Thấp thỏm sống dưới đường dây điện trung thế
- 21:15 12-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đường dây điện trung thế “trần truồng” được kéo đi ngang trên mái nhà khiến nhiều hộ dân sống trong nỗi sợ hãi, muốn tu sửa lại nhà cửa cũng không được.
Sống trong nơm nớp lo sợ
Ngồi buồn bã trong căn nhà cấp 4 xập xệ đã xuống cấp nghiêm trọng, ông Trịnh Xuân Hợi (SN 1959, trú xóm Xuân Đình, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết suốt 10 năm qua, ông đã phải mang đơn đi cầu cứu khắp nơi để mong các cơ quan chức năng có một biện pháp hợp lý, bảo vệ tính mạng cho 9 thành viên trong gia đình của mình được an toàn.
Chỉ tay vào căn nhà hai gian nằm ngay sát phía dưới đường dây điện trung thế 10kv, ông Hợi không ngớt tỏ ra lo lắng và bức xúc. Theo ông Hợi, mặc dù mảnh đất của gia đình ông đã được cấp sổ đỏ từ năm 1985, tuy nhiên đến năm 1991, bỗng dưng lại xuất hiện một đường dây điện trung thế kéo chạy ngang qua nhà mà lại không có một thông báo nào với gia đình của ông. Đường dây điện “trần truồng”, nằm sát ngay với mái nhà ông Hợi chỉ chừng 40 cm khiến các thành viên trong gia đình đều nơm nớp lo sợ mỗi lúc mưa gió xuất hiện.
“Mặc dù căn nhà này mới xây dựng được mấy năm nay, nhưng mỗi lúc trời mưa gió, đặc biệt là vào mùa mưa bão, chúng tôi chẳng dám ở mà phải xuống dưới căn nhà giột nát phía dưới để đảm bảo an toàn. Biết sự cố điện nó xảy đến lúc nào mà ngờ đâu”, ông Hợi cho biết.
Theo ông Hợi, mùa mưa bão năm 2008, đường dây điện này bất ngờ xảy ra sự cố chập điện, khói lửa bốc lên ở cây cột điện cách nhà ông chỉ khoảng 50 mét khiển cả gia đình hoảng loạn, bỏ chạy khỏi nhà cả trời mưa gió. Ngay sau khi xảy ra sự cố này, hai vợ chồng ông và các con phải chuyển xuống căn nhà phía dưới ở mỗi lúc thấy trời chuyển mưa gió.
Để tiện cho sinh hoạt của hai vợ chồng và có nơi ăn chốn ngủ cho con cháu mỗi dịp cuối tuần về chơi, ông Hợi dự định sẽ tu sửa lại căn nhà và xây lên một tầng nữa nhưng kế hoặc không thể thực hiện được do đường dây điện đi sát ngay dưới mái nhà. Sau nhiều năm gửi đơn thư đi “cầu cứu” khắp nơi, tháng 6/2015, sở Công thương Nghệ An đã gửi văn bản chỉ đạo điện lực huyện Diễn Châu nâng cấp hoặc di dời đường dây điện để đảm bảo an toàn cho người dân. Thế nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa được triển khai.
Sẵn sàng hỗ trợ để nghành điện di dời
Sống trong thẩm thỏm lo âu, nhà cửa xuống cấp, muốn xây lại hay tu sửa đều không thực hiện được cũng là thực trạng chung của hơn 10 hộ dân trong xã đang phải sống chung với đường dây điện này. Chỉ tay vào tấm biển cảnh báo nguy hiểm chết người dán ngay trên cột điện được chôn ngay trong góc sân nhà mình, anh Trần Văn Thi (SN 1972, trú xóm Xuân Đình, xã Diễn Hồng) lắc đầu cho biết, dù nguy hiểm nhưng cả gia đình anh không còn sự lựa chọn nào khác.
Theo anh Thi, thời điểm anh mua đất từ UBND xã thì đã có đường dây điện này. Tuy nhiên do không được cảnh báo, cũng ít biết về những nguy hiểm khi sống cạnh đường dây điện như thế này nên không mấy bận tâm. Đến khi có những vụ việc xảy ra, thấy rõ được những nguy hiểm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có một đường dây điện trung thế chạy sát ngay trên mái nhà thì anh mới ngộ ra.
