Những món quà vặt ăn rồi khó quên ở Đà Lạt
- 16:33 07-12-2015
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khí trời se lạnh, không gì ngon hơn củ khoai lang nướng còn nóng hổi hoặc chiếc bánh tráng nướng trứng cút thơm lừng.
Không chỉ là thiên đường cỏ hoa lãng mạn, của những ngôi nhà với lối kiến trúc mang tính khu biệt chập chùng cao thấp, Đà Lạt còn thu hút khách thập phương bởi nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ lạnh. Người dân địa phương gọi đó là những món quà vặt ăn rồi sẽ khó quên.
Bánh tráng nướng trứng cút
Đây là món ăn vặt đặc sản của người Đà Lạt, nói như thế không phải bởi cách chế biến quá cầu kỳ, cũng không phải do đầu bếp có bí quyết, mà đơn giản chỉ vì bạn được ăn nó tại vùng cao nguyên có khí hậu quanh năm se lạnh. Như nhận xét của rất nhiều người, trời lạnh, đi bộ mỏi chân và cái bụng đang đói thì bánh tráng nóng thơm phức, trên đó có mỡ hành, tôm khô và cái trứng cút béo béo là "đỉnh của đỉnh".
Nguyên liệu chính để làm nên món ăn là chiếc bánh tráng được làm từ bột gạo, tuy nhiên với công thức riêng, người Đà Lạt đã tạo nên một sản phẩm vừa dẻo vừa giòn. Khi nướng vàng, bánh không bị vỡ gãy như những loại bánh tráng của các vùng miền khác.
Cùng với bánh tráng, các đầu bếp vỉa hè còn sử dụng khô ruốc, mỡ hành, trứng cút, sa tế, mắm ruốc. Các loại nguyên liệu này được quét lên mặt bánh khi chiếc bánh đã nướng đến giòn. Sau khi nướng xong, người bán khéo léo cuộn chiếc bánh lại để khách thưởng thức bằng cách cầm và cho vào miệng nhai.
Thịt rừng rau củ quả nướng xiên que
Món ăn không lạ, tuy nhiên cũng như bánh tráng nướng trứng cút, nó ngon hơn nhờ ăn trong không khí se lạnh. Một điều khác nữa, món ăn tuyệt hơn bởi tất cả các loại nguyên liệu đều rất tươi. Củ quả dùng để nướng thường là ớt, hành tây, đậu bắp, cà tím hái ngoài vườn, thịt heo rừng cũng là loại thịt tươi.
Dễ phát hiện ra món ăn dù đứng từ xa bởi mùi sả, mùi sa tế và mùi thịt nướng thơm lừng theo khói tỏa khắp nơi. Theo lời khách đến thăm Đà Lạt, đang đói bụng và lạnh mà được cầm một que thịt nướng củ quả trên tay thì không còn gì bằng. Món ăn này ngon hơn nữa nếu được dùng kèm với rượu vang.
Bắp nướng khoai lang nướng
Cũng vẫn lấy cái đối lập về nhiệt độ để tạo sự cân bằng, món ăn nóng hổi "vừa thổi vừa ăn" tuy có cách chế biến đơn giản, chỉ cần cho khoai và bắp lên vỉ, dưới có một lò than hồng và trở đều đến khi chúng chín vàng là ăn được.
Nét riêng của món khoai lang nướng và cũng là thế mạnh của món khoai nướng Đà Lạt là khoai rất tươi, củ to nhưng vừa bùi vừa ngọt. Riêng món bắp, để thơm hơn và hấp dẫn hơn, người bán không chỉ nướng mà còn quét lên một lớp mỡ hành. Với hai món ăn không cầu kỳ, người mua chỉ mất chừng vài nghìn cho một củ khoai to hoặc một trái bắp.
Sữa đậu nành nóng
Đây được xem là món uống không thể bỏ qua của khách phương xa khi đến Đà Lạt. Đậu nành xay nhuyễn được các đầu bếp nấu ngay trên vỉa hè, nhiều nhất là dọc theo tuyến phố của chợ đêm hoặc dọc bờ hồ Xuân Hương.
