‘Hơn 30 năm trên thuyền, muốn lên bờ cũng chẳng có đất mà lên’
- 16:29 06-03-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chồng mất đi, một mình chị nuôi 2 người con, thế nhưng sức khỏe chị càng ngày càng giảm sút, hàng đêm ôm người con gái út mới 4 tuổi chị mong ước được lên bờ để các con sống tốt hơn.
Chúng tôi đến “căn nhà” của chị Nguyễn Thị Thắng (SN 1981) khối 6B, phường Cửa Nam, TP Vinh (Nghệ An) khi ánh nắng chiều tà đã dần tắt. Gọi là nhà vì đây là nơi che mưa che nắng cho 3 mẹ con chị, nhưng thực ra chính xác hơn nó là một con thuyền được neo giữ ven sông Cửa Tiền.
Có ai ngờ rằng ở giữa TP Vinh này vẫn có người sống không nhà, không cửa như thế này. Nhưng vì cuộc sống khốn khó, nhiều người phải bỏ quê hương tha phương cầu thực chỉ mong kiếm sống qua ngày. Thế mà chị Thắng lắc đầu: “Tôi đã ở đây gần 30 năm rồi!” khiến chúng tôi nín lặng ngậm ngùi trước một phận người khổ cực của chị.
Có ai ngờ rằng ở giữa TP Vinh này vẫn có người sống không nhà, không cửa như thế này. Nhưng vì cuộc sống khốn khó, nhiều người phải bỏ quê hương tha phương cầu thực chỉ mong kiếm sống qua ngày. Thế mà chị Thắng lắc đầu: “Tôi đã ở đây gần 30 năm rồi!” khiến chúng tôi nín lặng ngậm ngùi trước một phận người khổ cực của chị.
Nơi trú mưa nắng của gia đình nhà chị Thắng
Quê của chị Thắng ở xã Đức Giang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), thế nhưng sau khi người bố của chị mất sớm, vì cuộc sống quá khó khăn, mẹ chị đã đưa 5 anh em chị đến đây. “Lúc đó, tôi còn nhỏ nhưng nhớ rất rõ, khu vực này còn hoang vắng, khúc sông này còn rộng, nước còn sạch và nhiều tôm cá. Mẹ tôi đưa chúng tôi đến đây cũng mua một chiếc thuyền, cả nhà cứ lênh đênh sống trên sông như vậy, người thì vào chợ làm thuê, người thì đánh bắt cá để sống qua ngày”, chị Thắng nhớ lại.
Chúng tôi hỏi chị có được đi học không, thì người phụ nữ nghèo này ngại ngùng lắc đầu, chị Thắng cho biết vì gia đình quá đông con, một mình mẹ lao động cực nhọc kiếm cái ăn là đã quá sức rồi.
“Vì lao động quá sức nên mẹ tôi sớm đổ bệnh rồi qua đời, 5 anh em chúng tôi cũng bắt đầu phân tán từ đó, cứ sống mãi nơi đây sao kiếm ăn được. Tôi không biết đi đâu nên vẫn ở đây, có gì làm nấy, tự mình nuôi sống mình chứ không thể trông chờ được vào ai”.
Chị muốn tương lai con gái mình không lênh đênh sông nước nữa nhưng lực bất tòng tâm
Trong thời gian làm cát thuê trên sông, chị gặp anh Nguyễn Văn Đệ (SN 1977) quê tại xã Hưng Lợi, xã Hưng Nguyên (Nghệ An). Giữa cuộc sống mù mịt, tối tăm, hai con người nghèo khổ cảm mến mà tự nguyện đến với nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Đó là năm 1998, nhưng vì đói khổ nên chúng tôi có tổ chức gì đâu, cứ về sống thế thôi. Chúng tôi bàn nhau mua một con thuyền mới làm nơi trú ngụ tạm thời, mong rằng một ngày đó sẽ đủ tiền mua đất xây nhà trên bờ”, chị Thắng chia sẻ.
