Cuối tuần du ngoạn đảo cò và xem rối nước ở Hải Dương
- 08:56 10-12-2015
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Về Hải Dương, du khách không nên bỏ qua đảo cò Chi Lăng Nam, xem múa rối nước hay thăm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Hải Dương tuy không phải là cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch nhưng lại hấp dẫn du khách bởi những di tích lịch sử lâu đời cùng phong cảnh bình yên, hữu tình. Tới đây, ngoài thăm thú các làng nghề truyền thống, bạn có thể bắt đầu bằng những hoạt động khám phá dưới đây:
Du ngoạn đảo cò Chi Lăng Nam
Đảo cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Với diện tích hơn 31.000 ha, nơi đây là khu vực sinh sống của khoảng 12.000 cá thể cò và 5.030 cá thể vạc. Các loại cò chính gồm lửa, ruồi, bợ, đen...., vạc có xám, xanh, đen...
Để tham quan, khách có hai lựa chọn là đạp vịt hoặc đi thuyền quanh các đảo nhỏ. Một tiếng động lớn cũng có thể khiến cả bầy xáo động. Từng đàn từ lùm cây vút lên nền trời xanh. Cùng tiếng kêu vang, tất cả tạo nên một khung cảnh ngoạn mục và hoang dã.
Chỉ mất khoảng một ngày để du khách đi hết đảo. Có những người tìm tới điểm homestay, nghỉ qua đêm để tận hưởng cảnh sắc yên bình cũng như tìm hiểu tỉ mỉ cuộc sống của cò. Nhờ đó, họ có thể quan sát thêm những cảnh tượng như lúc hàng đàn cò, vạc bay đi kiếm ăn vào sáng sớm và trở về lúc chiều tàn.
Du ngoạn đảo cò Chi Lăng Nam
Đảo cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Với diện tích hơn 31.000 ha, nơi đây là khu vực sinh sống của khoảng 12.000 cá thể cò và 5.030 cá thể vạc. Các loại cò chính gồm lửa, ruồi, bợ, đen...., vạc có xám, xanh, đen...
Để tham quan, khách có hai lựa chọn là đạp vịt hoặc đi thuyền quanh các đảo nhỏ. Một tiếng động lớn cũng có thể khiến cả bầy xáo động. Từng đàn từ lùm cây vút lên nền trời xanh. Cùng tiếng kêu vang, tất cả tạo nên một khung cảnh ngoạn mục và hoang dã.
Chỉ mất khoảng một ngày để du khách đi hết đảo. Có những người tìm tới điểm homestay, nghỉ qua đêm để tận hưởng cảnh sắc yên bình cũng như tìm hiểu tỉ mỉ cuộc sống của cò. Nhờ đó, họ có thể quan sát thêm những cảnh tượng như lúc hàng đàn cò, vạc bay đi kiếm ăn vào sáng sớm và trở về lúc chiều tàn.
Tháng 9 đến tháng 4 năm sau là thời gian cò, vạc làm tổ. Du khách có thể tận mắt chứng kiến những cánh cò trắng muốt hay cò con mới ra đời với đôi chân còn run rẩy. Ảnh: Diệu Huyền
Tham quan Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc thị xã Chí Linh. Nơi đây nổi tiếng là mảnh đất huyền thoại, gắn liền với các danh nhân kiệt xuất như Trần Hưng Đạo Đại Vương, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi… Điểm nhấn của di tích là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Chùa Côn Sơn tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, công trình có từ trước thời Trần và được trùng tu, mở rộng vào đời Lê. Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay, chùa chỉ là một công trình nhỏ, nép mình dưới tán lá xanh.
Du khách tới tham quan có thể chiêm ngưỡng cây sứ 600 tuổi, bia Thanh Hư Động ở sân, những tượng Phật cao 3 m trong Thượng điện hay tượng Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ ở nhà Tổ phía sau chùa.
Từ đây, khách leo thêm khoảng 600 bậc đá xen giữa rừng thông là đến đỉnh núi, nơi đặt một phiến đá rộng còn gọi là Bàn Cờ Tiên. Ở vị trí này, ai nấy có thể phóng tầm mắt quan sát xung quanh hay vào Vọng Lâu (bục gỗ tròn hay lục giác có mái che) để nghỉ ngơi.
Côn Sơn - Kiếp Bạc là địa danh quen thuộc và nổi tiếng ở Hải Dương. Ảnh: Hương Chi
Đền Kiếp Bạc nằm trên bến Lục Đầu Giang, cách chùa Côn Sơn chừng 5 km. Đây từng là nơi tích trữ lương thực và huấn luyện binh lính của Hưng Đạo Vương. Phía trước đền là ba cửa ra vào. Trên cổng mặt ngoài có chữ “Hưng thiên vô cực”, dưới là “Trần Hưng Đạo Vương từ”. Quang cảnh nơi này là thung lũng trù phú, xung quanh có núi Rồng bao bọc. Hiện đền còn lưu giữ 7 pho tượng bằng đồng, giếng Ngọc… thu hút du khách tới tham quan.
Tìm hiểu Văn miếu Mao Điền
Hải Dương là nơi sở hữu Văn miếu lớn thứ hai sau Văn miếu Quốc tử giám tại Hà Nội. Công trình này xây dựng giữa thế kỷ 15 tại thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Thời điểm đó Văn miếu có kiến trúc ấn tượng. Phần chính gồm hai tòa nhà lớn 7 gian có chạm hình rồng phượng, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan bề thế hay tháp Bút, đài Nghiên đắp nổi hình rồng...
Năm 1948, thực dân Pháp biến Mao Điền thành căn cứ chiếm đóng. Vì vậy, bom đạn chiến tranh đã tàn phá nơi này nặng nề. Đến năm 1973, công trình một lần nữa bị ảnh hưởng bởi trận bão lớn. Để bảo tồn di tích, năm 2002, Văn miếu được tu bổ lại đề chào đón khách tham quan.
18/2 âm lịch là ngày tổ chức lễ hội tôn vinh các tiến sĩ. Khi đến, ngoài tìm hiểu lịch sử Văn miếu và vùng đất học, du khách có thể tham gia thi đấu cờ tướng, thư pháp…
Với những người không thích ồn ào, ngày thường là thời gian lý tưởng hơn cả. Lúc này khu di tích trở nên yên tĩnh, toát lên vẻ trầm mặc vốn có. Bạn có thể dạo bước qua gốc gạo hơn 200 tuổi gần cổng ra vào, bước tới những cổ vật còn lưu dấu thời gian để nhìn lại thời kỳ lịch sử của dân tộc.
Xem múa rối nước
Con rối được làm từ gỗ sung nên nhẹ và dễ điều khiển trên mặt nước. Nhờ đó, các hoạt động trở nên linh hoạt, đem đến cảm xúc chân thật nhất tới du khách. Ảnh: Diệu Huyền
Hiện nay, Hải Dương còn lại 3 phường múa rối là Hồng Phong, Thanh Hải và Lê Lợi. Tất cả đều tận dụng ưu thế là địa điểm biểu diễn xen lẫn với nhà cửa, ruộng đồng. Nhờ vậy, du khách có được cảm giác gần gũi khi theo dõi.
Trong ao nước nhỏ nằm giữa xóm làng, một thủy đình được xây dựng làm địa điểm biểu diễn. Những câu chuyện ruộng đồng được người địa phương, thường quen với tay cầy tay cấy khơi gợi khéo léo. Các tiết mục múa tứ linh, chuyện chàng câu ếch… cứ thế diễn ra tự nhiên được du khách hưởng ứng nhiệt tình. Đây chính là hình ảnh quen thuộc tại xã Hồng Phong, một trong ba phường múa rối còn lại ở Hải Dương.
Khác với nhiều nơi, nghệ thuật múa rối ở đây có hệ thống điều khiển khác biệt. Nếu nhiều phường khác sử dụng sào đưa rối ra rồi giật dây, người dân nơi này cắm cọc âm dưới nước rồi nối dây lại. Khi đó, mỗi hoạt động, cử chỉ của “nhân vật” sẽ do sự khéo léo, tài tình của họ điều khiển.
Tác giả bài viết: Diệu Huyền