Vì sao hàng nghìn người chung tay giải cứu cá voi ở Nghệ An?
- 09:42 28-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người dân vùng biển cho rằng việc giải cứu hoặc chôn cất cá voi cẩn thận và lập miếu thờ cúng thì ngôi làng này làm ăn phát đạt, công việc ra khơi thuận buồn xuôi gió.
Đây không phải lần đầu tiên cá voi mắc cạn vùng biển Nghệ An. Nhưng đây là lần giải cứu cá voi lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cá voi là loài cá được coi là vị thần hộ mệnh của cư dân miệt biển. Lúc dạt vào bờ, thường chúng đã chết.
Ông Lê Thế Hiếu, trưởng Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, chiều tối 25/5 lực lượng kiểm ngư đã huy động hai tàu công suất lớn và 20 người dùng dây kéo cá voi ra ngoài khơi.
Ông Lê Thế Hiếu, trưởng Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, chiều tối 25/5 lực lượng kiểm ngư đã huy động hai tàu công suất lớn và 20 người dùng dây kéo cá voi ra ngoài khơi.
Hàng nghìn người nỗ lực giải cứu cá voi. Ảnh: Phan Ngọc
Trong quá trình đưa cá ra biển luôn có đội thợ lặn gồm 5 người bơi phía dưới kiểm tra để đảm bảo cá không bị mắc vào đá ngầm, tránh bị xây xước. Đến khoảng 20g ngày 25/5, khi cách bờ 11 hải lý, mực nước biển sâu và ấm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn cắt dây thả cá.
Cá voi dạt vào biển Nghệ An không phải là chuyện hiếm trong nhiều năm trở lại đây. Dọc bờ biển của vùng quê nghèo này, thỉnh thoảng lại có những ngôi mộ cá voi.
Tháng 3/2014, hàng trăm người dân thôn 9B, Diễn Thịnh, Diễn Châu (Nghệ An) cùng làm quan tài, đào huyệt mộ và an táng một con cá voi đen nặng khoảng 80kg bị chết dạt vào bờ. Năm 2013, ngư dân Diễn Thịnh cũng từng an táng xác một con cá voi khác dạt vào bờ biển.
Người dân làm lễ an táng một con cá voi khi dạt vào bờ biển năm 2013. Ảnh: Cao Thái
Sáng 13/5/ 2016, trong lúc máy xúc đào đất móng để xây dựng tường bao đền thờ cá voi tại thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, ngư dân đã phát hiện ngôi mộ cá khổng lồ.
Dưới ngôi mộ có nhiều mảnh vỡ của phần xương sọ, một số mảnh có đường kính hơn 40 cm, nhiều đốt xương sống cá voi có chiều dài từ 10-20cm. Theo kết cấu của bộ xương trong ngôi mộ, ước tính con cá voi này có chiều dài khoảng 25-30m, có niên đại hàng trăm năm tuổi.
Rất có thể đó là nơi mà ngư dân làng Đại Bắc vẫn truyền miệng với nhau về ngôi mộ cá khổng lồ. Cụ bà Phạm Thị ở làng Đại Bắc nói chuyện truyền miệng nhiều đời nay mới rõ là có thật.
Hóa ra, ngôi mộ cá khổng lồ ấy chỉ cách nhà bà mấy bước chân. Bà không biết chỗ nào là đầu, nơi đâu là đuôi. Bà nói: "To lắm". Bà Phạm Thị cho biết thêm, hàng tháng người làng Đại Bắc, xã Quỳnh Long quê bà vẫn thay nhau cắt cỏ dọn mộ cá voi.
Ngay bên cạnh ngôi mộ cá voi khổng lồ ấy, người dân vùng biển này đã lập đền thời "ngài". Đó là một ngôi đền nhỏ, đơn sơ hướng ra biển lớn. Cụ Phạm Thị cho biết, mỗi lần ra khơi đánh cá bất kỳ một ngư dân nào cũng vào đền thắp hương khẩn xin "ngài" phụ hộ độ trì cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió.
Bà Phạm Thị nói: “Lớn lên đã thấy nó rồi”. Bà Phạm Thị kể lại câu chuyện truyền miệng, lần cá voi dạt vào bờ ấy, một người làng có uy tín được cử làm chủ tế đứng ra lo việc chôn cất.
Người chủ tế phải phải thay mặt làng chịu tang một năm. Câu chuyện này được kể từ đời cố bà Phạm Thị, theo bà nhẩm tính thì ngôi mộ này đã hơn 100 năm có lẻ.
Người dân vùng biển cho rằng việc giải cứu hoặc chôn cất cá voi cẩn thận và lập miếu thờ cúng thì ngôi làng này làm ăn phát đạt, công việc ra khơi thuận buồn xuôi gió.
Tác giả bài viết: H.Phương