Những món ngon lạ miệng làm từ... hoa ở Việt Nam
- 08:56 29-12-2015
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ những loài hoa giản dị, nhưng dưới sự chế biến khéo léo của người nấu bếp đã tạo nên vô số món ăn hấp dẫn, mang hương vị đặc biệt. Hoa hóa thân trong ẩm thực tạo nên những món ăn tinh tế.
Không chỉ là loài thực vật tô điểm cho cuộc đời thêm tươi, một số loại hoa tại Việt Nam còn được người dân tận dụng chế biến thành nhiều món ngon. Tùy theo vùng miền sẽ có những loại hoa đặc trưng riêng. Một số hoa được sử dụng như nguyên liệu nấu ăn phải kể tới hoa ban, thiên lý, điên điển, hoa chuối, so đũa, hoa bí…
Hoa ban
Là linh hồn của núi rừng Tây Bắc, hoa ban nở trắng trời mỗi độ xuân về, mang lại cho vùng đất miền cao nét đẹp riêng mà mộc mạc. Loài hoa mang vẻ đẹp thuần khiết, còn ẩn chứa trong mình giai thoại về tình yêu bất tử. Người Thái dùng hoa ban để chế biến thành món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm.
Nộm hoa ban là món ăn truyền thống của người Thái với cách chế biến cầu kỳ, thường làm khi nhà có khách quý. Trong khi đó, hoa ban xào măng đắng lại có vị ngọt bùi, dịu nhẹ. Canh hoa ban hấp dẫn bởi hương thơm và vị ngọt mát, cánh hoa mềm nhưng không nát. Không chỉ là món ăn, cách chế biến hoa ban còn thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực của người Thái.
Hoa sen
Nếu như những loại hoa khác tạo nên món ăn dân dã, mộc mạc, thì hoa sen lại mang tới sự tao nhã, tinh tế. Là loài hoa lành tính, mát ngọt, mọi bộ phận của cây này đều có thể chế biến thành món ăn như hạt sen, nhụy sen, củ sen, ngó sen, hay thậm chí cả cánh sen. Từ chè sen nhãn lồng, gỏi ngó sen, sữa sen cho tới cơm sen cung đình Huế đều mang hương vị đặc trưng trong ẩm thực Việt.
Hoa chuối
Là thứ rau dân dã, hoa chuối được chế biến thành món ăn hấp dẫn mà giàu chất dinh dưỡng. Phổ biến nhất phải kể tới nộm hoa chuối ở miền Bắc, còn miền Nam lại gọi là gỏi bắp chuối. Món nộm là sự tổng hòa của đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, với vị hơi chát của hoa chuối, hòa cùng cái giòn béo của tai heo, bùi nhậy của lạc, thanh mát của rau thơm. Ngoài ra, hoa chuối còn được tận dụng trong các món ăn gia đình như canh hoa chuối, bún bung, hoa chuối hầm chân giò…
Thiên lý
Giữa tiết trời nóng nực mùa hè, mâm cơm các gia đình lại dịu mát hơn với những món ăn chế biến từ hoa thiên lý. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, loại hoa này còn mang tác dụng giải nhiệt, giúp ngon giấc.
Chế biến hoa thiên lý không cầu kỳ, dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm. Các bà nội trợ thường chọn những bông còn nụ, ngâm qua nước cho sạch cát bụi rồi mang vào xào thịt bò hay nấu canh. Canh hoa lý có mùi thơm dịu mát như mang cả gió hè vào nhà.
Bông điên điển
Tới miền Tây sông nước, thực khách chẳng thể bỏ qua những sản vật vùng nước nổi và cả loài hoa giản dị: bông điên điển. Đến độ mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm, bông điên điển lại nở rộ trên cánh đồng. Loài hoa được coi là đặc sản miền sông nước được người dân chế biến đủ loại như muối chua, xào tép, nộm, nấu canh chua cùng cá linh…
So đũa
Cây so đũa được người dân các tỉnh Nam Bộ trồng làm cảnh, riêng phần non của hoa, lá thường dùng như rau. So đũa có vị ngọt hơi đắng nhưng mát, đặc biệt thích hợp vào ngày hè oi nồng. Người nội trợ thường luộc bông so đũa với nhiều loại rau quả rồi chấm cùng kho quẹt, nấu canh chua hay làm rau lẩu ăn kèm bún.
