã "nhớ" và "biết" rất nhiều điều khiến chính người Việt cũng phải giật mình, nhưng ông lại quên một điều quan trọng.
Trước hết, hãy xem Tổng thống Obama và cộng sự đã "nhớ và biết" được những gì?
Về thơ phú và những nhân vật nổi tiếng, ông đã trích dẫn:
Nguyễn Du - Câu thơ: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi"
Lý Thường Kiệt - "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành đã định tại sách trời"
Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập Mỹ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và dẫn lời Tổng thống Jefferson của Mỹ: Chiến tranh, dù ý tưởng cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn)
Võ Nguyên Giáp (nhắc đến trong quá trình hòa giải 2 nước sau chiến tranh)
Trịnh Công Sơn (viết "nối vòng tay lớn" là mở tấm lòng mình ra để thấu suốt trái tim)
Văn Cao: "Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người"
Triết học của Phan Chu Trinh
GS Ngô Bảo Châu (toán học)
Sơn Tùng MTP (nhạc)
Bạn Ngân, bạn Lộc (Đại học quốc gia TP.HCM, những người đã thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ trong việc làm tình nguyện viên)
Cố vấn của Tổng thống về châu Á là người gốc Việt đến Mỹ sau 1975
Trần Lập (đường vinh quang đến rất gần rồi)
Về địa danh/món ăn/vật phẩm, ông Obama đã nhắc tới:
Bún chả, Hà Nội
Lụa và những bức tranh của Việt Nam
Văn Miếu – bằng chứng về sự ham học hỏi của người Việt
Trống đồng Đông Sơn
Sông Hồng (Trên khúc sông này, Hà Nội đã đứng vững trong hơn nghìn năm qua)
36 phố phường Hà Nội
Các cửa hàng ở Hội An
Cố đô Huế
Vịnh Hạ Long
Hang Sơn Đoòng
Về lịch sử:
Quá khứ dân tộc VN với tinh thần bất khuất được ví như cây tre
Thomas Jerrerson (người Mỹ) đã tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất cao tại VN (200 năm trước), để sau đó buôn bán
Sự hỗ trợ giữa hai nước trong Thế chiến II
Những bi thương của cuộc chiến hai nước (trong Chiến tranh Lạnh). Từ đó, Tổng thống nói sẽ hỗ trợ người khuyết tật và cùng tẩy rửa chất độc màu da cam
Quá trình hòa giải của hai nước: Cố gắng của những cựu chiến binh từng đối đầu (Thượng nghị sĩ John McCain, Ngoại trưởng John Kerry)
Về giao thông: Đường phố đông đúc (Ông chưa nhìn thấy nhiều xe máy như vậy trong đời, nên chưa thử sang đường)
Về giáo dục: Sinh viên Việt Nam sang Mỹ nhiều hơn các nước Đông Nam Á. Mỹ sẽ hợp tác với VN về đầu tư con người, mở Đại học Fullbright tại HCM
Về phụ nữ: Từ thời Hai Bà Trưng, phụ nữ VN luôn mạnh mẽ, tự cường. Cần khuyến khích để đảm bảo bình đẳng giới.
Về nhân quyền:
Mỹ không muốn áp đặt với VN: "Những quyền mà tôi nói tới, tôi tin tưởng, đều không phải là giá trị Mỹ, mà tôi cho rằng đó là những giá trị phổ quát được viết trong Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Hiến pháp Việt Nam cũng đề cập tới quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hội họp, quyền được lập hội, quyền được biểu tình".
Về kinh tế: TPP sẽ mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho VN
Về biến đổi khí hậu tại VN, nước biển tăng sẽ ảnh hưởng vùng ngận mặn của VN như ĐB Sông Cửu Long.
Có thể nói, chưa một nguyên thủ quốc gia nào lại có thể chi tiết và sâu sắc đến vậy, khi nói về Việt Nam, như ông Obama.
TT Obama cũng đã thiết kế nhiều cuộc gặp rất ý nghĩa để truyền cảm hứng và chia sẻ với các nhóm người, tầng lớp khác nhau ở Việt Nam.
Nhưng có một điều ông đã "quên", hay nói đúng ra, là ông không muốn đưa vào chương trình của mình: Gặp những nạn nhân chất độc dioxin/da cam.
Phạm Thị Nhí, người phụ nữ "3 không" (không chồng, không con, không nhà), đã viết tâm thư ngỏ ứa nước mắt gửi ông Obama.