Sau nhiều lần đối thoại nhưng vẫn chưa có được một biện pháp tích cực nào, anh Thi mạnh dạn họp bàn cùng các hộ dân có đường dây điện chạy qua ở trong xã để vận động mọi người cùng góp tiền theo kế hoạch “nhà nước và người dân cùng làm” để hỗ trợ một phần chi phí nếu như phía công ty điện lực di dời đường dây điện này ra ngoài.
“Nhiều thì không chắc chứ nếu cùng ủng hộ một phần chi phí nào đó thì chúng tôi đều đã sẵn sàng để góp vào. Tôi nghĩ để di chuyển cả đường dây thì sẽ tốn kém lắm, nhưng nếu chỉ di chuyển mấy cây cột điện ở trong vườn nhà dân ra đường thì chắc cũng sẽ không quá tốn kém”, anh Thi cho biết.
Trao đổi với phóng viên báo Gia đình và Xã hội, ông Lê Hồng Linh – Giám đốc điện lực huyện Diễn Châu lại khẳng định lỗi này hoàn toàn thuộc về người dân. Mặc dù đất ở là của người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, tuy nhiên trong mảnh đất đó, chỉ cố một phần là được phép xây dựng nhà ở, còn lại là đất vườn. Việc người dân tự ý xây dựng nhà cửa sau khi đã có đường dây điện đi qua là sai phạm và rất nguy hiểm.
Cũng theo ông Linh, điện lực Diễn Châu chỉ mới tiếp quản và đưa vào khai thác đường dây điện 10kv này từ hợp tác xã dịch vụ Diễn Hồng. Hiện điện lực Diễn Châu cũng đang có kế hoặc sửa chữa và từng bước cải tạo nâng cấp chứ không thể di chuyển vì kinh phí quá lớn.
“Tuy là đất anh, nhưng theo quy định thì không được xây nhà, trồng cây quá 4 mét dưới đường dây điện. Hiện tình trạng vi phạm như thế này cũng đang rất nóng trên địa bàn huyện Diễn Châu gây nên tình trạng nguy hiểm mỗi lúc mưa bão về. Thậm chí là có trường hợp đã chết người khi xây nhà”, ông Linh cho biết thêm.
Ngồi buồn bã trong căn nhà cấp 4 xập xệ đã xuống cấp nghiêm trọng, ông Trịnh Xuân Hợi (SN 1959, trú xóm Xuân Đình, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết suốt 10 năm qua, ông đã phải mang đơn đi cầu cứu khắp nơi để mong các cơ quan chức năng có một biện pháp hợp lý, bảo vệ tính mạng cho 9 thành viên trong gia đình của mình được an toàn.
Chỉ tay vào căn nhà hai gian nằm ngay sát phía dưới đường dây điện trung thế 10kv, ông Hợi không ngớt tỏ ra lo lắng và bức xúc. Theo ông Hợi, mặc dù mảnh đất của gia đình ông đã được cấp sổ đỏ từ năm 1985, tuy nhiên đến năm 1991, bỗng dưng lại xuất hiện một đường dây điện trung thế kéo chạy ngang qua nhà mà lại không có một thông báo nào với gia đình của ông. Đường dây điện “trần truồng”, nằm sát ngay với mái nhà ông Hợi chỉ chừng 40 cm khiến các thành viên trong gia đình đều nơm nớp lo sợ mỗi lúc mưa gió xuất hiện.
Ông Hợi bức xúc cho rằng dù nhiều năm rồi nhưng nghành điện vẫn chưa có biện pháp nào với đường dây điện đi sát mái nhà mình. Ảnh: Phan Ngọc
“Mặc dù căn nhà này mới xây dựng được mấy năm nay, nhưng mỗi lúc trời mưa gió, đặc biệt là vào mùa mưa bão, chúng tôi chẳng dám ở mà phải xuống dưới căn nhà giột nát phía dưới để đảm bảo an toàn. Biết sự cố điện nó xảy đến lúc nào mà ngờ đâu”, ông Hợi cho biết.
Theo ông Hợi, mùa mưa bão năm 2008, đường dây điện này bất ngờ xảy ra sự cố chập điện, khói lửa bốc lên ở cây cột điện cách nhà ông chỉ khoảng 50 mét khiển cả gia đình hoảng loạn, bỏ chạy khỏi nhà cả trời mưa gió. Ngay sau khi xảy ra sự cố này, hai vợ chồng ông và các con phải chuyển xuống căn nhà phía dưới ở mỗi lúc thấy trời chuyển mưa gió.
