Vụ một luật sư bị tố “cưỡng đoạt tài sản: Công an huyện Diễn Châu đã vào cuộc
- 08:00 07-05-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 03/5/2016, ngay sau khi Phapluatplus.vn đăng bài: Một luật sư bị tố “cưỡng đoạt tài sản”, trung tá Phan Huy Thắng - Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp - Công an huyện Diễn Châu đã điện thoại mời bà Đậu Thị Lý (HKTT: Xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) buổi chiều cùng ngày, có mặt tại trụ sở cơ quan này để điều tra viên trực tiếp lấy lời khai.
►Một luật sư bị tố "Cưỡng đoạt tài sản"?
Theo bà Lý cho biết, buổi làm việc diễn ra khoảng 30 phút tại phòng của Đội điều tra tổng hợp - Công an huyện Diễn Châu (cách nhà bà Lý khoảng 300m), do trung tá Thắng trực tiếp lấy lời khai.
Nội dung biên bản lấy lời khai, điều tra viên tập trung xoay quanh nguyên nhân dẫn đến việc đòi nợ giữa luật sư Lê Văn Bá (Văn phòng Luật sư Lê Phương Nam- có trụ sở chính tại Đồng Nai) với bà Lý.
Có hay không việc luật sư Bá thuê người đến nhà bà Lý đòi 5,05 tỷ đồng và những hành vi có tính chất đe dọa, uy hiếp đến tính mạng “con nợ”?
Tại cơ quan điều tra, bà Lý đã trình bày lại toàn bộ sự việc như Phapluatplus.vn đã phản ánh, đồng thời trình bày thêm cho điều tra viên về diễn biến thực hiện “hợp đồng dịch vụ pháp lý” giữa luật sư Bá với bà Lý từ ngày 20/10/2015 cho đến khi tranh chấp mới nhất xảy ra gần đây vào ngày 28/4/2016.
Bà Lý cho biết, sau khi chị gái ông Long (chồng bà Lý) cùng bà Lý và luật sư Bá hoàn tất việc ký kết hợp đồng, 3 người con bà Lý (hơn 18 tuổi, là đồng sở hữu 3 khối tài sản liên quan đến nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý) đã phản đối.
Thừa nhận nội dung phản đối của thân chủ và các đồng sở hữu 3 khối tài sản liên quan, ngày 19/11/2015, luật sư Bá đã soạn lại 1 bản hợp đồng khác gửi qua e-mail cho con bà Lý (chị ruột chồng) để họ ký lại.
Tại điều 3 của “hợp đồng dịch vụ pháp lý” lần này, mức phí dịch vụ được luật sư Bá ấn định là 2,7 tỷ đồng mà không “nêu mù mờ” 20% như bản trước.
Theo bà Lý cho biết, buổi làm việc diễn ra khoảng 30 phút tại phòng của Đội điều tra tổng hợp - Công an huyện Diễn Châu (cách nhà bà Lý khoảng 300m), do trung tá Thắng trực tiếp lấy lời khai.
Nội dung biên bản lấy lời khai, điều tra viên tập trung xoay quanh nguyên nhân dẫn đến việc đòi nợ giữa luật sư Lê Văn Bá (Văn phòng Luật sư Lê Phương Nam- có trụ sở chính tại Đồng Nai) với bà Lý.
Có hay không việc luật sư Bá thuê người đến nhà bà Lý đòi 5,05 tỷ đồng và những hành vi có tính chất đe dọa, uy hiếp đến tính mạng “con nợ”?
Tại cơ quan điều tra, bà Lý đã trình bày lại toàn bộ sự việc như Phapluatplus.vn đã phản ánh, đồng thời trình bày thêm cho điều tra viên về diễn biến thực hiện “hợp đồng dịch vụ pháp lý” giữa luật sư Bá với bà Lý từ ngày 20/10/2015 cho đến khi tranh chấp mới nhất xảy ra gần đây vào ngày 28/4/2016.
Bà Lý cho biết, sau khi chị gái ông Long (chồng bà Lý) cùng bà Lý và luật sư Bá hoàn tất việc ký kết hợp đồng, 3 người con bà Lý (hơn 18 tuổi, là đồng sở hữu 3 khối tài sản liên quan đến nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý) đã phản đối.
Thừa nhận nội dung phản đối của thân chủ và các đồng sở hữu 3 khối tài sản liên quan, ngày 19/11/2015, luật sư Bá đã soạn lại 1 bản hợp đồng khác gửi qua e-mail cho con bà Lý (chị ruột chồng) để họ ký lại.
Tại điều 3 của “hợp đồng dịch vụ pháp lý” lần này, mức phí dịch vụ được luật sư Bá ấn định là 2,7 tỷ đồng mà không “nêu mù mờ” 20% như bản trước.
Nội dung tin nhắn giữa luật sư Bá và bà Lý.
Nội dung hợp đồng lần này, luật sư Bá yêu cầu bà Lý phải đưa trước cho ông Bá 25 triệu đồng ngay sau khi ký hợp đồng và đưa tiếp 25 triệu đồng nữa sau khi tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Nội dung điều 4 của hợp đồng lần này cũng được luật sư Bá điều chỉnh lại theo những thắc mắc của “thân chủ”.