Đó không chỉ là chuyện một bức thư, đó là nước mắt, là những cơn đau thể xác và tinh thần không hồi kết của 3 triệu nạn nhân dioxin/da cam ở đất nước hình chữ S – nơi đã bị cày nát bởi đạn bom và quằn quại bởi 100 triệu lít chất độc hóa học của Mỹ.
Chuck Searcy, cựu nhân viên tình báo Mỹ, 20 năm nay cần mẫn hàn gắn vết thương chiến tranh Việt Nam, đã nói riêng với chúng tôi: Chuyến công du tới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chỉ thật sự trọn vẹn nếu ông đặt chân đến Quảng Trị - mảnh đất đau thương nhất suốt chiều dài cuộc chiến.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, trước chuyến thăm, cũng đã mời TT Obama đến thăm sân bay Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa để chứng kiến hậu quả ghê gớm của chất độc Mỹ đã rải xuống.
Nhưng cũng như hai chuyến thăm trước của TT Mỹ Bush và Clinton, trong lịch trình của ông Obama, không có những địa danh khốc liệt nhất của cuộc chiến ấy. Ông cũng không gặp một nạn nhân chất độc da cam/dioxin nào cả.
Ngay sau khi rời Việt Nam, TT Obama đã có bài phát biểu lay động nhân tâm tại Hiroshima, nơi người Mỹ đã gây ra thảm họa bom nguyên tử.
Vị TT Mỹ đầu tiên đến thành phố này đã nói: "Chúng ta đến đây, cùng đứng với nhau trong thành phố này và cùng hồi tưởng lại khoảnh khắc quả bom đã bị ném xuống.
Chúng ta tự buộc mình phải nghĩ đến sự khiếp đảm của những đứa trẻ khi chúng chưa kịp lớn để hiểu điều gì đang xảy ra. Chúng ta lắng nghe tiếng khóc thầm đau đớn vọng đến từ một nơi nào đó.
Đến một ngày nào đó, tất cả hibakusha (nạn nhân của các vụ đánh bom tại Hiroshima và Nagasaki) cũng sẽ trút hơi thở cuối cùng, họ không còn có thể đi cùng chúng ta trong vai trò chứng nhân lịch sử.
Nhưng chúng ta không bao giờ được quên ký ức của buổi sáng ngày 6/8/1945".
Một lần nữa Obama lại nói đến nước mắt.
Khi đọc những dòng này, tôi nhớ đến một đoạn nhiều nước mắt, trong lá thư gửi TT Obama của chị Phạm Thị Nhí:
"Thưa Ngài, qua tivi, tôi đã thấy nhiều lần Ngài khóc. Gần đây nhất, Ngài đã rơi nước mắt khi phát biểu về những số phận của những dân thường bị tước đoạt vì súng đạn ở Mỹ.
Giọt nước mắt của một Tổng thống quyền lực như Ngài, có thể làm rung chuyển thế giới và làm thay đổi nhiều điều.
Đã là đau đớn và nước mắt, thì dù đó là đau đớn và nước mắt của một Tổng thống hay của một dân thường, thì cũng đều giống nhau và đáng được quan tâm như nhau.
Chúng tôi, những nạn nhân chất độc màu da cam, đã khóc nhiều chục năm nay, thậm chí khóc mỗi ngày mỗi tháng vì những cơn đau bị hành hạ, vì nhìn thấy tương lai tuyệt vọng bởi di chứng quái ác của nó.
Nhưng, chúng tôi không thay đổi được điều gì. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những công ty sản xuất Dioxin rải xuống Việt Nam phải nghĩ lại. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những người có trách nhiệm của Chính phủ Mỹ phải xem xét để có trách nhiệm với hậu họa mà họ góp phần gây ra cho dân lành".
Nhiều nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin thế hệ thứ nhất đã chết. Không ít nạn nhân thế hệ thứ 2 cũng đã trút hơi thở cuối cùng (giống nạn nhân của Hiroshima và Nagasaki), nhưng công lý vẫn chưa được thực thi.
Những công ty sản xuất chất độc hóa học vẫn không phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình.
Dù chứng tỏ là một bộ máy lắng nghe cực nhạy những phản hồi từ dư luận, nhưng cho đến hôm nay Nhà trắng vẫn chưa có bất cứ hồi âm nào với lá thư mà chị Nhí đại diện cho 3 triệu nạn nhân, đã viết.
