Số hóa

Tử vong tại quán Net: Những cái chết 'lãng xẹt' đến từ thế giới ảo

Một thanh viên “nghiện” game online đến mức viêm phổi cấp, suy nhược cơ thể và tử vong ngay tại tiệm Internet sau 30h chơi. Đó là hồi chuông cảnh báo về những cái chết “lãng xẹt” từ thế giới ảo.

Games online được xem là công cụ giải trí của nhiều người ở mọi lứa tuổi. Thế nhưng, việc lựa chọn những trò chơi thực sự an toàn, đặc biệt là giới trẻ lại không dễ, bởi trên mạng Internet có hàng trăm, hàng ngàn trò chơi, nhiều trang còn quảng cáo, giới thiệu các trò chơi bằng những cụm từ gây tò mò để thu hút lượng người truy cập. Và không ít người, từ chỗ chơi game để giải trí rồi dần “nghiện” từ lúc nào không biết. Thậm chí, vì đam mê thế giới ảo, không ít bạn trẻ đã phải “cấp tốc” vào viện tâm thần cũng như đánh đổi cả mạng sống của mình.

Sự việc đau lòng vừa xảy ra tại tiệm trò chơi điện tử công cộng ở đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Long Toàn, TP.Bà Rịa- Vũng Tàu là một ví dụ điển hình. Khi Đ.Q.H (sinh 1991, quê Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vì mải miết chơi game từ 19h tối hôm trước đến 0h30 hôm sau đã tử vong. Nguyên nhân H. tử vong ban đầu được xác định là do viêm phổi cấp, suy nhược cơ thể vì không ăn uống gì trong thời gian dài. Ngành chức năng TP.Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng đã bàn giao thi thể H. Thừa Thiên - Huế) cho gia đình mai táng.

Giới trẻ nghiện game và đón nhận những "cái chết lãng xẹt" từ thế giới ảo. (Ảnh minh họa)

Đây không phải là trường hợp hy hữu và trên thực tế đã có rất nhiều “cái chết lãng xẹt” đã xảy ra đối với giới trẻ khi họ quá đam mê thế giới ảo cũng như lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ. Trước thực trạng trên, trao đổi với PV báo Người Đưa tin, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm Đào tạo quản trị mạng và An ninh mạng quốc tế Athena cho rằng, các bậc phụ huynh cần bảo vệ con em mình trước những độc hại trên Internet trước khi quá muộn.

Theo ông Thắng, bộ TT&TT đã có quy định khá chi tiết phân loại game online theo từng độ tuổi, giờ chơi… nhưng xem ra chủ các tiệm game đều đang cố tình “phớt lờ” luật. Thực tế, bộ TT&TT phân loại game thành 3 loại: game online dành cho người lớn(từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+), thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) và cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+). Với từng loại game có quy định cụ thể như: về hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người…

Bên cạnh đó, bộ TT&TT cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game G1(game có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp) phải lưu giữ các thông tin cá nhân người chơi trong suốt quá trình người chơi sử dụng dịch vụ và trong 6 tháng sau khi người chơi ngừng sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, doanh nghiệp cung cấp game G1 phải triển khai hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác thực thông tin của người chơi.

“Tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp phải được khuyến cáo chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; phải hiển thị được kết quả phân loại game online theo độ tuổi đối với tất cả các game do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo game... Tuy nhiên, những quy định này đang bị xem nhẹ khiến giới trẻ lạc vào thế giới ảo một cách mất kiểm soát. Câu chuyện về cậu thanh niên TP.Bà Rịa- Vũng Tàu tử vong tại tiệm game sau 30h chơi là một minh chứng”, ông Thắng khuyến cáo.

Tác giả bài viết: N.Giang

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP