Những phát ngôn 'nức lòng' cử tri TPHCM của Bí thư Đinh La Thăng
- 14:31 21-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại các buổi tiếp xúc cử tri vừa qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã có nhiều phán ngôn chỉ đạo quyết liệt làm "nức lòng" cử tri TPHCM và người dân cả nước...
1. Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?
ngày 10/5, tại buổi tiếp xúc với cử tri ba xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú (Củ Chi), rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân hàng chục năm nay.
Do bị nằm trong quy hoạch nên những quyền lợi về nhà đất như xây dựng, cấp sổ đỏ, tách thửa… người dân không thể nào thực hiện.
Thay mặt các ứng cử viên ĐBQH, Bí thư Đinh La Thăng ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân. Ông cho rằng điều người dân quan tâm nhất chính là vấn đề quy hoạch, ông chỉ đạo Giám đốc Sở QH&KT Nguyễn Thanh Nhã phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên địa bàn huyện Củ Chi.
“Chậm nhất là trong tháng 6/2016 phải công bố công khai quy hoạch cho người dân được biết, đồng thời giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân liên quan đến giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng.
Không thể để người dân Củ Chi đất thép đã hy sinh và đóng góp rất nhiều cho đất nước nhưng phải đi khiếu nại”, Bí thư Thăng khẳng định.
Bên cạnh đó, ông đề xuất: “Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm nay không được làm nhà. Người ta ở bao nhiêu đời lại quy hoạch thành đất cây xanh, trong khi ở phía sau là đất đầm lầy, đất trống nhà đầu tư nhìn là không muốn vào thì lại quy hoạch thành đất phát triển đô thị? Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?”.
2. "Mấy ông ngồi gần bãi rác một tối xem chịu được không?"
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, ngày 11/5, cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm và những bất cập tại rạch Cầu Dừa và bãi rác Đông Thạnh.
“Cách đây nửa tháng, chúng tôi xuống ấp 5 của xã Đông Thạnh. Tại đây có gia đình 5 người chết vì ung thư. Về bãi rác này, người dân đã kêu từ xã, huyện, TP đến TƯ mà cũng không giải quyết được" - cử tri bức xúc.
Chủ tịch UBND H.Hóc Môn thừa nhận bãi rác Đông Thạnh gây ô nhiễm cho người dân. UBND huyện cũng nhiều lần có công văn kiến nghị ngừng đổ rác nhưng chưa giải quyết được.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng hỏi: “Có kiến nghị rồi phải không, lâu chưa?”.
Ông Tài đáp: “Kiến nghị rồi. Lúc đó anh Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó chủ tịch UBND TP - PV) chỉ đạo Sở TN&MT lập hội đồng khoa học nghiên cứu tình trạng ung thư ở khu vực này. Nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp căn cơ và vẫn tiếp tục kiến nghị cho bà con”.
Ông Thăng nói: “Vậy nước thải gây ô nhiễm ở rạch Cầu Dừa, huyện có ý kiến giải quyết chưa? Rạch đó dài bao nhiêu, nạo vét thì mất bao nhiêu tiền?”.
Ông Tài cho biết kinh phí dự kiến khoảng 6 tỉ đồng.
“6 tỉ đồng mà như 6 tỉ USD, hàng năm trời không làm được. Tôi phê bình Chủ tịch huyện không bám sát cuộc sống của dân. Các anh phải nghĩ hằng ngày mình đang chịu ảnh hưởng từ bãi rác từ rạch Cầu Dừa, phải nghĩ đến đời sống của dân để làm tốt hơn. Từ 2013 đến giờ mà vẫn chưa giải quyết được. Tôi về đây 3 tháng mà có nghe các anh có nói gì đâu.
Làm Chủ tịch huyện luôn nhớ những gì phải làm cho dân. Hôm nay tôi phê bình Chủ tịch huyện. Vì dân vì nước ở đây chứ ở đâu nữa”, ông Thăng nói.
Chia sẻ bức xúc của người dân, Bí thư Thăng đưa ra đề nghị: “Bí thư, Chủ tịch và các lãnh đạo huyện xuống ở dưới khu vực có ô nhiễm một tối xem có chịu nổi không?".