Ai cũng biết, đằng sau thái độ của nước Mỹ về vấn đề da cam/dioxin ở Việt Nam, có rất nhiều rào cản đến từ lợi ích khổng lồ của các tập đoàn, vấn đề dám chịu trách nhiệm và cả vấn đề lương tâm nữa.
Nhưng những nạn nhân chất độc dioxin/da cam Việt Nam thì vẫn luôn hy vọng có một "sự đột phá nào đó" đến từ vị TT luôn đề cao công bằng, nhân văn và sự hàn gắn thế giới.
Họ hy vọng, nước Mỹ hôm nay, đừng chỉ biết bán máy bay, vũ khí, bán nơi du học, bán siêu phẩm Hollyood… cho Việt Nam; đừng chỉ quảng bá sức mạnh Mỹ, văn hóa Mỹ…
Mà nước Mỹ hôm nay còn cần phải dũng cảm nhận trách nhiệm và góp tay mạnh hơn nữa cho công cuộc khắc phục hậu quả tàn khốc của cuộc chiến mà họ đã đem tới Việt Nam nhiều chục năm trước.
Obama chắc chắn không còn trở lại Việt Nam trên cương vị TT nữa, nhưng hy vọng, trong quỹ thời gian hạn hẹp cuối nhiệm kỳ của mình, ông sẽ truyền cảm hứng cho những nạn nhân cất độc da cam/ dioxin Việt Nam, bằng những hành động quyết liệt hơn nữa để đứng về lương tâm và công lý.
Ngay cả hết nhiệm kỳ, khi chẳng còn được di chuyển bằng Không Lực Một, thì hy vọng ông và phu nhân, sẽ vẫn trở lại đất nước này như đã hứa, để "được" băng qua đường giữa dòng xe máy "nhiều chưa từng thấy" đến quán bún chả Hà Nội; để uống cà phê sữa đá và khoan khoái đứng trú mưa dưới vỉa hè Sài Gòn.
Và, cuối cùng, Ngài Obama kính mến, đừng quên gặp và chuyện trò với người phụ nữ "3 không" Phạm Thị Nhí, nhân vật một năm trước đã gửi bức tâm thư cho TT Mỹ nhưng vẫn mỏi mòn chờ hồi đáp…
Về thơ phú và những nhân vật nổi tiếng, ông đã trích dẫn:
Nguyễn Du - Câu thơ: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi"
Lý Thường Kiệt - "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành đã định tại sách trời"
Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập Mỹ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và dẫn lời Tổng thống Jefferson của Mỹ: Chiến tranh, dù ý tưởng cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn)
Võ Nguyên Giáp (nhắc đến trong quá trình hòa giải 2 nước sau chiến tranh)
Trịnh Công Sơn (viết "nối vòng tay lớn" là mở tấm lòng mình ra để thấu suốt trái tim)
Văn Cao: "Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người"
Triết học của Phan Chu Trinh
GS Ngô Bảo Châu (toán học)
Sơn Tùng MTP (nhạc)
Bạn Ngân, bạn Lộc (Đại học quốc gia TP.HCM, những người đã thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ trong việc làm tình nguyện viên)
Cố vấn của Tổng thống về châu Á là người gốc Việt đến Mỹ sau 1975
Trần Lập (đường vinh quang đến rất gần rồi)
Về địa danh/món ăn/vật phẩm, ông Obama đã nhắc tới:
Bún chả, Hà Nội
Lụa và những bức tranh của Việt Nam
Văn Miếu – bằng chứng về sự ham học hỏi của người Việt
Trống đồng Đông Sơn
Sông Hồng (Trên khúc sông này, Hà Nội đã đứng vững trong hơn nghìn năm qua)
36 phố phường Hà Nội
Các cửa hàng ở Hội An
Cố đô Huế
Vịnh Hạ Long
Hang Sơn Đoòng
Về lịch sử:
Quá khứ dân tộc VN với tinh thần bất khuất được ví như cây tre
Thomas Jerrerson (người Mỹ) đã tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất cao tại VN (200 năm trước), để sau đó buôn bán
Sự hỗ trợ giữa hai nước trong Thế chiến II
Những bi thương của cuộc chiến hai nước (trong Chiến tranh Lạnh). Từ đó, Tổng thống nói sẽ hỗ trợ người khuyết tật và cùng tẩy rửa chất độc màu da cam
Quá trình hòa giải của hai nước: Cố gắng của những cựu chiến binh từng đối đầu (Thượng nghị sĩ John McCain, Ngoại trưởng John Kerry)
Về giao thông: Đường phố đông đúc (Ông chưa nhìn thấy nhiều xe máy như vậy trong đời, nên chưa thử sang đường)
Về giáo dục: Sinh viên Việt Nam sang Mỹ nhiều hơn các nước Đông Nam Á. Mỹ sẽ hợp tác với VN về đầu tư con người, mở Đại học Fullbright tại HCM
Về phụ nữ: Từ thời Hai Bà Trưng, phụ nữ VN luôn mạnh mẽ, tự cường. Cần khuyến khích để đảm bảo bình đẳng giới.