Hai vợ chồng ông Hợi buồn bã vì những đơn thư phản ảnh của mình đã được gửi đi nhiều nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: Phan Ngọc
Để tiện cho sinh hoạt của hai vợ chồng và có nơi ăn chốn ngủ cho con cháu mỗi dịp cuối tuần về chơi, ông Hợi dự định sẽ tu sửa lại căn nhà và xây lên một tầng nữa nhưng kế hoặc không thể thực hiện được do đường dây điện đi sát ngay dưới mái nhà. Sau nhiều năm gửi đơn thư đi “cầu cứu” khắp nơi, tháng 6/2015, sở Công thương Nghệ An đã gửi văn bản chỉ đạo điện lực huyện Diễn Châu nâng cấp hoặc di dời đường dây điện để đảm bảo an toàn cho người dân. Thế nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa được triển khai.
Sẵn sàng hỗ trợ để nghành điện di dời
Sống trong thẩm thỏm lo âu, nhà cửa xuống cấp, muốn xây lại hay tu sửa đều không thực hiện được cũng là thực trạng chung của hơn 10 hộ dân trong xã đang phải sống chung với đường dây điện này. Chỉ tay vào tấm biển cảnh báo nguy hiểm chết người dán ngay trên cột điện được chôn ngay trong góc sân nhà mình, anh Trần Văn Thi (SN 1972, trú xóm Xuân Đình, xã Diễn Hồng) lắc đầu cho biết, dù nguy hiểm nhưng cả gia đình anh không còn sự lựa chọn nào khác.
Đường dây điện trần 10kv đi sát ngay dưới mái ngói nhà dân. Ảnh: Phan Ngọc
Theo anh Thi, thời điểm anh mua đất từ UBND xã thì đã có đường dây điện này. Tuy nhiên do không được cảnh báo, cũng ít biết về những nguy hiểm khi sống cạnh đường dây điện như thế này nên không mấy bận tâm. Đến khi có những vụ việc xảy ra, thấy rõ được những nguy hiểm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có một đường dây điện trung thế chạy sát ngay trên mái nhà thì anh mới ngộ ra.
Sau nhiều lần đối thoại nhưng vẫn chưa có được một biện pháp tích cực nào, anh Thi mạnh dạn họp bàn cùng các hộ dân có đường dây điện chạy qua ở trong xã để vận động mọi người cùng góp tiền theo kế hoạch “nhà nước và người dân cùng làm” để hỗ trợ một phần chi phí nếu như phía công ty điện lực di dời đường dây điện này ra ngoài.
“Nhiều thì không chắc chứ nếu cùng ủng hộ một phần chi phí nào đó thì chúng tôi đều đã sẵn sàng để góp vào. Tôi nghĩ để di chuyển cả đường dây thì sẽ tốn kém lắm, nhưng nếu chỉ di chuyển mấy cây cột điện ở trong vườn nhà dân ra đường thì chắc cũng sẽ không quá tốn kém”, anh Thi cho biết.
Anh Thi làm việc với tâm lý lo lắng ngay dưới biển cảnh báo nguy hiểm chết người trong góc sân nhà mình. Ảnh: Phan Ngọc
Trao đổi với phóng viên báo Gia đình và Xã hội, ông Lê Hồng Linh – Giám đốc điện lực huyện Diễn Châu lại khẳng định lỗi này hoàn toàn thuộc về người dân. Mặc dù đất ở là của người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, tuy nhiên trong mảnh đất đó, chỉ cố một phần là được phép xây dựng nhà ở, còn lại là đất vườn. Việc người dân tự ý xây dựng nhà cửa sau khi đã có đường dây điện đi qua là sai phạm và rất nguy hiểm.
Cũng theo ông Linh, điện lực Diễn Châu chỉ mới tiếp quản và đưa vào khai thác đường dây điện 10kv này từ hợp tác xã dịch vụ Diễn Hồng. Hiện điện lực Diễn Châu cũng đang có kế hoặc sửa chữa và từng bước cải tạo nâng cấp chứ không thể di chuyển vì kinh phí quá lớn.
“Tuy là đất anh, nhưng theo quy định thì không được xây nhà, trồng cây quá 4 mét dưới đường dây điện. Hiện tình trạng vi phạm như thế này cũng đang rất nóng trên địa bàn huyện Diễn Châu gây nên tình trạng nguy hiểm mỗi lúc mưa bão về. Thậm chí là có trường hợp đã chết người khi xây nhà”, ông Linh cho biết thêm.
Tác giả bài viết: Phan Ngọc