Hoa ban
Là linh hồn của núi rừng Tây Bắc, hoa ban nở trắng trời mỗi độ xuân về, mang lại cho vùng đất miền cao nét đẹp riêng mà mộc mạc. Loài hoa mang vẻ đẹp thuần khiết, còn ẩn chứa trong mình giai thoại về tình yêu bất tử. Người Thái dùng hoa ban để chế biến thành món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm.
Nộm hoa ban là món ăn truyền thống của người Thái với cách chế biến cầu kỳ, thường làm khi nhà có khách quý. Trong khi đó, hoa ban xào măng đắng lại có vị ngọt bùi, dịu nhẹ. Canh hoa ban hấp dẫn bởi hương thơm và vị ngọt mát, cánh hoa mềm nhưng không nát. Không chỉ là món ăn, cách chế biến hoa ban còn thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực của người Thái.
Hoa sen
Nếu như những loại hoa khác tạo nên món ăn dân dã, mộc mạc, thì hoa sen lại mang tới sự tao nhã, tinh tế. Là loài hoa lành tính, mát ngọt, mọi bộ phận của cây này đều có thể chế biến thành món ăn như hạt sen, nhụy sen, củ sen, ngó sen, hay thậm chí cả cánh sen. Từ chè sen nhãn lồng, gỏi ngó sen, sữa sen cho tới cơm sen cung đình Huế đều mang hương vị đặc trưng trong ẩm thực Việt.
Hoa chuối
Là thứ rau dân dã, hoa chuối được chế biến thành món ăn hấp dẫn mà giàu chất dinh dưỡng. Phổ biến nhất phải kể tới nộm hoa chuối ở miền Bắc, còn miền Nam lại gọi là gỏi bắp chuối. Món nộm là sự tổng hòa của đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, với vị hơi chát của hoa chuối, hòa cùng cái giòn béo của tai heo, bùi nhậy của lạc, thanh mát của rau thơm. Ngoài ra, hoa chuối còn được tận dụng trong các món ăn gia đình như canh hoa chuối, bún bung, hoa chuối hầm chân giò…
Thiên lý
Giữa tiết trời nóng nực mùa hè, mâm cơm các gia đình lại dịu mát hơn với những món ăn chế biến từ hoa thiên lý. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, loại hoa này còn mang tác dụng giải nhiệt, giúp ngon giấc.
Chế biến hoa thiên lý không cầu kỳ, dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm. Các bà nội trợ thường chọn những bông còn nụ, ngâm qua nước cho sạch cát bụi rồi mang vào xào thịt bò hay nấu canh. Canh hoa lý có mùi thơm dịu mát như mang cả gió hè vào nhà.
Bông điên điển
Tới miền Tây sông nước, thực khách chẳng thể bỏ qua những sản vật vùng nước nổi và cả loài hoa giản dị: bông điên điển. Đến độ mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm, bông điên điển lại nở rộ trên cánh đồng. Loài hoa được coi là đặc sản miền sông nước được người dân chế biến đủ loại như muối chua, xào tép, nộm, nấu canh chua cùng cá linh…
So đũa
Cây so đũa được người dân các tỉnh Nam Bộ trồng làm cảnh, riêng phần non của hoa, lá thường dùng như rau. So đũa có vị ngọt hơi đắng nhưng mát, đặc biệt thích hợp vào ngày hè oi nồng. Người nội trợ thường luộc bông so đũa với nhiều loại rau quả rồi chấm cùng kho quẹt, nấu canh chua hay làm rau lẩu ăn kèm bún.
Tác giả bài viết: Hoàng Hà