Về nhân quyền:
Mỹ không muốn áp đặt với VN: "Những quyền mà tôi nói tới, tôi tin tưởng, đều không phải là giá trị Mỹ, mà tôi cho rằng đó là những giá trị phổ quát được viết trong Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Hiến pháp Việt Nam cũng đề cập tới quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hội họp, quyền được lập hội, quyền được biểu tình".
Về kinh tế: TPP sẽ mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho VN
Về biến đổi khí hậu tại VN, nước biển tăng sẽ ảnh hưởng vùng ngận mặn của VN như ĐB Sông Cửu Long.
Có thể nói, chưa một nguyên thủ quốc gia nào lại có thể chi tiết và sâu sắc đến vậy, khi nói về Việt Nam, như ông Obama.
TT Obama cũng đã thiết kế nhiều cuộc gặp rất ý nghĩa để truyền cảm hứng và chia sẻ với các nhóm người, tầng lớp khác nhau ở Việt Nam.
Nhưng có một điều ông đã "quên", hay nói đúng ra, là ông không muốn đưa vào chương trình của mình: Gặp những nạn nhân chất độc dioxin/da cam.
Phạm Thị Nhí, người phụ nữ "3 không" (không chồng, không con, không nhà), đã viết tâm thư ngỏ ứa nước mắt gửi ông Obama.
Đó không chỉ là chuyện một bức thư, đó là nước mắt, là những cơn đau thể xác và tinh thần không hồi kết của 3 triệu nạn nhân dioxin/da cam ở đất nước hình chữ S – nơi đã bị cày nát bởi đạn bom và quằn quại bởi 100 triệu lít chất độc hóa học của Mỹ.
Chuck Searcy, cựu nhân viên tình báo Mỹ, 20 năm nay cần mẫn hàn gắn vết thương chiến tranh Việt Nam, đã nói riêng với chúng tôi: Chuyến công du tới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chỉ thật sự trọn vẹn nếu ông đặt chân đến Quảng Trị - mảnh đất đau thương nhất suốt chiều dài cuộc chiến.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, trước chuyến thăm, cũng đã mời TT Obama đến thăm sân bay Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa để chứng kiến hậu quả ghê gớm của chất độc Mỹ đã rải xuống.
Nhưng cũng như hai chuyến thăm trước của TT Mỹ Bush và Clinton, trong lịch trình của ông Obama, không có những địa danh khốc liệt nhất của cuộc chiến ấy. Ông cũng không gặp một nạn nhân chất độc da cam/dioxin nào cả.
Ngay sau khi rời Việt Nam, TT Obama đã có bài phát biểu lay động nhân tâm tại Hiroshima, nơi người Mỹ đã gây ra thảm họa bom nguyên tử.
Vị TT Mỹ đầu tiên đến thành phố này đã nói: "Chúng ta đến đây, cùng đứng với nhau trong thành phố này và cùng hồi tưởng lại khoảnh khắc quả bom đã bị ném xuống.
Chúng ta tự buộc mình phải nghĩ đến sự khiếp đảm của những đứa trẻ khi chúng chưa kịp lớn để hiểu điều gì đang xảy ra. Chúng ta lắng nghe tiếng khóc thầm đau đớn vọng đến từ một nơi nào đó.
Đến một ngày nào đó, tất cả hibakusha (nạn nhân của các vụ đánh bom tại Hiroshima và Nagasaki) cũng sẽ trút hơi thở cuối cùng, họ không còn có thể đi cùng chúng ta trong vai trò chứng nhân lịch sử.
Nhưng chúng ta không bao giờ được quên ký ức của buổi sáng ngày 6/8/1945".
