"Điểm tựa" cho thanh niên ở một xã vùng cao
- 10:08 18-03-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “Thanh niên là rường cột của nước nhà”, anh Vi Văn Cảnh không chỉ là một bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết mà còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế, trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở một xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Châu Thái, huyện Quỳ Hợp.
Sinh ra và lớn lên tại bản Chảo, xã Châu Thái, từ nhỏ anh Vi Văn Cảnh đã luôn tích cực tham gia công tác Đội, Đoàn thanh niên tại địa phương. Đến năm 2004, nhờ nhiệt tình, năng nổ trong công tác Đoàn, anh đã được bầu làm bí thư chi đoàn bản Xàn, năm 2005 làm phó bí thư đoàn xã và đến tháng 8-2010, anh Cảnh được tín nhiệm bầu giữ trọng trách Bí thư Đoàn xã Châu Thái.
Với trách nhiệm của một thủ lĩnh thanh niên ở cơ sở, anh Cảnh đã xác định “mình làm tốt thì mới khuyến khích được anh em”, năm 2010, sau khi lập gia đình anh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để làm vốn. Do chưa có kinh nghiệm nên bước đầu vợ chồng anh chỉ nuôi 1 con lợn nái để lấy giống. Vừa chăn nuôi vừa học hỏi rút kinh nghiệm lứa lợn đầu tiên của vợ chồng anh đã đẻ được 12 con lợn con. Sau 2 tháng chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con đã được xuất bán và đem về gần 10 triệu lãi ròng cho gia đình anh Cảnh. Nhận thấy nuôi lợn tuy lãi không lớn nhưng đều và có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, vợ chồng anh tiếp tục nhân giống và xây dựng chuồng trại, hầm khí Bioga, mua máy xay xát để vừa phục vụ gia đình, vừa kinh doanh dịch vụ. Từ đó đến nay, đàn lợn của gia đình anh luôn có từ 30-40 con, mỗi năm xuất bán được 7 lứa, đem về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/năm.
Với trách nhiệm của một thủ lĩnh thanh niên ở cơ sở, anh Cảnh đã xác định “mình làm tốt thì mới khuyến khích được anh em”, năm 2010, sau khi lập gia đình anh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để làm vốn. Do chưa có kinh nghiệm nên bước đầu vợ chồng anh chỉ nuôi 1 con lợn nái để lấy giống. Vừa chăn nuôi vừa học hỏi rút kinh nghiệm lứa lợn đầu tiên của vợ chồng anh đã đẻ được 12 con lợn con. Sau 2 tháng chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con đã được xuất bán và đem về gần 10 triệu lãi ròng cho gia đình anh Cảnh. Nhận thấy nuôi lợn tuy lãi không lớn nhưng đều và có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, vợ chồng anh tiếp tục nhân giống và xây dựng chuồng trại, hầm khí Bioga, mua máy xay xát để vừa phục vụ gia đình, vừa kinh doanh dịch vụ. Từ đó đến nay, đàn lợn của gia đình anh luôn có từ 30-40 con, mỗi năm xuất bán được 7 lứa, đem về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/năm.
Với ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng, anh Vi Văn Cảnh đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp với thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm
Ngoài chăn nuôi lợn, vợ chồng anh Cảnh còn nuôi thêm hàng trăm con gia cầm như gà, vịt, ngan, chim bồ câu, trồng 4ha keo và bán hàng tạp hóa cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Hiện anh Cảnh cũng đang nuôi thử nghiệm dế mèn, loại côn trùng được coi là ít vốn, dễ nuôi, nhanh cho thu nhập.
Chia sẻ về những việc làm của mình anh Cảnh cho biết:“Xuất phát từ một người là bí thư đoàn xã, mình phải là người đi đầu, triển khai tất cả các chương trình như áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi và làm thế nào đó để cho các bạn ĐVTN ở các xóm bản hướng tới mục tiêu làm giàu chính đáng cho bản thân, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung của xã nhà”.
Cùng với phát triển kinh tế gia đình, anh Cảnh luôn động viên, hướng dẫn các bạn đoàn viên thanh niên tận dụng lợi thế đất rộng và bám sát Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của xã để xây dựng các mô hình kinh tế. Đến nay, tổng số vốn Đoàn xã quản lý là hơn 3,1 tỷ đồng, hỗ trợ thanh niên vay vốn xây dựng được 15 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Đoàn xã Châu Thái và riêng cá nhân anh Vi Văn Cảnh luôn được Huyện đoàn xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện đoàn kiểm tra mô hình anh Cảnh để nhân rộng trong thanh niên toàn huyện
Anh Nguyễn Đình Thuận, Bí thư huyện đoàn Quỳ Hợp ghi nhận:“Đồng chí Vi Văn Cảnh là một bí thư đoàn xã nhiệt tình, năng nổ trong công tác. Đồng thời, đồng chí cũng biết phát huy lợi thế ở địa phương để phát triển kinh tế hộ gia đình và từ mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng rừng của đồng chí, chúng tôi thấy đây là một trong những điển hình thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quỳ Hợp vừa làm tốt công tác của Đoàn, vừa phát triển kinh tế, là một mô hình cho thanh niên học tập và làm theo”.
Bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, anh Vi Văn Cảnh đã trở thành người thủ lĩnh luôn đi đầu trong mọi phong trào, góp phần xây dựng hình ảnh thanh niên dân tộc thiểu số của thời đại mới, không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu cho gia đình và chung sức xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tác giả bài viết: Trâm Anh