Nguy hại hành vi quấy rối lực lượng phản ứng nhanh
- 14:18 02-04-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với mỗi người dân, các số điện thoại 113, 114, 115 đều đã thuộc và in sâu vào trí nhớ là để sử dụng cho mục đích báo cho lực lượng chức năng về các tình huống khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự, hỏa hoạn – cứu hộ cứu nạn, cấp cứu. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay, các số máy này đang bị một số người dân thiếu ý thức gọi điện hoang báo, quấy rối, chọc phá làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp nhận xử lý các tin báo liên quan đến tính mạng, tài sản con người và tình hình ANTT.
Đã 15 năm đi vào vận hành hoạt động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Nghệ An. Và mỗi ngày nhân viên trực tổng đài ở đây phải nhận hàng trăm cuộc gọi đến, trong đó có trên 50% là những cuộc gọi quấy rối, có lời lẽ xúc phạm, gây phiền hà của đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội.
Anh Trần Văn Phú – Nhân viên trực tổng đài 115, Bệnh viện 115 Nghệ An chia sẻ: “Chúng tôi trực hàng ngày ở đây thường nhận biết được số lượng học sinh cuối tuần nghỉ ở nhà rồi cầm điện thoại nghịch. Một số thanh niên tụ tập vừa cười, vừa gọi điện thoại, trong đó có không ít cuộc gọi ảo, gọi đến báo tai nạn nhưng không báo địa điểm…”
Việc xác định nội dung và sự chính xác về nguồn tin từ các cuộc gọi khẩn cấp báo cấp cứu hiện nay chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm, nên không ít các chuyến xuất xe đi của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Nghệ An phải trở về không.
Anh Trần Văn Phú – Nhân viên trực tổng đài 115, Bệnh viện 115 Nghệ An chia sẻ: “Chúng tôi trực hàng ngày ở đây thường nhận biết được số lượng học sinh cuối tuần nghỉ ở nhà rồi cầm điện thoại nghịch. Một số thanh niên tụ tập vừa cười, vừa gọi điện thoại, trong đó có không ít cuộc gọi ảo, gọi đến báo tai nạn nhưng không báo địa điểm…”
Việc xác định nội dung và sự chính xác về nguồn tin từ các cuộc gọi khẩn cấp báo cấp cứu hiện nay chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm, nên không ít các chuyến xuất xe đi của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Nghệ An phải trở về không.
Những cuộc gọi cấp cứu ảo đe doạ sự trợ giúp cần thiết của các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy cấp. (Ảnh minh hoạ)
Theo thống kê, năm 2013 trung tâm có đến 700 chuyến xuất xe nhưng không đón được bệnh nhân; năm 2014 là 870 chuyến và năm 2015 có đến 950 chuyến. Điều này đã gây nên sự lãng phí không đáng có và thiệt hại về ngân sách, nguồn thu cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Nghệ An. Tuy nhiên thiệt thòi và thậm chí là nguy hiểm nhất là khi xảy ra các sự cố liên quan đến tính mạng con người, tổng đài 115 phải tiếp nhận cùng lúc nhiều cuộc gọi đến quấy rối tại cùng một thời điểm và việc lựa chọn để đến đúng nơi có người bệnh là rất khó.
Phó Giám đốc Bệnh viện 115 – ông Phạm Văn Long cho biết thêm: “Chúng tôi chỉ lắp được 3 máy cố định gọi trượt. Cùng một lúc 3 cuộc gọi đến quấy rối thì chúng tôi không tiếp cận được với bệnh nhân. Cái đó là thực tế, nó xảy ra hàng ngày hàng giờ, thậm chí là họ đùa nghịch sang đêm.”
Tình trạng các cuộc gọi điện thoại ảo, quấy rối cũng diễn ra một cách phổ biến và trở nên quen thuộc đối với các nhân viên trực tổng đài 114. Hàng ngày trung tâm nhận báo cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của Nghệ An cũng phải tiếp nhận gần 1.000 cuộc gọi đến, trong đó các thông tin về sự cố gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Lực lượng phản ứng nhanh 114 tiếp nhận gần 1.000 cuộc điện thoại mỗi ngày.
Chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó với tình trạng cuộc gọi ảo, Đại úy Nguyễn Cảnh An – Đội trưởng Đội Thông tin – Cơ yếu, Cảnh sát PC & CC Nghệ An nói: “Chúng tôi cũng đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm, khi nhận thông tin báo cháy sẽ gọi điện đến các cơ quan công an gần nhất để xác minh sau đó mới báo cáo cho cấp trên để ra lệnh cho các đơn vị chiến đấu xuất xe.”
Phần lớn các số điện thoại gọi đến các số khẩn cấp đều là số di động, sử dụng sim rác, thậm chí là không có tiền trong tài khoản vẫn thực hiện được các cuộc gọi. Cho nên việc xác định rõ đối tượng để xử lý các hành vi vi phạm cũng gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù chế tài xử phạt đối với các hành vi báo cháy giả đã được ban hành. “Theo nghị định 167 ngày 12 tháng 11 năm 2013, điều 40 có nêu rõ những trường hợp báo cháy giả pahir chịu xử phạt từ 2 – 5 triệu đồng” - Đại tá Vũ Ngọc Duệ - Trưởng phòng Tham mưu, Cảnh sát PC & CC Nghệ An cho hay.
Trên thực tế, từ trước đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xử phạt được một trường hợp nào liên quan đến báo cháy giả. Còn các hành vi quấy rối, xúc phạm, báo các sự cố khẩn cấp đến các số điện thoại 113, 114, 115 gần như vẫn diễn ra hàng ngày nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát và thẩm quyền xử lý của các cơ quan chức năng và chưa có các chế tài của pháp luật.
Tác giả bài viết: Thái Dương