Xót lòng cảnh con dâu chăm mẹ già 96 tuổi và chị chồng tâm thần
- 08:49 04-04-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dù đã ngoài 60 tuổi, thế những bà Nguyễn Thị Xoan (xóm 11 Nam Lâm xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An) vẫn phải còm lưng mỗi ngày chăm mẹ chồng đã già yếu, và chị chồng bị thần kinh bẩm sinh.
Nói về hoàn cảnh gia đình cụ Nguyên Thị Huynh (96 tuổi) và cô con gái Chu Thị Phương (62 tuổi), người dân nơi đây không ai là không biết đến, bởi hoàn cảnh gia đình hết sức éo le, con dâu 60 tuổi chăm sóc mỗi ngày cho mẹ và chị chồng của mình.
Trong căn nhà chưa đầy 15m2 nơi cuối làng là nơi trú ngụ cho 3 con người với mùi ẩm mốc, hôi thối và tối tăm. Phía trong chỉ có một chiếc giường và chiếc tủ ọp ẹp để chứa đồ đạc lặt vặt trong nhà, còn lại chẳng gì đáng giá.
Trong căn nhà chưa đầy 15m2 nơi cuối làng là nơi trú ngụ cho 3 con người với mùi ẩm mốc, hôi thối và tối tăm. Phía trong chỉ có một chiếc giường và chiếc tủ ọp ẹp để chứa đồ đạc lặt vặt trong nhà, còn lại chẳng gì đáng giá.
Bà Xoan làm mọi việc, từ nấu nướng cho tới chăm sóc mẹ chồng và chị
Cụ Huynh sinh được 3 người con (1 trai 2 gái), bà Xoan là con dâu út trong nhà, chồng bà Xoan do bệnh tật nên đã mất từ lâu để lại gánh nặng nuôi các con và giờ đây là mẹ và chị chồng cho bà chăm sóc.
Do tuổi đã cao, mắt không còn nhìn thấy nên cụ Huynh giờ chỉ có nằm một chỗ, mọi việc ăn uống, vệ sinh hàng ngày đều do một tay bà Xoan làm hết. Ở cuối góc giường là đứa con của bà đang ngồi co ro, khúm rúm ngước mặt nhìn lên, lúc nào miệng cũng thều thào điều gì đó.
Chị Phượng con gái cụ mấy năm nay chân tay bị co rút lại nên không thể đi lại được, chị chỉ quanh quẩn ở giường với hai tư thế là ngồi và nằm, mà muốn nằm hay ngồi dậy đề phải có người đỡ lên xuống.
Gánh nặng gia đình đều để trên vai con dâu
Dù đã lớn tuổi nhưng chị Phượng cứ như đứa trẻ lên ba, ăn không biết ăn, mọi việc từ đun nấu cho đến vệ sinh tắm giặt hằng ngày đều đến tay. Nên bà Xoan có cố gắng ăn uống tằn tiện lắm nhưng cũng không sao đủ được khi vừa lo cho mẹ, vừa thuốc thang cho chị.
Buông tiếng thở dài, bà Xoan cho biết: “Từ trước đến nay, có lẽ chưa có ai ở đây khổ bằng tôi, một thân một mình nuôi các con, rồi giờ thì nuôi mẹ già ốm yếu và chị chồng ngây dại. Khó khăn như chồng chất nhiều lúc khiến tôi kiệt sức đi”.
Nhìn khuôn mặt khắc khổ, hằn lên từng nếp nhăn của một đời lam lũ khó nhọc, tôi cảm thấy quặn lòng xót thương cho cuộc đời của bà và những số phận những con người trong căn nhà này.
“Giờ khổ nhất vẫn là chăm chị Phượng, ăn cũng không xúc được, vệ sinh cá nhân cũng không biết gì. Cứ được ít hôm, chị ấy lại lên cơn, lại gầm gừ như hóa dại, tôi chỉ biết đứng nhìn chị và mẹ mà khóc chứ có thể làm được gì nữa”.
Phải bón ăn cho mỗi người mỗi thìa
Mấy ngày hôm nay thời tiết thay đổi thất thường nên cụ Huynh bị ốm, cơm cũng không buồn ăn. Nhìn cái thân già nằm đó và cô con gái ngây dại ngồi ở cuối giường sao mà không xót xa cho được?
Cũng may nhờ những người hàng xóm tốt bụng thấy thương tình nên cũng cho mẹ con cụ khi thì bát cơm, bát cháo để mẹ con ăn, rồi qua lại động viên thăm hỏi không thì không biết ra sao!
Ba mẹ con cụ sống chủ yếu nhờ vào số tiền trợ cấp cho chị Phượng, và tiền người cao tuổi của bà nhưng số tiền đó đâu có nhiều, thế mà giờ đây cụ nằm xuống còn đứa con thì co rúm nơi góc nhà, thấy người lạ cũng như quen luôn miệng cười khờ khạo. Một gia đình cám cảnh nghe mà đến rơi nước mắt.
Hoàn cảnh gia đình bà rất cần sự giúp đỡ
Hoàn cảnh gia đình bà rất cần sự giúp đỡ
Biết chúng tôi tới thăm, bà hàng xóm thân tình cũng qua góp chuyện: “Khổ qua chú ạ, cụ nào có khỏe mạnh gì đâu, giờ không biết sống chết lúc nào, cụ nằm đấy nhưng vẫn ngay ngáy nỗi lo cho đứa con của mình. Cụ đã khổ cực từ xưa tới giờ, ai ở đây cũng thương cho cụ”.
Chào gia đình ra về, cụ vẫn nằm đấy vô thần, còn cô con gái thì ngây dại không biết gì cứ dõi mắt nhìn theo… Một gia đình khốn khó đến tột cùng. Hơn lúc nào hết rất cần sự động viên chia sẻ đối với gia đình bà.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Xoan (xóm 11 Nam Lâm xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An) hoặc số điện thoại của bà Xoan: 0166.998.3076.
Tác giả bài viết: Nguyên Thi