7 địa điểm kinh dị bậc nhất của đất nước vạn đảo Indonesia
- 10:13 24-10-2015
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mùa không cần tốn tiền chơi nhà ma, chỉ cần dành một đêm thám hiểm những địa điểm này là đã quá “tuyệt vời” rồi.
Có những địa điểm trên thế giới không hề đẹp hay đặc sắc nhưng vẫn nổi tiếng bởi các câu chuyện kì bí không hồi kết xung quanh nó.
Ở quốc gia vạn đảo Indonesia không hề thiếu những điểm đến như vậy. Rất khó để miêu tả chính xác những nơi này nhưng các sự kiện trong quá khứ đủ để chứng minh sự hiện diện của một “cái gì đó” bí hiểm.
1. Khu vui chơi Taman Festival Bali, Sanur, Bali
Taman Festival là một khu vui chơi giải trí với quy mô lớn bị bỏ hoang khi đang thi công dang dở, cách biển Sanur khoảng 20 phút di chuyển bằng xe đạp.
Công viên được mở lần đầu vào năm 1997 và đóng cửa vào năm 2000, từ đó không ai lui tới nơi này nữa. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, nơi đây có một số con thú bị bỏ lại, gồm có cá sấu và rùa.
Taman Festival là một khu vui chơi giải trí với quy mô lớn bị bỏ hoang khi đang thi công dang dở. (Ảnh: Internet)
Công viên giờ đây như một vùng đất nơi thời gian dừng lại. Phòng vé và những bảng hiệu vẫn còn nguyên nhưng rễ cây, dây leo bò chằng chịt khắp nơi, trông không khác gì một thành phố ma.
Công viên giờ đây như một vùng đất nơi thời gian dừng lại. (Ảnh: Internet)
2. Lawang Sewu, Semarang, Trung Java
Lawang Sewu (có nghĩa là Ngôi Nhà Nghìn Cửa) ẩn chứa rất nhiều câu chuyện li kì nhưng ngày nay hầu như đã bị quên lãng. Tòa nhà rộng lớn này giờ đây chỉ là một nơi trống vắng và hoang tàn.
Tòa nhà rộng lớn Lawang Sewu giờ đây chỉ là một nơi trống vắng và hoang tàn. (Ảnh: Internet)
Được người Hà Lan xây dựng vào giữa thế kỉ 19 để làm trụ sở cho công ty đường sắt Dutch Indies, tòa nhà này từng là công trình nổi bật nhất trong vùng nhưng đến những năm 1940, nơi đây lại bị quân đội Nhật chiếm đóng.
Vào ban ngày, nơi đây vẫn tối tăm và lạnh lẽo đến rợn người. (Ảnh: Internet)
Những cuộc tra khảo tàn khốc thường xuyên diễn ra ở đây, rất nhiều phạm nhân, vì không chịu nổi các đòn tra tấn dã man, đã chết một cách oan ức.
Đây cũng là nguồn gốc phát sinh của những câu chuyện ma quái mà người đời truyền miệng nhau về tòa nhà này.
Các cuộc tra khảo tàn khốc thường xuyên diễn ra ở đây, rất nhiều phạm nhân, vì không chịu nổi những đòn tra tấn dã man, đã chết một cách oan ức. (Ảnh: Internet)
Hai giai thoại nổi tiếng nhất là ma không đầu lang thang dọc hành lang và hồn ma của một cô gái trẻ người Hà Lan tự sát trong tòa nhà không rõ lí do.
Nhưng có lẽ, do thiết kế đặc biệt và không khí u ám bên trong tòa nhà đã vô tình trở thành chất liệu hấp dẫn cho những câu chuyện ma quái chưa được xác thực.
3. Xác chết biết đi ở Tana Toraja, Nam Sulawesi
Nếu bạn không tin có xác chết biết đi tồn tại trên đời thì hãy đến ngay làng Tana Toraja ở nam Sulawesi, Indonesia để chứng kiến người dân ở đây… gọi xác chết dậy và đi lại như người bình thường nhé.
Người ta đồn rằng, một số ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở Toraja vẫn duy trì tục lệ cổ: các pháp sư sẽ thì thầm một câu thần chú với xác chết trước khi chôn để có thể tự mình đi đến mộ phần.
Mộ trong hang của người làng Tana Toraja. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, ở Toraja còn có nghi thức đưa đám và chôn cất khá độc đáo. Quan tài được đặt trong hang động, một ngôi mộ đá hoặc treo trên vách núi, trong đó chứa những vật dụng mà người quá cố sẽ cần ở thế giới bên kia.
Những người giàu có thường được chôn trong ngôi mộ đá chạm khắc cầu kì từ vách núi. Ngôi mộ này thường rất tốn kém và phải mất vài tháng để hoàn thành.
Quan tài của trẻ em hoặc người chết trẻ có thể được treo bằng dây trên vách đá hoặc cây cao. Sợi dây chỉ có thể “trụ” được vài năm cho đến khi bị mục nát và quan tài sẽ rơi xuống.
