Du lịch

Vạn Lý Trường Thành đang kêu cứu

Sự bào mòn của tự nhiên cùng hành động phá hoại của con người đã khiến Vạn Lý Trường Thành, bức tường lịch sử tồn tại qua nhiều thế kỷ, đang bị ảnh hưởng.

Vạn lý trường thành được xây dựng từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 16 bằng đất và đá. Với chiều dài hơn 8.800 km, đây là công trình nhân tạo dài nhất thế giới. Tuy nhiên, công trình được coi là một trong những biểu tượng của văn hóa, du lịch Trung Quốc đang có nguy cơ bị biến mất. Nguyên nhân gây ra bởi sự ảnh hưởng của thời gian, thời tiết và tác động của con người.

Năm 2014, chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã ra lệnh cho Cơ quan Quản lý di tích văn hóa huyện Tuy Trung, trùng tu di tích. Nhưng thay vì tôn tạo, trùng tu để gìn giữ bức tường thì cơ quan này lại đổ xi măng trắng, khiến nó mất vẻ nguyên trạng ban đầu. Việc làm này khiến các nhà sử học cùng người dùng mạng xã hội coi đó là sự phá hoại và chỉ trích nặng nề.

e0d7d8eff2b64ea0b38fc8d09169a3b4
Những vết nứt lớn xuất hiện trên Vạn lý trường thành. Ảnh: CGTN.

Bai Chunxiang, một người dân sống ở vùng ngoại ô, phía bắc của Bắc Kinh, làm công việc bảo vệ một phần Vạn Lý Trường Thành, cho biết: “Tôi từng thấy nhiều người hàng xóm cạy gạch, đào thảo mộc hoặc bắt bọ cạp trên bức tường. Một số người còn chăn nuôi tại đây, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc tự nhiên của nó”.

Khi đó, Bai đã mang rau quả vào biếu người dân và cố gắng thuyết phục họ dừng hành động đó lại nhưng không thành công. Thậm chí, hòa khí giữa ông và dân làng cũng bị mất.

Mâu thuẫn này kéo dài đến năm 2010, khi chính quyền địa phương bắt đầu thuê ông làm người bảo vệ Vạn Lý Trường Thành với mức lương 1.000 USD một năm. Bai nói rằng ông rất vui vì đã có thể chính thức ngăn chặn những hành động làm hư hại công trình lịch sử này.

Nhưng thiệt hại lớn nhất đối với bức tường là đến từ thiên nhiên.



Năm 2012, một trận lũ lớn đã làm xói mòn một phần bức tường. Bai đã dùng xi măng và mạo hiểm mạng sống của mình đứng dưới khu vực bị sụp đổ để củng cố nền móng bức tường.

Tuy đã ngăn ngặn được sự sụp đổ, nhưng việc làm của Bai đã gây tranh cãi. Một số chỉ trích ông làm hư hỏng cấu trúc ban đầu. Những người khác cho rằng chính phủ cần có chính sách bảo vệ bức tường. Trận lũ năm đó cũng làm 30 m tường, đoạn đi qua thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hồ Bắc sụp đổ hoàn toàn.

1ba315333d94243139c7c4e1d7f2b8efc
Một đoạn tường thành bị hư hại nặng nề. Ảnh: CGTN.

Năm 2006, Trung Quốc đã cấm các tour đến khu vực của bức tường mà không phải là nơi phát triển du lịch, nhưng nhiều du khách vẫn đến để khám phá nó.

Tháng 7/2016, một du khách đã bị giam 10 ngày khi cố tình phá hủy một phần bức tường ở tỉnh Hồ Bắc. Nhưng đó chỉ là một trong số nhiều trường hợp phá hoại, cảnh sát rất khó khăn để ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp tương tự vì nó có thể xảy ra ở nhiều khu vực xa xôi khác.

Một số địa phương phải dựa vào những người như Bai Chunxiang để bảo vệ. Nhưng việc người bảo vệ có làm việc chuyên nghiệp và có trách nhiệm hay không, lại là một chuyện khác.

Gần đây, chính quyền đã đầu tư 60 triệu USD để ngăn chặn 50 km tường gần thành phố khỏi bị sụp đổ. Tuy nhiên, hàng ngàn km còn lại cũng cần bảo vệ. Nếu chính phủ Trung Quốc vẫn không đưa ra cách giữ gìn, công trình lịch sử này sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của tự nhiên, cùng sự phá hoại của con người.


Tác giả bài viết: Minh Hải (Theo News.cgtn)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP