Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ

Những cung điện nguy nga, lộng lẫy với lối kiến trúc độc đáo luôn là niềm tự hào của người Ấn Độ và là điểm đến của du khách thập phương.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Khi đặt chân đến thành phố Jodhpur, Ấn Độ, không một du khách nào muốn bỏ lỡ cơ hội ghé thăm cung điện Umaid Bhawan. Được hoàn thành vào năm 1943, cung điện Umaid Bhawan ngày nay đã trở thành một khách sạn sang trọng. Du khách có thể trải nghiệm không gian sống của khách sạn với mức giá 450 USD một đêm.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện Jal Mahal, còn có tên gọi khác là cung điện dưới nước, nằm giữa hồ Man Sagar ở thành phố Jaipur, thủ phủ của bang Rajasthan, Ấn Độ. Sau khi xây dựng từ năm 1734, cung điện chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn và sau đó đã bị bỏ quên trong suốt hơn 200 năm.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện Mysore còn được biết đến với tên gọi Amba Vilas, là cung điện lộng lẫy nằm ở thành phố Mysore, miền nam Ấn Độ. Đây là nơi ở của Wodeyars - gia đình Hoàng gia thời xưa ở Mysore, được xây dựng từ năm 1897.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Hawa Mahal, hay còn gọi là cung điện của gió, được xây dựng vào năm 1798 bởi hoàng đế Maharaja Sawai Pratap Singh tại thành phố hồng Jaipur – thành phố lớn nhất bang Rajasthan, Ấn Độ. Với hệ thống các ô cửa sổ nhỏ đón những luồng gió từ ngoài thổi vào nên Hawa Mahal luôn mát mẻ ngay cả trong thời tiết vô cùng nóng nực của mùa hè.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Được xây dựng bởi hoàng đế Mughal Akbar năm 1569, cung điện Fatehpur Sikri hiện nay là một trong những ví dụ bảo tồn tốt nhất của phong cách kiến ​​trúc Ấn-Hồi giáo phổ biến bởi các triều đại Mughal.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
City Palace, Ấn Độ là một trong những công trình độc đáo thuộc kiến trúc Rajput và đây cũng là địa điểm hấp dẫn khách du lịch của thành phố Jaipur. Cung điện được xây dựng bởi nhà vua Maharaja Sawai Jai Singh, trong suốt thời gian trị vì của ông.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện Chowmahalla ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ có một vẻ đẹp mê hoặc bởi kiến trúc và những nét trang trí công phu, tỉ mỉ khắp khuôn viên rộng lớn.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Được xây dựng vào năm 1890 và là nhà của gia đình hoàng gia Gaekwad ở Baroda, cung điện Lakshmi Vilas gấp 4 lần kích thước của cung điện Buckingham ở Anh. Vua Maharaja Sayajirao Gaekwad III còn xây dựng một tuyến đường sắt thu nhỏ xung quanh để đưa con của mình tiện di chuyển giữa trường học và các cung điện chính.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện thành phố Udaipur là một quần thể gồm 11 cung điện tráng lệ với những khu vườn, cổng chào, sân bãi, hành lang… nằm bên hồ Pichola.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện Bangalore được bao quanh bởi một khu vườn rộng lớn có nhiều loại cây khác nhau. Nơi đây vốn được xây dựng từ năm 1862 đến 1994 mới hoàn thành, hiện nay trong cung điện đang sở hữu gần 30.000 bức tranh đặc sắc và kiến trúc độc đáo.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Nằm cao trên một ngọn đồi, cung điện Amer tuyệt đẹp này được xây dựng vào năm 1592 bởi các triều đại Kacchwaha.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Cung điện nguy nga Falaknuma Palace ở Hyderabad, Ấn Độ nay được chuyển đổi thành khách sạn có 60 phòng sang trọng, thường xuyên đón tiếp các “đại gia” chịu chơi.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Pháo đài Mehrangarh ở Jodhpur với kiến trúc kiên cố và những bức tường được chạm khắc cầu kỳ.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Quang cảnh kỳ vĩ nhìn từ Mehrangarh đủ làm say đắm bất cứ du khách nào.
Chiêm ngưỡng những cung điện lộng lẫy nhất Ấn Độ
Red Fort - Pháo đài đỏ vùng Arga, Ấn Độ, khiến du khách như được"ngược thời gian" trở về với một vương triều cách đây 5 thế kỷ. Những bức tường thành đồ sộ của Red Fort, được trang trí cầu kỳ bằng đá sa thạch đỏ rực rỡ. Bất cứ du khách nào cũng phải choáng ngợp trước sự hoành tráng của pháo đài.
 

Tác giả bài viết: Hà Phương