Ông Thăng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Công ty môi trường và giao Sở Y tế tổ chức kiểm tra sức khỏe miễn phí cho người dân ở gần bãi rác và khu vực lân cận...
ngày 10/5, tại buổi tiếp xúc với cử tri ba xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú (Củ Chi), rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân hàng chục năm nay.
Do bị nằm trong quy hoạch nên những quyền lợi về nhà đất như xây dựng, cấp sổ đỏ, tách thửa… người dân không thể nào thực hiện.
Thay mặt các ứng cử viên ĐBQH, Bí thư Đinh La Thăng ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân. Ông cho rằng điều người dân quan tâm nhất chính là vấn đề quy hoạch, ông chỉ đạo Giám đốc Sở QH&KT Nguyễn Thanh Nhã phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên địa bàn huyện Củ Chi.
“Chậm nhất là trong tháng 6/2016 phải công bố công khai quy hoạch cho người dân được biết, đồng thời giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân liên quan đến giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng.
Không thể để người dân Củ Chi đất thép đã hy sinh và đóng góp rất nhiều cho đất nước nhưng phải đi khiếu nại”, Bí thư Thăng khẳng định.
Bên cạnh đó, ông đề xuất: “Các ông hãy đặt địa vị của mình là người dân ở trong đó suốt 10 năm nay không được làm nhà. Người ta ở bao nhiêu đời lại quy hoạch thành đất cây xanh, trong khi ở phía sau là đất đầm lầy, đất trống nhà đầu tư nhìn là không muốn vào thì lại quy hoạch thành đất phát triển đô thị? Các ông thử chui vào nhà dân trong khu vực đó xem có ở được không?”.
2. "Mấy ông ngồi gần bãi rác một tối xem chịu được không?"
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, ngày 11/5, cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm và những bất cập tại rạch Cầu Dừa và bãi rác Đông Thạnh.
“Cách đây nửa tháng, chúng tôi xuống ấp 5 của xã Đông Thạnh. Tại đây có gia đình 5 người chết vì ung thư. Về bãi rác này, người dân đã kêu từ xã, huyện, TP đến TƯ mà cũng không giải quyết được" - cử tri bức xúc.
Chủ tịch UBND H.Hóc Môn thừa nhận bãi rác Đông Thạnh gây ô nhiễm cho người dân. UBND huyện cũng nhiều lần có công văn kiến nghị ngừng đổ rác nhưng chưa giải quyết được.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng hỏi: “Có kiến nghị rồi phải không, lâu chưa?”.
Ông Tài đáp: “Kiến nghị rồi. Lúc đó anh Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó chủ tịch UBND TP - PV) chỉ đạo Sở TN&MT lập hội đồng khoa học nghiên cứu tình trạng ung thư ở khu vực này. Nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp căn cơ và vẫn tiếp tục kiến nghị cho bà con”.
Ông Thăng nói: “Vậy nước thải gây ô nhiễm ở rạch Cầu Dừa, huyện có ý kiến giải quyết chưa? Rạch đó dài bao nhiêu, nạo vét thì mất bao nhiêu tiền?”.
Ông Tài cho biết kinh phí dự kiến khoảng 6 tỉ đồng.
“6 tỉ đồng mà như 6 tỉ USD, hàng năm trời không làm được. Tôi phê bình Chủ tịch huyện không bám sát cuộc sống của dân. Các anh phải nghĩ hằng ngày mình đang chịu ảnh hưởng từ bãi rác từ rạch Cầu Dừa, phải nghĩ đến đời sống của dân để làm tốt hơn. Từ 2013 đến giờ mà vẫn chưa giải quyết được. Tôi về đây 3 tháng mà có nghe các anh có nói gì đâu.
Làm Chủ tịch huyện luôn nhớ những gì phải làm cho dân. Hôm nay tôi phê bình Chủ tịch huyện. Vì dân vì nước ở đây chứ ở đâu nữa”, ông Thăng nói.
Chia sẻ bức xúc của người dân, Bí thư Thăng đưa ra đề nghị: “Bí thư, Chủ tịch và các lãnh đạo huyện xuống ở dưới khu vực có ô nhiễm một tối xem có chịu nổi không?".
Ông Thăng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Công ty môi trường và giao Sở Y tế tổ chức kiểm tra sức khỏe miễn phí cho người dân ở gần bãi rác và khu vực lân cận...
Bí thư Đinh La Thăng đi kiểm tra bãi rác Đông Thạnh. Ảnh: Tiền phong
3. "Thôi cố gắng làm, dân mà kêu thì ở lại luôn nhé"
Bí thư Đinh La Thăng nói câu trên với Chủ tịch xã Xuân Thới Sơn Lê Thanh Liêm trong buổi tiếp xúc cử tri với các ứng cử viên ĐBQH đơn vị số 9 tại huyện Hóc Môn ngày 15/5.
Tại đây, Bí thư và các ứng cử viên ĐBQH nghe cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, Công ty TNHH Dệt may Thương mại Tấn Minh (sản xuất thép) gây ô nhiễm, đã bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Nghe phản ánh của cử tri, Bí thư Đinh La Thăng hỏi: “Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Sơn có ở đây không? Anh trả lời xem phản ánh của chị Nhạnh có đúng không? Ý kiến của xã thế nào?”.
Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Sơn Lê Thanh Liêm cho biết, về việc này xã đã có báo cáo kiến nghị với huyện. Công ty này theo giấy phép chủ yếu là sản xuất sản phẩm kim loại, gia công kẽm, kéo kẽm.
Bí thư Thăng hỏi hoạt động của công ty này thế nào, có tốt không, chủ tịch xã Xuân Thới Sơn cho biết, công ty này hoạt động bình thường.
"Bình thường sao bị phạt rất nhiều lần, năm nào cũng bị phạt? Chủ tịch xã có ý kiến gì không?" Bí thư Thăng nói.
Bí thư Thành ủy TPHCM chỉ đạo: "Bây giờ phải kiến nghị đình chỉ ngay với công ty chuyên vi phạm này. Chúng ta tạo điều kiện cho công ty làm ăn bài bản chứ làm ăn bậy bạ phải đình chỉ ngay. Tôi chưa biết chị Nhạn phản ánh thế nào chứ đọc trong đơn thư thấy các phản ánh, vụ việc xử lý công ty có ngày tháng hẳn hoi".
Sau đó, Bí thư Thăng hỏi: "Anh làm chủ tịch xã lâu chưa?"
Ông Lê Thanh Liêm trả lời mới nhận nhiệm vụ hơn 1 tháng. "May cho anh, chứ về lâu rồi là anh bị nghỉ rồi đó. Thôi cố gắng làm, dân mà kêu thì ở lại luôn chứ không có luân chuyển đâu nhé", ông Thăng nói và chỉ đạo: "Lát đi qua kiểm tra, nếu đúng như cử tri nói thì phải xử lý ngay”.
4. "Tôi đề nghị cách chức ngay trưởng phòng TNMT Hóc Môn"
Chiều 19/5, trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Hóc Môn, Bí thư Đinh La Thăng hỏi ông Lê Tuấn Tài, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn về những vấn đề mà người dân bức xúc qua 6 cuộc tiếp xúc cử tri vừa qua.
Cụ thể là về môi trường khi Công ty TNHH Tấn Minh (ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn) nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nhà trái phép… Khi ông Tài trả lời vòng vo, Bí thư Thăng cắt ngang.
"Riêng trưởng phòng TN&MT mà làm báo cáo này, tôi đề nghị huyện Ủy chiều nay cách chức ngay. Không thể làm cái báo cáo vô cảm với dân như thế này được. Không nằm trong quy hoạch mà vẫn để cơ sở sản xuất tồn tại", ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng làm việc với lãnh đạo huyện Hóc Môn. Ảnh: Tuổi trẻ
Quay sang ông Trần Quang Duy, Trưởng Phòng TN&MT huyện Hóc Môn, Bí thư Thăng nói: "Tôi nói với anh Duy nhé, bản thân cơ sở sản xuất đó không đủ điều kiện để nằm đấy chứ không cần đo đạc gì cả. Tôi chỉ biết đó là khu dân cư, không được tồn tại cơ sở sản xuất thì phải di dời, không cần phải đo đạc gì cả. Chẳng có lý do gì phải đo đạc cả.
Tôi nói thẳng cán bộ như thế thì phải loại ngay lập tức ra khỏi bộ máy. Vì anh không bao giờ đặt vị trí của mình vào người dân cả".
5. "Không phải người có bằng cấp cao đều là nhân lực cao"
Tại hội nghị tổng kết 10 năm (2006-2015) thực hiện Chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sáng 19/5, Bí thư Đinh La Thăng khẳng định hai chương trình này là sự đột phá trong công tác tạo nguồn cán bộ trẻ của thành phố, về lâu dài là nguồn quan trọng, đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ.
Cũng theo Bí thư Thành ủy TPHCM, nhiều cán bộ từ hai chương trình trở thành cán bộ lãnh đạo quản lý là dấu hiệu tích cực, nhưng cán bộ chuyên gia giỏi thật sự chưa được thể hiện qua thành tựu, ứng dụng công trình nghiên cứu.
“Chúng ta không thể yên tâm chỉ bằng các con số. Chúng ta cần hiệu quả thực chất từ những hiến kế mà các cán bộ trẻ này đề ra để phát triển TP. Tôi mong muốn đây sẽ là lực lượng phát huy thế mạnh, cáng đáng những công việc nặng nề hơn mà TP đòi hỏi” - Bí thư Thăng nhấn mạnh.
Bí thư Thăng nói thêm: ''Những số liệu chính xác sẽ giúp chúng ta nắm bắt nhu cầu từ cơ sở để quy hoạch cán bộ, thiết kế chương trình cho giảng viên hoặc đưa ra hướng đào tạo phù hợp để không gây lãng phí tiền bạc, thời gian vô ích đồng thời loại bỏ sản phẩm tiêu cực của tư tưởng ỷ vào bằng cấp. Chúng ta cần phải hiểu rằng không phải người có bằng cấp cao đều là nhân lực cao”.
6. "Nếu dân chưa có nước sạch dùng thì tổng giám đốc kiếm việc khác mà làm"
Cũng trong buổi làm việc với huyện Hóc Môn chiều 19/5, Bí thư Đinh La Thăng hỏi về vấn đề một số người dân không đủ điều kiện về giấy tờ tạm trú hoặc ở thuê tại nhà trọ đều phải dùng nước với giá cao hơn mức chung, Tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết, nếu người dân tạm cư có xác nhận tạm trú thì sẽ được tính như dân có hộ khẩu.
Một cán bộ huyện Hóc Môn cũng giải thích định mức nước chỉ được áp dụng tại nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã có định mức nơi này thì khi có nhà ở nơi khác trong thành phố sẽ được áp giá nước cao hơn định mức.
Bí thư Thăng hỏi ngay: “Tại sao lại phải xác nhận việc này? Lại xin cho! Các anh không thể đối xử với người dân như vậy”.
“Cùng là dân sống ở TP.HCM tại sao có người dùng nước giá thấp, người dùng nước giá cao? Tôi nói ngay từ hôm nay tất cả nước cấp cho dân giá như nhau. Còn việc bù lỗ, thiếu hụt thế nào thì báo cáo lãnh đạo TP giải quyết” - Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu.
Bí thư Thăng tiếp tục chất vấn Tổng giám đốc Sawaco về việc người dân xã Đông Thạnh (Hóc Môn) phàn nàn về nước máy nhiều lúc bị đục, không sử dụng được.
Về vấn đề này, ông Hồ Văn Lâm hứa sẽ khắc phục và đưa ra thời gian đến cuối năm nay toàn bộ người dân Hóc Môn sẽ có nước sạch dùng.
Bí thư Đinh La Thăng nói: “Đáng lẽ phải phạt các anh. Dân người ta bỏ tiền là để mua nước sạch chứ không phải mua nước bẩn. Các anh đền tiền cho dân đi chứ lấy tiền của dân thế sao được?”.
Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đưa ra tối hậu thư với tổng giám đốc SAWACO: “Cuối năm nay, 100% người dân TP phải có nước sạch dùng, và chỉ mua với một giá như nhau. Nếu có khó khăn, có vướng mắc phải báo cáo. Còn nếu dân chưa có nước sạch dùng thì tổng giám đốc kiếm việc khác mà làm!”.
7. Nhu cầu bức xúc lắm rồi, phải di dời chợ hóa chất Kim Biên ngay
Sáng 20/5, làm việc với lãnh đạo Quận ủy, UBND Q.5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chất vấn về chợ hóa chất Kim Biên: "Cả nước, ngay cả Thủ tướng nói với tôi cũng bức xúc là chợ hóa chất Kim Biên quản lý thế nào? Có quản lý được không? Chuyển đi nhưng có đảm bảo người dân buôn bán kinh doanh hay không? Chuyển qua vị trí mới nhưng giá thuê cao quá người dân không chuyển.
Đây là chợ đầu mối, tôi nghe phản ánh có thể mua bất cứ loại hóa chất nào dù trên sàn không có”.
Nghe báo cáo của Phó giám đốc Sở Công thương TP Nguyễn Ngọc Hòa, Bí thư Thăng hỏi ngay: “Quy hoạch chợ hóa chất và kho hóa chất ở chỗ nào?”.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa trả lời: “Bây giờ bắt đầu chọn vị trí”.
Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh, làm lâu vì cách làm chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Phải công khai quy hoạch cho tư nhân, tất cả các đối tượng vào đấu thầu rồi lựa chọn.
Bí thư Thăng nói: “Anh giao cho tổng công ty nhà nước thì chết, chưa biết bao giờ xong trong khi nhu cầu phải di chuyển. Phải có sự cạnh tranh ở đây. Người ta nói chợ thần chết hoạt động giữa TP, các anh làm việc túc tắc thế bao giờ xong.
Làm cái chợ có gì khó đâu. Tiền khả thi sau đó báo cáo khả thi. Trời ơi, làm thế bao giờ xong được. Chậm lắm. Nhu cầu bức xúc lắm rồi, phải di dời”.
Đồng thời, Bí thư Thành ủy TPHCM cũng nhấn mạnh: "Không thể để chợ thần chết trở thành thương hiệu của quận 5 được. Chúng ta đặt vị trí không hợp thì phải khẩn trương chuyển đến vị trí khác. Không phải đưa chợ Kim Biên đi chỗ khác, mà đưa loại hình kinh doanh hoá chất này đi"...
8. "Chung cư cũ chưa sập nên mấy ông chưa sợ đúng không?”
Nghe Bí thư Quận ủy quận 5 Võ Tiến Sĩ báo cáo về tình trạng chung cư cũ xuống cấp tại quận 5 ngày 205, Bí thư Thăng bức xúc: 106 chung cư, nhà tập thể đã xuống cấp, có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng nhưng trong năm nay quận chỉ xử lý 5 chung cư thôi là thế nào? Còn những cái khác thì sao? Chúng ta tiếp tục kéo dài sao, an toàn của người dân thì sao?.
Bí thư Thăng cảnh báo: "Nói theo kiểu dân Nam bộ là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Chung cư cũ chưa sập nên mấy ông chưa sợ đúng không?”
Bí thư Đinh La Thăng cũng liên hệ tình trạng các chung cư với sự cố sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai: “Trong lúc cứ bàn nhau hết hội thảo này đến hội thảo nọ để tìm ra phương án xây cầu mới thì cầu Ghềnh sập chỉ vì một cái sà lan đụng vào. Mọi thứ đảo lộn hết”.
“Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ. Giống như cầu Ghềnh, bao nhiêu năm không làm. Khi sập một cái thì làm ầm ầm ngay, 300 tỉ đồng và trong 3 tháng. Đừng để chung cư cũ giống như cái này” – ông Thăng nói.
Tác giả bài viết: Lê Thanh (T/h)