Ngay trong điều 4, một ấn định về quyền và nghĩa vụ của các bên do luật sư Bá “cài” trong hợp đồng rất bất lợi cho thân chủ là: “Bên A (thân chủ-PV) không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong mọi trường hợp.
Nếu vi phạm điều khoản này, bên A vẫn phải thanh toán cho bên B (luật sư Bá- PV) số tiền phí dịch vụ (2,7 tỷ đồng-PV) theo điều 3 của hợp đồng này cho bên B; Bên B không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong mọi trường hợp.
Nếu vi phạm điều khoản này, bên B phải hoàn lại phí đã tạm ứng (50 triệu đồng- PV) cho bên A theo quy định tại điều 3 của hợp đồng và đồng thời chịu trách nhiệm cho việc chấm dứt hợp đồng".
Rõ ràng rằng, nếu thân chủ “không tỉnh”, sẽ trở thành nạn nhân của một vụ kiện dân sự khác. Tại sao, khi thân chủ đơn phương chấm dứt hợp đồng thì vẫn phải trả 2,7 tỷ đồng cho luật sư, nhưng khi luật sư đơn phương chấm dứt hợp đồng thì chỉ phải trả lại 50 triệu đồng tiền phí dịch vụ đã tạm ứng mà không phải là 2,7 tỷ như bên A?
Sau khi chuyển cho cháu Minh (con bà Lý, chị ruột ông Long) bản hợp đồng đã sửa, luật sư Bá có gửi kèm lời nhắn thông qua e-mail của cháu Minh: “Dear Minh; Chú đã điều chỉnh lại Điều 4 của Hợp đồng, cháu in ra thành 02 bộ cho mẹ cháu ký và gửi ra cho cô Lý ở Diễn Châu ký nhé”.
Ngôi nhà bà Lý đã bán để ngân hàng Eximbank Vinh giải chấp.
Kèm theo hợp đồng lần này, luật sư Bá cũng soạn sẵn các “bản cam kết” mang tên chồng bà Lý là ông Phan Nam Long và các đồng sở hữu là Phan Ngọc Hải, Phan Thị Hằng và Phan Tiến Hưng- là 3 người con của ông Long- bà Lý.
Tuy nhiên, 4 đồng sở hữu của 3 khối tài sản nêu trong “hợp đồng dịch vụ pháp lý” sau khi đọc nội dung, đã từ chối không thực hiện.
Như vậy là, sau khi soạn lại nội dung hợp đồng và soạn sẵn các “bản cam kết” cho các đồng sở hữu liên quan đến 3 khối tài sản, bản thân luật sư Bá biết rất rõ rằng, ý chí của 3 người ký tên tại “hợp đồng dịch vụ pháp lý” ngày 20/10/2015 đã bị chính luật sư chấp thuận hủy bỏ.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh, nếu có phát sinh thì cũng không có giá trị pháp lý! Vậy thì lấy cơ sở nào để luật sư Bá yêu cầu bà Lý thanh toán 5,05 tỷ đồng?
Bà Lý trình bày với điều tra viên tại buổi làm việc và cũng khẳng định với phóng viên Phapluatplus.vn rằng: Ngay trong chiều ngày 20/4/2016, trong nhóm người tự ý xông vào nhà bà Lý, có 1 người nói giọng Bắc, tự giới thiệu là quê Hải Phòng, ông ta có đưa cho bà Lý xem tờ giấy ủy quyền của luật sư Bá cho phép họ đến nhà bà Lý đòi 5,05 tỷ đồng đúng như tin nhắn.
Ngay sau khi chìa trước mặt bà Lý tờ giấy ủy quyền, người lạ mặt đó đã bấm máy điện thoại gọi cho luật sư Bá để vị luật sư này nói chuyện trực tiếp với bà Lý qua điện thoại của họ.
“Tôi khẳng định, giọng nói trong điện thoại của người đến nhà đòi nợ thuê chính là của luật sư Bá”, bà Lý cam kết.
Nếu đúng như vậy thì cơ quan điều tra có thẩm quyền và điều kiện để xác minh số điện thoại người gọi cho luật sư Bá lúc đó là ai? Nội dung cuộc điện thoại nói những gì?
Ngay sau khi sự việc xảy ra, bà Lý đã lắp camera bảo vệ để theo dõi khách vào ra nhà mình tại các nơi cần thiết.
Sự việc xảy ra ngày 27/4/2016 camera bảo vệ của bà Lý đã ghi lại được những hình ảnh của nhóm người tự giới thiệu là do luật sư Bá thuê đến cưỡng ép bà Lý lần thứ 2.
Nhận được tin báo của bà Lý, Công an xã Diễn Thành đã có mặt tại hiện trường và trực tiếp chứng kiến sự xuất hiện của 1 nhóm người lạ xông vào nhà bà Lý, đồng thời đã kịp ghi lại biển số xe ô tô của nhóm người lạ.
Về nghiệp vụ điều tra, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng các điều tra viên Công an huyện Diễn Châu và Công an tỉnh Nghệ An làm rõ vụ việc nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi tội phạm có thể xảy ra, gây hậu quả xấu cho xã hội
Pháp luật Plus tiếp tục thông tin về vụ việc.
Tác giả bài viết: Trần Cường