Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Người tị nạn Syria đưa căn bệnh 'ăn thịt người' đến châu Âu

Phương Tây có nguy cơ phải đối mặt với một tình huống tương tự như dịch bệnh Ebola năm 2014 từ dịch nhiễm ký sinh trùng Ieishmaniasis.

 

Một người tị nạn Syria với khuôn mặt bị tổn thương do vết cắn của muỗi cát Phlebotomus nhiễm ký sinh trùng leishmaniasis. Ảnh news.com.au
 

Truyền thông phương Tây ngày 29/5 dẫn cảnh báo của các chuyên gia y tế cho biết, người tị nạn Syria chạy trốn chiến tranh đã đem tới các nước láng giềng và châu Âu một căn bệnh nguy hiểm.


Bệnh nhiễm ký sinh trùng leishmaniasis gây lở loét da hay còn được gọi là bệnh ký sinh trùng "ăn thịt người" đã được phát hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan.

Đã có báo cáo về vài trăm trường hợp lây nhiễm bệnh trong một trại tị nạn ở thị trấn Nizip ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và các chuyên gia đang lo ngại rằng căn bệnh này có thể lan tới châu Âu, tờ Daily Mail.

Ieishmaniasis là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi những vết cắn của loài muỗi cát Phlebotomus, đang phát triển mạnh trong điều kiện kém vệ sinh gây ra bởi chiến tranh ở Trung Đông.

Các vết cắn nhiễm ký sinh trùng Ieishmaniasis sẽ không thể lành được. Thay vào đó, chúng ngày càng lở loét và gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da, gây chảy máu mũi, khó thở và khó nuốt. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tử vong.

 

Lý do lây lan nhanh chóng của căn bệnh này chính là hành động của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh news.com.au


Các chuyên gia cho rằng lý do lây lan nhanh chóng của căn bệnh này chính là hành động của Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ đã phá hủy các bệnh viện, hiệu thuốc, và nhà máy sản xuất thuốc.

Ngoài ra, việc thiếu nước và cơ sở hạ tầng bị phá hủy cũng đã tạo ra các điều kiện tuyệt vời cho muỗi sinh sản, kênh Russia 24 cho biết thêm.

Ngoài ra, theo tờ News của Úc, việc những kẻ khủng bố đổ những xác chết thối rữa ra đường phố cũng góp phần vào sự lây lan dịch bệnh này. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ điều này.

 

Trước đó, căn bệnh này được khống chế ở Syria, nơi nó chỉ phát triển mạnh ở khu vực do IS kiểm soát như Raqqa, Deir al-Zour, Hasakah. Nhưng hiện nay nó đã lan ra toàn bộ khu vực.
 

Hơn 1000 người đã nhiễm bệnh trong vòng một năm qua. Ảnh news.com.au


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch cho biết, gần đây bệnh nhiễm ký sinh trùng Ieishmaniasis đã xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan sau khi hơn 4 triệu người tị nạn Syria rời đất nước của họ.

Trong khoảng năm 2000-1012, tại Lebanon ghi nhận chỉ có 6 trường hợp mắc căn bệnh này. Nhưng tới năm 2013, con số này đã tăng lên 1033 trường hợp, trong đó 96% số người mắc bệnh là người tị nạn Syria, News Australia dẫn thống kê của Bộ Y tế Lebanon cho hay.

Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Yemen cũng xác nhận đã phát hiện hàng trăm trường hợp mắc bệnh.

Điều khiến các chuyên gia y tế lo lắng nhất hiện nay là căn bệnh này sẽ sớm lan sang Ả Rập Saudi và theo dòng người tị nạn Syria tới châu Âu. Những trại tị nạn đông đúc, cơ sở y tế nghèo nàn, tiêu chuẩn vệ sinh thấp là nơi lý tưởng để căn bệnh này phát triển và bùng phát.

 

Phương Tây có nguy cơ phải đối mặt với một tình huống tương tự như dịch bệnh Ebola bùng nổ trong cuộc xung đột ở Tây Phi năm 2014.


Hiện nay, chưa có cá nhân hay tổ chức nào có thể thống kê chính xác số người đã nhiễm bệnh. Trong khi đó, các vết cắn của loài muỗi cát Phlebotomus rất khó phát hiện và thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-6 tháng.

Peter Hotez, Hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Mỹ đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ phương Tây phải đối mặt với một tình huống tương tự như dịch bệnh Ebola bùng nổ trong cuộc xung đột ở Tây Phi năm 2014.

Các bác sĩ tại Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng cần phải cải thiện điều kiện tại các trại tị nạn và nỗ lực điều trị sớm là một trong những cách có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nó.

Tác giả bài viết: Hoàng Hải