Hằng ngày, anh đạp xe xích lô, chị vào chợ làm thuê, rồi lần lượt 2 người con của anh chị ra đời như tiếp nối sự hạnh phúc. “Lấy anh ấy tôi không hề hối hận, chúng tôi có với nhau cả con trai và con gái. Điều duy nhất mà khiến vợ chồng phải suy nghĩ là hoàn cảnh quá nghèo, dù cố gắng đến mấy thì chúng tôi cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Ước mong được lên bờ càng lúc càng xa vời, đặc biệt là khi anh Đệ mất đột ngột vì bị tai nạn tàu hỏa”.
Anh ra đi vào những ngày cuối năm 2015, gia đình chị phải chịu nỗi đau quá lớn. Ôm người con gái chỉ mới 4 tuổi vào lòng, chị khóc cho số phận mình, chị khóc cho tương lai của các con. Rồi những ngày tiếp theo, chị và các con sẽ sống như thế nào khi thiếu đi trụ cột gia đình.
“Tiền không có, vào lúc đó tôi thực sự không biết nên làm thế nào nữa. May mắn tôi có được hàng xóm tốt, mọi người chung tay giúp tôi tổ chức lễ tang cho chồng. Sau đó họ hàng bên nội xuống và đưa anh về quê an táng. Cái Tết vừa rồi đối với tôi như ở dưới địa ngục, mọi người hồ hởi dọn dẹp nhà cửa, mua sắm quần áo, còn gia đình chúng tôi thì vắng lặng…”, chị Thắng nghẹn ngào nói.
Gia đình chị giờ đây có người con trai lớn là Nguyễn Văn Hiếu (SN 1999) đã phải bỏ học từ năm lớp 10, thể trạng ốm yếu nên em vừa đi làm được mấy hôm thì lăn ra ốm, từ đó đến nay chẳng thể làm công việc nặng nhọc mà chỉ phụ giúp mẹ các công việc lặt vặt.
Chị Thắng giờ lại phải thay chồng đảm nhận trụ cột gia đình, nhưng sức khỏe của chị không còn được như xưa, công việc trong chợ thì quá nặng nhọc, chị đành thả lưới hằng đêm bắt tôm, cá ở sông Cửa Tiền rồi sáng mai đưa vào chợ Vinh bán. Ngoài ra ở trong chợ ai gọi gì thì chị làm nấy, mọi người biết hoàn cảnh nên cũng thương, thường xuyên gọi chị làm việc.
“Tiền tôi kiếm được để mua thức ăn hàng ngày và đóng học phí cho người con gái thứ hai là cháu Nguyễn Phương Thảo (SN 2011), cháu giờ đang học ở trường Màn non Mây Ngọc. Tôi có thể đói nhưng nhất quyết không để con tôi đói. Tôi cũng muốn cho con học nữa, tôi mù chữ đã khổ lắm rồi, con tôi phải học cái chữ để kiếm được việc làm tốt hơn”, chị Thắng xót xa chia sẻ.
“Tiền không có, vào lúc đó tôi thực sự không biết nên làm thế nào nữa. May mắn tôi có được hàng xóm tốt, mọi người chung tay giúp tôi tổ chức lễ tang cho chồng. Sau đó họ hàng bên nội xuống và đưa anh về quê an táng. Cái Tết vừa rồi đối với tôi như ở dưới địa ngục, mọi người hồ hởi dọn dẹp nhà cửa, mua sắm quần áo, còn gia đình chúng tôi thì vắng lặng…”, chị Thắng nghẹn ngào nói.
Gia đình chị giờ đây có người con trai lớn là Nguyễn Văn Hiếu (SN 1999) đã phải bỏ học từ năm lớp 10, thể trạng ốm yếu nên em vừa đi làm được mấy hôm thì lăn ra ốm, từ đó đến nay chẳng thể làm công việc nặng nhọc mà chỉ phụ giúp mẹ các công việc lặt vặt.
Chị Thắng giờ lại phải thay chồng đảm nhận trụ cột gia đình, nhưng sức khỏe của chị không còn được như xưa, công việc trong chợ thì quá nặng nhọc, chị đành thả lưới hằng đêm bắt tôm, cá ở sông Cửa Tiền rồi sáng mai đưa vào chợ Vinh bán. Ngoài ra ở trong chợ ai gọi gì thì chị làm nấy, mọi người biết hoàn cảnh nên cũng thương, thường xuyên gọi chị làm việc.
“Tiền tôi kiếm được để mua thức ăn hàng ngày và đóng học phí cho người con gái thứ hai là cháu Nguyễn Phương Thảo (SN 2011), cháu giờ đang học ở trường Màn non Mây Ngọc. Tôi có thể đói nhưng nhất quyết không để con tôi đói. Tôi cũng muốn cho con học nữa, tôi mù chữ đã khổ lắm rồi, con tôi phải học cái chữ để kiếm được việc làm tốt hơn”, chị Thắng xót xa chia sẻ.
Chồng chị Thắng mất đi để lại gánh nặng nuôi 2 con cho chị
Trao đổi về gia đình chị Thắng, cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng trường Mầm non Mây Ngọc cho biết: “Gia đình cháu Thảo vô cùng khó khăn, hôm Tết chúng tôi mới vào thăm, trong nhà chẳng có gì ăn được cả, tội nghiệp vô cùng. Sau đó, các giáo viên bàn nhau quyên góp tiền ủng hộ nhưng cũng chẳng được là bao. Tôi đang xem xét sẽ miễn học phí cho cháu Thảo, chứ thực ra gia đình ăn còn không đủ thì lấy đâu ra mà đóng học phí”.
Ông Trần Văn Trí, Chủ tịch phường Cửa Nam (TP Vinh) cũng xác nhận hoàn cảnh chị Thắng vô cùng khó khăn: “Trước đó chúng tôi nhiều lần đi vận động các hộ dân ở đây lên bờ sống nên đã vào thuyền chị Thắng. Mới đây anh Đệ lại chẳng may mất đi nên cuộc sống của chị Thắng càng lúc càng khổ hơn. Chúng tôi cũng tạo điều kiện có thể nhất cho chị Thắng rồi, nhưng do không có hộ khẩu ở đây nên chính quyền địa phương cũng bất lực”.
Hỏi về việc tại sao không lên bờ, thì chị Thắng cho biết: “Có ai muốn ở thuyền đâu, nhưng gia đình tôi làm gì có đất mà ở nữa. Hai bên nội ngoại đều nghèo, hơn nữa nếu về quê ruộng không có để canh tác thì lấy gì mà sống. Ở đây tuy công việc nặng nhọc nhưng cố gắng qua ngày thì vẫn có cơm ăn”.
Chia tay chị Thắng là lúc mặt trời đã tắt, nhìn hai mẹ con ôm nhau trong thuyền nhìn ra mà lòng chúng tôi buồn vô hạn. Màn đêm bao phủ con thuyền nhỏ bé đó, cũng bao phủ lấy cuộc đời của những con người khốn khố. Câu nói cuối cùng của chị Thắng cứ ám ảnh chúng tôi trên quãng đường về: “Cuộc sống tôi khổ lâu nay quen rồi, nhưng con tôi còn quá nhỏ, không thể chịu khổ như tôi được, cả tương lai phía trước thì cháu sẽ phải làm sao đây?”.
Các nhà hảo tâm muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình, giúp tương lai các cháu có cuộc sống ổn định có thể liên hệ theo địa chỉ: - chị Nguyễn Thị Thắng (SN 1981) tạm trú khối 6B, phường Cửa Nam, TP Vinh (Nghệ An). SĐT: 01629834768 |
Tác giả bài viết: Anh Ngọc