Một lần nữa Obama lại nói đến nước mắt.
Khi đọc những dòng này, tôi nhớ đến một đoạn nhiều nước mắt, trong lá thư gửi TT Obama của chị Phạm Thị Nhí:
"Thưa Ngài, qua tivi, tôi đã thấy nhiều lần Ngài khóc. Gần đây nhất, Ngài đã rơi nước mắt khi phát biểu về những số phận của những dân thường bị tước đoạt vì súng đạn ở Mỹ.
Giọt nước mắt của một Tổng thống quyền lực như Ngài, có thể làm rung chuyển thế giới và làm thay đổi nhiều điều.
Đã là đau đớn và nước mắt, thì dù đó là đau đớn và nước mắt của một Tổng thống hay của một dân thường, thì cũng đều giống nhau và đáng được quan tâm như nhau.
Chúng tôi, những nạn nhân chất độc màu da cam, đã khóc nhiều chục năm nay, thậm chí khóc mỗi ngày mỗi tháng vì những cơn đau bị hành hạ, vì nhìn thấy tương lai tuyệt vọng bởi di chứng quái ác của nó.
Nhưng, chúng tôi không thay đổi được điều gì. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những công ty sản xuất Dioxin rải xuống Việt Nam phải nghĩ lại. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những người có trách nhiệm của Chính phủ Mỹ phải xem xét để có trách nhiệm với hậu họa mà họ góp phần gây ra cho dân lành".
Nhiều nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin thế hệ thứ nhất đã chết. Không ít nạn nhân thế hệ thứ 2 cũng đã trút hơi thở cuối cùng (giống nạn nhân của Hiroshima và Nagasaki), nhưng công lý vẫn chưa được thực thi.
Những công ty sản xuất chất độc hóa học vẫn không phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình.
Dù chứng tỏ là một bộ máy lắng nghe cực nhạy những phản hồi từ dư luận, nhưng cho đến hôm nay Nhà trắng vẫn chưa có bất cứ hồi âm nào với lá thư mà chị Nhí đại diện cho 3 triệu nạn nhân, đã viết.
Ai cũng biết, đằng sau thái độ của nước Mỹ về vấn đề da cam/dioxin ở Việt Nam, có rất nhiều rào cản đến từ lợi ích khổng lồ của các tập đoàn, vấn đề dám chịu trách nhiệm và cả vấn đề lương tâm nữa.
Nhưng những nạn nhân chất độc dioxin/da cam Việt Nam thì vẫn luôn hy vọng có một "sự đột phá nào đó" đến từ vị TT luôn đề cao công bằng, nhân văn và sự hàn gắn thế giới.
Họ hy vọng, nước Mỹ hôm nay, đừng chỉ biết bán máy bay, vũ khí, bán nơi du học, bán siêu phẩm Hollyood… cho Việt Nam; đừng chỉ quảng bá sức mạnh Mỹ, văn hóa Mỹ…
Mà nước Mỹ hôm nay còn cần phải dũng cảm nhận trách nhiệm và góp tay mạnh hơn nữa cho công cuộc khắc phục hậu quả tàn khốc của cuộc chiến mà họ đã đem tới Việt Nam nhiều chục năm trước.
Obama chắc chắn không còn trở lại Việt Nam trên cương vị TT nữa, nhưng hy vọng, trong quỹ thời gian hạn hẹp cuối nhiệm kỳ của mình, ông sẽ truyền cảm hứng cho những nạn nhân cất độc da cam/ dioxin Việt Nam, bằng những hành động quyết liệt hơn nữa để đứng về lương tâm và công lý.
Ngay cả hết nhiệm kỳ, khi chẳng còn được di chuyển bằng Không Lực Một, thì hy vọng ông và phu nhân, sẽ vẫn trở lại đất nước này như đã hứa, để "được" băng qua đường giữa dòng xe máy "nhiều chưa từng thấy" đến quán bún chả Hà Nội; để uống cà phê sữa đá và khoan khoái đứng trú mưa dưới vỉa hè Sài Gòn.
Và, cuối cùng, Ngài Obama kính mến, đừng quên gặp và chuyện trò với người phụ nữ "3 không" Phạm Thị Nhí, nhân vật một năm trước đã gửi bức tâm thư cho TT Mỹ nhưng vẫn mỏi mòn chờ hồi đáp…
Tác giả bài viết: Bùi Hải