Nét đẹp giỗ tổ Hùng Vương ở Diễn Châu
- 10:12 15-04-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hoá lâu đời ở nước ta nhằm tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Và cũng như mỗi người dân đất Việt, hằng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch, mỗi người Diễn Châu lại hướng về với đất Tổ, về với cội nguồn dân tộc với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Đã thành thông lệ, trước đó vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3, rất đông du khách thập phương đã đến với đền Cuông dâng hương hoa tưởng nhớ vua Thục An Dương Vương, vị vua Hùng thứ 18 của dân tộc. Hàng năm, tại Đền, UBND huyện Diễn Châu, xã Diễn An đều tổ chức lễ giỗ Tổ theo nghi thức truyền thống, phần tế lễ được tiến hành rất trọng thể. Lễ vật dâng cúng là những sản vật như bánh chưng, bánh dày, thủ lợn, xôi nhiều màu... Tại sân đền, các cụ cao tuổi Diễn An đã tổ chức buổi nói chuyện ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước hơn 4.000 năm của ông cha ta. Qua đó động viên mỗi người dân Diễn Châu nỗ lực đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, xứng đáng là con Lạc cháu Hồng.
Ông Cao Văn Lương – Trưởng ban quản lý Đền Cuông cho biết: “Năm mô mồng 10-3 cũng tổ chức lễ cầu cho Quốc thái dân an, thì dân tưởng nhớ đến thì họ thắp hương cầu nguyện. Các thủ tục thì các cụ soạn rồi khai quang sạch sẽ. Khi lễ của xã, huyện đưa đến thì nhà đền thủ tục cúng đơm các thứ đầy đủ”.
Đối với gia đình Bà Đinh Thị Hải Châu, khối 5 Thị trấn Diễn Châu trong dịp nghỉ lễ giỗ Tổ, cả nhà lại tổ chức chuyến hành hương về đền Hùng, Phú Thọ. Mỗi lần về đất Tổ, gia đình bà lại dâng lên các vị vua Hùng các đặc sản được làm ra từ mồ hôi, công sức và sự sáng tạo của người Diễn Châu như gạo nếp, bánh chưng, bánh dày, các loại quả ngọt, trái thơm đầu mùa. Với mỗi thành viên trong gia đình bà Châu, mỗi lần dự lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương là mỗi lần hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân dân tốt đẹp của dân tộc trong lòng mỗi người.
Bà Châu chia sẻ: “Hàng năm vợ chồng, con cái đều đi đền Hùng rồi vào ở ta thì có đền Cuông để mà giáo dục con cháu tưởng nhớ đến người có công với đất nước để có ngày hôm nay, để mà lưu tuyền đời đời về sau hướng về cội nguồn”.
Cùng với việc đến đền Cuông hay hành hương về đền Hùng để dự ngày lễ trọng đại của dân tộc thì cũng có rất nhiều gia đình ở Diễn Châu tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng bằng cách riêng. Đó là đi chợ mua bánh chưng, bánh dày về thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha ông đã có công dựng nước, giữ nước. Bên cạnh đó, trong dịp ngày giỗ Tổ, ngành văn hóa Diễn Châu cũng đã chỉ đạo chính quyền các xã, Thị trấn, các dòng họ tổ chức các hoạt động hướng về nguồn tại 37 di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Ngoài việc dâng hương, dâng hoa tri ân công đức Tổ tiên còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, cờ người, hát dân ca, ca trù, thi đấu thể thao....
Ông Võ Sỹ Tài – Trưởng phòng VHTT huyện Diễn Châu cho biết: “Trên cơ sở giỗ Tổ Hùng Vương thì các dòng họ, tại các di tích, địa phương đã tổ chức một số hoạt động như cúng, tế, giới thiệu giá trị di sản đối với học sinh, đoàn viên thanh niên, ở huyện thì tập trung địa điểm lớn trọng tâm là đền Cuông, tổ chức cho bà con dâng hương, giới thiệu thêm truyền thuyết con Lạc cháu Hồng”
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ trọng đại của dân tộc, đã trở thành tình cảm thiêng liêng, sâu đậm trong tâm khảm của các thế hệ con Rồng, cháu Tiên từ ngàn đời nay. Mỗi người Diễn Châu, dù đang hành hương về Đền Hùng hay giỗ Tổ theo cách riêng, đều thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, góp phần lưu truyền mãi mãi một Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ông Cao Văn Lương – Trưởng ban quản lý Đền Cuông cho biết: “Năm mô mồng 10-3 cũng tổ chức lễ cầu cho Quốc thái dân an, thì dân tưởng nhớ đến thì họ thắp hương cầu nguyện. Các thủ tục thì các cụ soạn rồi khai quang sạch sẽ. Khi lễ của xã, huyện đưa đến thì nhà đền thủ tục cúng đơm các thứ đầy đủ”.
Đối với gia đình Bà Đinh Thị Hải Châu, khối 5 Thị trấn Diễn Châu trong dịp nghỉ lễ giỗ Tổ, cả nhà lại tổ chức chuyến hành hương về đền Hùng, Phú Thọ. Mỗi lần về đất Tổ, gia đình bà lại dâng lên các vị vua Hùng các đặc sản được làm ra từ mồ hôi, công sức và sự sáng tạo của người Diễn Châu như gạo nếp, bánh chưng, bánh dày, các loại quả ngọt, trái thơm đầu mùa. Với mỗi thành viên trong gia đình bà Châu, mỗi lần dự lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương là mỗi lần hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân dân tốt đẹp của dân tộc trong lòng mỗi người.
Bà Châu chia sẻ: “Hàng năm vợ chồng, con cái đều đi đền Hùng rồi vào ở ta thì có đền Cuông để mà giáo dục con cháu tưởng nhớ đến người có công với đất nước để có ngày hôm nay, để mà lưu tuyền đời đời về sau hướng về cội nguồn”.
Cùng với việc đến đền Cuông hay hành hương về đền Hùng để dự ngày lễ trọng đại của dân tộc thì cũng có rất nhiều gia đình ở Diễn Châu tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng bằng cách riêng. Đó là đi chợ mua bánh chưng, bánh dày về thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha ông đã có công dựng nước, giữ nước. Bên cạnh đó, trong dịp ngày giỗ Tổ, ngành văn hóa Diễn Châu cũng đã chỉ đạo chính quyền các xã, Thị trấn, các dòng họ tổ chức các hoạt động hướng về nguồn tại 37 di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Ngoài việc dâng hương, dâng hoa tri ân công đức Tổ tiên còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, cờ người, hát dân ca, ca trù, thi đấu thể thao....
Ông Võ Sỹ Tài – Trưởng phòng VHTT huyện Diễn Châu cho biết: “Trên cơ sở giỗ Tổ Hùng Vương thì các dòng họ, tại các di tích, địa phương đã tổ chức một số hoạt động như cúng, tế, giới thiệu giá trị di sản đối với học sinh, đoàn viên thanh niên, ở huyện thì tập trung địa điểm lớn trọng tâm là đền Cuông, tổ chức cho bà con dâng hương, giới thiệu thêm truyền thuyết con Lạc cháu Hồng”
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ trọng đại của dân tộc, đã trở thành tình cảm thiêng liêng, sâu đậm trong tâm khảm của các thế hệ con Rồng, cháu Tiên từ ngàn đời nay. Mỗi người Diễn Châu, dù đang hành hương về Đền Hùng hay giỗ Tổ theo cách riêng, đều thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, góp phần lưu truyền mãi mãi một Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tác giả bài viết: Mai Giang(Đài TT-TH Diễn Châu)