Cận cảnh hàng chục ha rừng bị chặt phá không thương tiếc
- 08:05 16-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hàng chục ha rừng được Nhà nước giao cho các hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ theo Nghị định 163 đang bị người dân xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Liên quan đến vấn đề phá rừng để lấy gỗ bán và đốt than, trong quá trình thâm nhập thực tế, từ thông tin của người dân cung cấp, PV Báo Người đưa tin đã tìm đến bản Kẻ Tằn 2, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) để mục sở thị tình trạng phá rừng lấy gỗ đốt than đang ngang nhiên diễn ra tại đây.
Đầu con đường mòn dẫn lên núi, phát hiện hàng chục cây gỗ tròn vừa bị chặt hạ đã được lâm tặc kéo từ rừng ra tập kết lại để đưa ra ngoài.
Vượt qua khoảng gần 2 giờ đi bộ, từ trung tâm bản Kẻ Tằn 2, tiến sâu vào rừng (rừng được Nhà nước giao cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ theo Nghị định 163 của Chính phủ - PV) đang bị người dân nơi đây ngang nhiên chặt hạ.
Theo quan sát, vừa có khoảng 3 ha rừng bị đốn hạ để lấy gỗ đốt than, có nhưng cây gỗ rừng có đường kính gần 1m cũng bị chặt hạ không thương tiếc, sau khi phá rừng lâm tặc sẽ dùng lửa đốt thực bì còn sót lại để chuyển sang trồng keo.
Thời điểm PV tiến vào rừng, hai người đàn ông địa phương vẫn đang dùng cưa xăng đốn những cây gỗ nằm la liệt dưới đất, cách đó không xa một lò than vẫn đang âm ỉ cháy.
Từ cánh rừng vừa bị đốn hạ, phóng tầm mắt ra xung quang, rất nhiều ngọn núi đã bị cạo trọc và đốt phá, tiếng cửa xăng vẫn thay nhau gầm rú để đốn cây rừng.
Qua tìm hiểu được biết, chủ cánh rừng vừa bị đốn hạ là của ông Lữ Văn D.., trú tại bản Kẻ Tằn 2, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Một người dân địa phương đang cắt nhỏ cây gỗ thành những khúc dài khoảng 2m cho biết: đây là rừng của ông D., gỗ sau khi bị chặt hạ được ông D. giao cho ông sử dụng đốt than đem bán và được ăn chia theo tỷ lệ 50/50.
Do cách xa bản nên những lâm tặc còn dựng lán, mang lương thực, thực phẩm vào tận rừng đồn trú dài ngày để tiện cho việc phá rừng và đỡ mất công đi lại.
Qua tìm hiểu, tại bản Kẻ Tằn 2 nói riêng và xã Châu Hội nói chung còn có hàng chục hộ dân khác đã và đang tàn phá những cánh rừng được nhà nước giao khoanh nuôi, bảo vệ để lấy gỗ đốt than và tự chuyển đổi mục đích sang trồng keo tràm.
Liên quan đến vấn đề phá rừng lấy gỗ bán và đốt than, ông Ngô Đức Thuận, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết: Trước đó, huyện đã thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp và sẽ cho kiểm tra lại thông tin mà phóng viên cung cấp để xử lý ngay.
Đầu con đường mòn dẫn lên núi, phát hiện hàng chục cây gỗ tròn vừa bị chặt hạ đã được lâm tặc kéo từ rừng ra tập kết lại để đưa ra ngoài.
Vượt qua khoảng gần 2 giờ đi bộ, từ trung tâm bản Kẻ Tằn 2, tiến sâu vào rừng (rừng được Nhà nước giao cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ theo Nghị định 163 của Chính phủ - PV) đang bị người dân nơi đây ngang nhiên chặt hạ.
Theo quan sát, vừa có khoảng 3 ha rừng bị đốn hạ để lấy gỗ đốt than, có nhưng cây gỗ rừng có đường kính gần 1m cũng bị chặt hạ không thương tiếc, sau khi phá rừng lâm tặc sẽ dùng lửa đốt thực bì còn sót lại để chuyển sang trồng keo.
Thời điểm PV tiến vào rừng, hai người đàn ông địa phương vẫn đang dùng cưa xăng đốn những cây gỗ nằm la liệt dưới đất, cách đó không xa một lò than vẫn đang âm ỉ cháy.
Từ cánh rừng vừa bị đốn hạ, phóng tầm mắt ra xung quang, rất nhiều ngọn núi đã bị cạo trọc và đốt phá, tiếng cửa xăng vẫn thay nhau gầm rú để đốn cây rừng.
Qua tìm hiểu được biết, chủ cánh rừng vừa bị đốn hạ là của ông Lữ Văn D.., trú tại bản Kẻ Tằn 2, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Một người dân địa phương đang cắt nhỏ cây gỗ thành những khúc dài khoảng 2m cho biết: đây là rừng của ông D., gỗ sau khi bị chặt hạ được ông D. giao cho ông sử dụng đốt than đem bán và được ăn chia theo tỷ lệ 50/50.
Do cách xa bản nên những lâm tặc còn dựng lán, mang lương thực, thực phẩm vào tận rừng đồn trú dài ngày để tiện cho việc phá rừng và đỡ mất công đi lại.
Qua tìm hiểu, tại bản Kẻ Tằn 2 nói riêng và xã Châu Hội nói chung còn có hàng chục hộ dân khác đã và đang tàn phá những cánh rừng được nhà nước giao khoanh nuôi, bảo vệ để lấy gỗ đốt than và tự chuyển đổi mục đích sang trồng keo tràm.
Liên quan đến vấn đề phá rừng lấy gỗ bán và đốt than, ông Ngô Đức Thuận, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết: Trước đó, huyện đã thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp và sẽ cho kiểm tra lại thông tin mà phóng viên cung cấp để xử lý ngay.
Tác giả bài viết: Xuân Chinh