Nếu bạn không tin có xác chết biết đi tồn tại trên đời thì hãy đến ngay làng Tana Toraja ở nam Sulawesi, Indonesia để chứng kiến người dân ở đây… gọi xác chết dậy và đi lại như người bình thường. (Ảnh: Internet)
4. Chợ Bubrah, núi Merapi, Yogyakarta
Chợ Bubrah nằm ở sườn phía nam của núi Merapi, Yogyakarta. Trước đây từng là miệng núi lửa, chợ Bubrah chỉ toàn đá và cát, được cho là “ngôi nhà chung” của các linh hồn vất vưởng ở núi Merapi.
Chợ Bubrah nằm ở sườn phía nam của núi Merapi, Yogyakarta. (Ảnh: Internet)
Theo lời kể của người dân bản địa, vào ban đêm, họ thường nghe thấy âm thanh của đám đông như một phiên họp chợ từ khu vực chợ Bubrah này.
5. Thị trấn Batavia, Jakarta
Thị trấn Jakarta cũ là tiền thân của thành phố Jakarta ngày nay, được người Hà Lan xây dựng vào thế kỉ 16 và có tên gọi là Batavia.
Batavia có cơ sở hạ tầng giống thị trấn ở Hà Lan với những dãy nhà bị kênh đào chia cắt, được bao quanh bởi một bức tường kiên cố và hào sâu.
Ngày nay, nhiều người cho rằng nơi này là một trong những địa điểm bị “ma ám” nặng nhất ở Jakarta với nhiều tòa nhà bị bỏ hoang và trông rất hoang tàn. (Ảnh: Internet)
Ngày nay, nhiều người cho rằng nơi này là một trong những địa điểm bị “ma ám” nặng nhất ở Jakarta với nhiều tòa nhà bị bỏ hoang và trông rất hoang tàn.
Những tòa nhà cũ ở đây từng là nhà tù của thực dân Hà Lan, chuyên dùng để tra tấn tù nhân trong thời kì thuộc địa.
Vào ban đêm, nơi đây trở nên thực sự đáng sợ, rất nhiều người đã thấy bóng ma của lính Hà Lan thoắt ẩn thoắt hiện, trong khi chúng hoàn toàn “vô hại”, có phần khá nghệ thuật vào ban ngày.
6. Đảo Onrust, Kepulauan Seribu, Jakarta
Đảo Onrust là một trong những khu bảo tồn cát biển ở Pulau Seribu, có thể di chuyển bằng tàu từ Jakarta. Trong tiếng Hà Lan, "onrust" có thể được dịch là "bất ổn" – có lẽ đó là lí do tại sao nơi này được gọi là "hòn đảo không bao giờ ngủ".
Thật vậy, lịch sử không để nơi này được ngủ kể từ thế kỉ 17 khi nó được dùng làm bến tàu để đón những con tàu lớn từ châu Âu.
Lịch sử không để đảo Onrust được ngủ yên kể từ thế kỉ 17, khi nó được dùng làm bến tàu để đón những con tàu lớn từ châu Âu và bắt đầu chuỗi bi kịch. (Ảnh: Internet)
Vào thập niên 30 – 40 của thế kỉ trước, người Hà Lan còn tận dụng, biến hòn đảo này thành một nhà tù giam giữ những nô lệ nổi loạn. Họ bị xử tử và chôn trên đảo, cùng vị trí với thủ lĩnh phong trào - người đã thành lập nên quận Shariah ở Indonesia.
Hòn đảo lại được sử dụng làm nhà tù một lần nữa khi quân Nhật chiếm đóng. (Ảnh: Internet)
Hòn đảo lại được sử dụng làm nhà tù một lần nữa khi quân Nhật chiếm đóng. Họ đã tạo khoảng trống ở giữa tòa nhà để dùng làm sàn đấu đối kháng giữa những tù nhân - một thú tiêu khiển đầy dã man.
Ngoài ra còn có câu chuyện lãng mạn ở khu nghĩa trang, về một cô gái Hà Lan tên Maria Van de Velde đã chết vì bệnh dịch hạch khi còn mặc váy cưới mòn mỏi chờ đợi vị hôn phu.
Đến nay, hồn ma của Maria vẫn còn đợi chờ và xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng.
7. Làng Trunyan Village, Kintamani, Bali
Trunyan là một ngôi làng cổ nằm bên bờ hồ Batur, huyện Kintamani, Bali. Đây là một trong những ngôi làng xưa nhất ở Bali với nền văn hóa được cho là còn rất bảo thủ.
Trunyan là một trong số ít những ngôi làng ở Bali còn giữ tập tục đặt xác chết dưới một gốc cây cổ thụ cho tự phân hủy dần. (Ảnh: Internet)
Trunyan là một trong số ít những ngôi làng ởcòn giữ tập tục đặt xác chết dưới một gốc cây cổ thụ cho tự phân hủy dần.
Điều đặc biệt là những cái cây này tiết ra một chất có mùi thơm mạnh, làm cho xác chết không hôi thối hay bị ruồi nhặng bâu vào. Tuy nhiên không vì vậy mà các xác chết khô đang trong quá trình phân hủy bớt kinh dị hơn.
Điều đặc biệt là xác chết không hôi thối hay bị ruồi nhặng bâu vào. (Ảnh: Internet)
Tác giả bài viết: Vĩnh Trinh (Theo SKCĐ)