Trong khí trời lành lạnh, chỉ cầm trong lòng hai bàn tay ly sữa nóng thôi đã đủ khiến du khách phải nhớ nhớ khi xa. Được nhận xét không còn béo thơm như cách đây mươi mười lăm năm, tuy nhiên sữa đậu nành nóng vẫn là thức uống thu hút được rất nhiều du khách.
Bánh tráng nướng trứng cút
Đây là món ăn vặt đặc sản của người Đà Lạt, nói như thế không phải bởi cách chế biến quá cầu kỳ, cũng không phải do đầu bếp có bí quyết, mà đơn giản chỉ vì bạn được ăn nó tại vùng cao nguyên có khí hậu quanh năm se lạnh. Như nhận xét của rất nhiều người, trời lạnh, đi bộ mỏi chân và cái bụng đang đói thì bánh tráng nóng thơm phức, trên đó có mỡ hành, tôm khô và cái trứng cút béo béo là "đỉnh của đỉnh".
Nguyên liệu chính để làm nên món ăn là chiếc bánh tráng được làm từ bột gạo, tuy nhiên với công thức riêng, người Đà Lạt đã tạo nên một sản phẩm vừa dẻo vừa giòn. Khi nướng vàng, bánh không bị vỡ gãy như những loại bánh tráng của các vùng miền khác.
Cùng với bánh tráng, các đầu bếp vỉa hè còn sử dụng khô ruốc, mỡ hành, trứng cút, sa tế, mắm ruốc. Các loại nguyên liệu này được quét lên mặt bánh khi chiếc bánh đã nướng đến giòn. Sau khi nướng xong, người bán khéo léo cuộn chiếc bánh lại để khách thưởng thức bằng cách cầm và cho vào miệng nhai.
Thịt rừng rau củ quả nướng xiên que
Món ăn không lạ, tuy nhiên cũng như bánh tráng nướng trứng cút, nó ngon hơn nhờ ăn trong không khí se lạnh. Một điều khác nữa, món ăn tuyệt hơn bởi tất cả các loại nguyên liệu đều rất tươi. Củ quả dùng để nướng thường là ớt, hành tây, đậu bắp, cà tím hái ngoài vườn, thịt heo rừng cũng là loại thịt tươi.
Dễ phát hiện ra món ăn dù đứng từ xa bởi mùi sả, mùi sa tế và mùi thịt nướng thơm lừng theo khói tỏa khắp nơi. Theo lời khách đến thăm Đà Lạt, đang đói bụng và lạnh mà được cầm một que thịt nướng củ quả trên tay thì không còn gì bằng. Món ăn này ngon hơn nữa nếu được dùng kèm với rượu vang.
Bắp nướng khoai lang nướng
Cũng vẫn lấy cái đối lập về nhiệt độ để tạo sự cân bằng, món ăn nóng hổi "vừa thổi vừa ăn" tuy có cách chế biến đơn giản, chỉ cần cho khoai và bắp lên vỉ, dưới có một lò than hồng và trở đều đến khi chúng chín vàng là ăn được.
Nét riêng của món khoai lang nướng và cũng là thế mạnh của món khoai nướng Đà Lạt là khoai rất tươi, củ to nhưng vừa bùi vừa ngọt. Riêng món bắp, để thơm hơn và hấp dẫn hơn, người bán không chỉ nướng mà còn quét lên một lớp mỡ hành. Với hai món ăn không cầu kỳ, người mua chỉ mất chừng vài nghìn cho một củ khoai to hoặc một trái bắp.
Sữa đậu nành nóng
Đây được xem là món uống không thể bỏ qua của khách phương xa khi đến Đà Lạt. Đậu nành xay nhuyễn được các đầu bếp nấu ngay trên vỉa hè, nhiều nhất là dọc theo tuyến phố của chợ đêm hoặc dọc bờ hồ Xuân Hương.
Trong khí trời lành lạnh, chỉ cầm trong lòng hai bàn tay ly sữa nóng thôi đã đủ khiến du khách phải nhớ nhớ khi xa. Được nhận xét không còn béo thơm như cách đây mươi mười lăm năm, tuy nhiên sữa đậu nành nóng vẫn là thức uống thu hút được rất nhiều du khách.
Tác giả bài viết: Mr True