“Mệnh lệnh từ trái tim” của Bí thư Thăng
- 16:55 21-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chất vấn Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng bức xúc vì đến nay vẫn còn tồn hàng trăm hồ sơ Mẹ Việt Nam anh hùng chưa được công nhận. Ông nói: “Phải làm ngay đi. Các anh phải xem việc này như là mệnh lệnh, mệnh lệnh từ trái tim!”.
Lúc sống chẳng ai thẩm định, lúc mất thì thẩm định tới lui…
Ngày 21/5, đoàn công tác thành phố do Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng dẫn đầu đã có buổi làm việc cùng các ban ngành huyện Củ Chi. Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề bức xúc của cư tri đã được các ban ngành giải quyết.
Về các vấn đề an sinh xã hội, Bí thư Thăng hỏi đầu tiên về việc các cán bộ hưu trí Củ Chi phản ánh phải nhận lương hưu từ bưu điện, còn chế độ thương bệnh binh… lại lãnh từ UBND xã, mỗi thứ một nơi rất bất tiện. Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, cho biết vẫn đang nghiên cứu, xem xét trình Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cho ý kiến giải quyết. Vì theo quy định, Bộ đang triển khai cho nhận lương hưu từ bưu điện, còn các chế độ khác thì vẫn lãnh tại UBND phường – xã nên nảy sinh bất cập trên.
Bí thư Thăng ngắt ngang: “Tôi chẳng cần biết theo quy định là lãnh ở đâu, nhưng nhất thiết phải lãnh ở 1 nơi chứ để dân đi lại nhiều nơi thì không ổn. Anh có đồng tình như thế không? Đồng tình thì làm văn bản kiến nghị Bộ làm thôi”.
Ngày 21/5, đoàn công tác thành phố do Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng dẫn đầu đã có buổi làm việc cùng các ban ngành huyện Củ Chi. Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề bức xúc của cư tri đã được các ban ngành giải quyết.
Về các vấn đề an sinh xã hội, Bí thư Thăng hỏi đầu tiên về việc các cán bộ hưu trí Củ Chi phản ánh phải nhận lương hưu từ bưu điện, còn chế độ thương bệnh binh… lại lãnh từ UBND xã, mỗi thứ một nơi rất bất tiện. Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, cho biết vẫn đang nghiên cứu, xem xét trình Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cho ý kiến giải quyết. Vì theo quy định, Bộ đang triển khai cho nhận lương hưu từ bưu điện, còn các chế độ khác thì vẫn lãnh tại UBND phường – xã nên nảy sinh bất cập trên.
Bí thư Thăng ngắt ngang: “Tôi chẳng cần biết theo quy định là lãnh ở đâu, nhưng nhất thiết phải lãnh ở 1 nơi chứ để dân đi lại nhiều nơi thì không ổn. Anh có đồng tình như thế không? Đồng tình thì làm văn bản kiến nghị Bộ làm thôi”.
Bí thư Thăng chỉ đạo phải tìm mọi cách để chăm lo an sinh xã hội cho người có công
Một vấn đề lớn khác mà nhiều cử tri Củ Chi phản ánh là các hồ sơ công nhận Mẹ Việt Nam anh hùng còn tồn đến nay vẫn chưa giải quyết. Theo ông Tấn, cả thành phố vẫn còn hơn 300 hồ sơ chưa được công nhận chứ không chỉ ở Củ Chi. Ông Tấn cho biết: “Hiện Sở đã trình Ban Thi đua khen thưởng xem xét, thẩm định”.
Bí thư Thăng bức xúc: “Ông nói luôn thời gian đi, bao giờ làm xong? Các mẹ hy sinh nhiều như thế cho cách mạng, khi con cháu các mẹ đi chiến đấu và hy sinh có ai thẩm định đâu. Nay thì thẩm định tới thẩm định lui. Cả huyện Củ Chi chỉ còn 1 mẹ còn sống, còn lại mất hết cả rồi. Lúc người ta sống chẳng ai thẩm định, lúc mất thì thẩm định tới lui…”.
Kết lời, ông Thăng nói với ông Tấn: “Lỗi này là của anh đấy, phải không?” (vì trước khi nhận nhiệm vụ Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, ông Tấn từng là Chủ tịch UBND, rồi làm Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi). “Các anh phải làm ngay đi. Các anh phải xem việc này như là mệnh lệnh, mệnh lệnh từ trái tim!” - Bí thư Thăng nói.
