Những thành phố ma trên thế giới
- 09:08 17-10-2015
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Terlingua, Texas, Mỹ
Từng được xem là một nơi sôi động của thế giới, thị trấn Terlingua có hơn 2.000 thợ mỏ sống và làm việc vào năm 1890. Các khu mỏ sau đó bị ngập nước và giá khoáng sản xuống rớt thảm hại, dẫn đến việc thị trấn bị bỏ hoang sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Bodie, California, Mỹ
Vàng được phát hiện ở thị trấn này năm 1859 và đến năm 1880 dân số ở đây lên đến 10.000 người. Tuy nhiên, sau khi cơn sốt vàng đi qua và mỏ vàng cuối cùng bị khai thác cạn kiệt, rồi đóng cửa năm 1942. Mọi người bắt đầu rời bỏ thị trấn. Có tin đồn còn cho rằng bất cứ ai lấy món đồ gì từ Bodie sẽ vướng phải một lời nguyền.
Làng Johnsonville, Connecticut, Mỹ
Nơi này được tìm thấy vào những năm 1960 bởi nhà tư bản công nghiệp Raymond Schmitt. Người đàn ông này đã đã mua những căn nhà theo phong cách Victoria và mong muốn biến nó thành một điểm hút khách du lịch. Tuy nhiên, kế hoạch đó không bao giờ thành công, ngược lại nơi đây lại biến thành thị trấn ma.
Centralia, Pennsylvania, Mỹ
Được biết đến từ năm 1866 như một thị trấn chuyên khai thác mỏ và phát triển mạnh mẽ suốt thế kỷ sau đó. Tuy nhiên, vào năm 1962, một đám cháy bùng lên và lan rộng ra khắp thị trấn. Điều kỳ lạ là thị trấn đến nay vẫn còn cháy và có thể vẫn sẽ tiếp tục đến 250 năm nữa.
Estern State Penitentiary, Philadelphia, Mỹ
Nơi này hiện nay mở cửa rộng rãi cho công chúng tham quan, tuy nhiên vào giữa giai đoạn từ năm 1829 đến 1971, đây là một nhà tù lớn nhất và quan trọng nhất của Mỹ. Nó đã giữ nhiều tên tội phạm khét tiếng, bao gồm cả Al Capone - một tay gangster dẫn đầu tổ chức tội phạm, chuyên buôn lậu và tổ chức các hoạt động mại dâm ở Chicago.
Thị trấn ma Goldfield, Arizona, Mỹ
Ngôi làng miền tây hoang dã nằm trên đường mòn Apache đã trở thành thị trấn ma hơn một thập kỷ nay và trở nên quyến rũ với nhiều du khách tò mò. Vào những năm 1800, thị trấn là một mỏ vàng, nhưng từ khi giá vàng giảm, người dân lũ lượt rời bỏ nơi này.
Lâu đài Miranda, Houyet, Bỉ
Xây dựng vào năm 1866, lâu đài phong cách gothic này ban đầu thuộc về một gia đình, nhưng sau đó nó được quản lý bởi Công ty đường sắt quốc gia của Bỉ. Lâu đài đã được sử dụng như một trại trẻ mồ côi cho đến năm 1980 và bị bỏ hoang năm 1991 sau khi chi phí quá đắt đỏ để duy trì hoạt động. Năm 1995, một ngọn lửa đã phá hủy một phần mái nhà của lâu đài.
Oradour-sur-Glane, Pháp
Ngôi làng đã bị phá hủy bởi Đức Quốc xã vào năm 1944 và hàng trăm người đã bị thảm sát tại đây. Một phần thành phố vẫn còn tồn tại đến ngày nay mặc dù những tòa nhà mới hơn cũng được xây dựng gần đó.
Đảo Hashima, Nhật Bản
Còn được gọi là đảo Tàu Chiến, đảo Hashima bị bỏ hoang vào giữa năm 1970 và hiện nay chỉ còn những tòa nhà bê tông trơ khung. Nơi đây được xây dựng vào năm 1877, được dùng như căn cứ khai thác mỏ than dưới đáy biển.
Tác giả bài viết: Tường Ý