Ngoài an sinh xã hội, điều Bí thư Thăng quan tâm nhất là phát triển kinh tế của người dân. Ông cho rằng: “Xây dựng nông thôn mới là để người dân sống tốt hơn. Phải chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp để đời sống người dân tốt hơn. Không thể để xảy ra cảnh sản xuất phập phù, giá cả bấp bênh, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa…”.
Bí thư Thăng chỉ đạo ngành nông nghiệp chú trọng hỗ trợ Củ Chi phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Bí thư Thăng chỉ đạo: “Huyện Củ Chi đã làm được nhiều thứ nhưng chúng ta cũng phải công nhận là huyện Củ Chi còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp thành phố phải chú ý hơn đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở đây để giúp đời sống người dân tốt hơn”.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết huyện đã làm việc với Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp lớn về việc tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đồng thời, huyện đã có kiến nghị cụ thể về 3 nội dung lớn là xây dựng chuẩn bò sữa để đẩy mạnh tiêu thụ sữa, xây dựng vùng rau an toàn để phát triển ngành rau, kiến nghị kế hoạch triển khai sử dụng hiệu quả nguồn nước Kênh Đông phục vụ nông nghiệp.
Giám sát 24/24h, phạt nặng vào!
Một vấn đề khác mà nhiều người dân bức xúc là vấn đề tách thửa, nhiều nhà muốn tách thửa cho con mà không được vì vướng quy định hạn mức tối thiểu khi tách thửa. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, việc tách thửa dưới hạn mức đã được quy định giao thẩm quyền cho UBND quận huyện xem xét từng trường hợp cụ thể nhưng nhiều nơi chưa biết, nơi biết thì cho làm, nơi không biết thì không cho.
Bí thư Thăng chỉ đạo ngay: “Nếu có quy định rồi thì ông phổ biến đi. Làm văn bản thông báo đến toàn bộ 22 xã của huyện Củ Chi. Bao giờ làm xong?”. Ông Thắng hứa trong tuần sau sẽ hoàn tất việc này.
Với cán bộ, ông Thăng yêu cầu phải luôn đặt mình vào vị trí người dân để làm việc, làm xông xáo và kịp thời
Ông Thăng tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường về bãi rác Phước Hiệp gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống cư dân xung quanh. Theo ông Thắng, bãi rác Hiệp Phước đang xử lý rác theo công nghệ đốt nên còn tình trạng gây mùi và nước thải ra môi trường xung quanh. Sở đã nhiều lần kiểm tra và xử phạt các đơn vị này.
Bí thư Thăng hỏi: “Vậy phạt bao nhiêu lần rồi?”. Ông Thắng cho biết đã phạt 3 lần và vẫn tiếp tục kiểm tra. Bí thư Thăng tiếp tục hỏi về mức phạt thì ông Thắng cho biết phạt cao nhất là 35 triệu đồng.
“Đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường thì phạt nặng nhất là bao nhiêu tiền?”. Ông Thắng cho biết theo quy định cao nhất là 1 tỷ đồng. Bí thư Thăng liền nói: “Vậy sao không phạt nặng vào?”. Ông Thắng cho biết là còn tùy theo hành vi, mức độ vi phạm.
Ông Thăng cho rằng: “Có khi họ tính toán giữa việc bỏ chi phí đầu tư hóa chất để xử lý đúng chuẩn với việc bị phạt thì hiệu quả hơn nên chấp nhận chịu phạt. Các anh phải có giải pháp chứ giờ cử tri kêu chuyện tài nguyên môi trường ghê quá!”.
Ông Thắng cho biết Sở đã trình thành phố đầu tư 14 tỷ đồng lắp đặt hệ thống quan trắc tự động theo dõi 24/24 hệ thống xử lý nước thải và mùi của bãi rác này. Bí thư Thăng chỉ đạo Sở Tài chính nhanh chóng bố trí 14 tỷ đồng cho Sở Tài nguyên – Môi trường ngay trong tuần sau để thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc và hoàn thành trong tháng 6 tới.
Ông nói: “Khi lắp đặt xong phải giám sát thường xuyên, ngày nào cũng kiểm tra 24/24h để không còn xảy ra tái phạm nữa. Nếu còn xảy ra nữa thì phải phạt thật nặng vào!”.
Tác giả bài viết: Tùng Nguyên – Nguyễn Quang