Kinh tế

​“Tận mục sở thị” quy trình làm mì ăn liền

Thoạt nhìn, bất kì tô mì ăn liền nào cũng có vẻ ngoài khá đơn giản: một vắt mì vàng ươm, nước súp bốc khói, điểm xuyến một vài lá hành hoặc rau củ.

Sinh viên đến tham quan nhà máy Acecook Việt Nam

Thế nhưng, món ăn này lại luôn ẩn chứa một sức hút khó cưỡng đối với mọi gia đình, từ mầm non cho đến người cao tuổi.

Lạc giữa tin đồn

Có chút miễn cưỡng khi bỏ một vài gói mì vào xe đẩy, chị Kim Thảo (Q. Tân Phú, Tp. HCM) cho biết: “Mình đành chọn mua mì vì đây là món ruột của ông xã và hai bé ở nhà, chứ thấy cả nhà ăn là lại lo lắng không biết bao nhiêu chuyện”.

Sở dĩ như vậy là vì chị đọc khá nhiều thông tin từ mạng xã hội, cho rằng mì ăn liền chiên bằng dầu đã qua sử dụng nhiều lần nên chứa nhiều transfat.

Rất nhiều bà nội trợ khác cũng đang không ngừng lo lắng khi thấy mì gói hiện diện trong bữa ăn gia đình. Một số còn rỉ tai nhau những “mẹo vặt” lạ lùng khác như: trụng mì nhiều lần để vơi bớt màu và transfat, giảm gói gia vị vì sợ hóa chất và chất bảo quản hoặc không bao giờ pha mì trong ly nhựa đi kèm vì sợ nhiệt độ cao sẽ tạo ra nhiều chất độc hại…

Xem chừng những bữa ăn với “mì gói” sẽ còn chưa thể trọn vẹn một khi chưa có câu trả lời “Đúng”/”Sai” rõ ràng cho những băn khoăn này.

“Tận mục sở thị” để tìm câu trả lời

Dù gắn bó với mì ăn liền từ nhiều năm qua nhưng phải đến khi được “tận mục sở thị” quy trình sản xuất tại một công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu Việt Nam, bạn Quỳnh Trang (sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm) mới giải quyết được những mối bận tâm về món ăn yêu thích này.

Cô bạn chia sẻ: “Sau một buổi sáng tìm hiểu về quy trình tuyển lựa nguyên liệu và chế biến tại nhà máy, mình đã giải tỏa không ít băn khoăn và khám phá nhiều thông tin rất thú vị. Ví dụ như, hóa ra màu vàng đẹp mắt của mì gói mà mình vẫn ăn đến từ chiết xuất nghệ tươi chứ hoàn toàn không phải do dầu ăn cũ gì cả ”.

“Đối với sinh viên Công nghệ Thực phẩm như mình, điều tâm đắc nhất chính là cách mà nhà sản xuất này kiểm soát transfat”, Hải Yến (sinh viên đang theo học khoa công nghệ thực phẩm), chia sẻ sau chuyến tham quan một nhà máy sản xuất mì ăn liền ở khu CN Tân Bình, TP.HCM.

Cô cũng cho biết thêm, trong nhà máy sản xuất mì ăn liền này, dầu sử dụng để chiên mì là dầu thực vật ở dạng rắn, được sản xuất theo công nghệ mới, đó là tách lọc tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp với nước lạnh. Cách làm này nhằm hạn chế tối đa phát sinh transfat (chất béo không tốt) trong dầu và giúp sản phẩm sau chiên hầu như không có transfat”.

Ý kiến từ chuyên gia

GS-TS Đống Thị Anh Đào, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết: “Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam có hàm lượng trans fat rất thấp, dao động chỉ từ (0.01 - 0.04)g và đạt chuẩn chuẩn công bố “zero trans” của FDA. (Theo quy định của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nếu sản phẩm có chứa dưới 0.5g Trans fat trên một khẩu phần ăn thì được phép công bố “zero trans”.)


Bên cạnh đó, khi được hỏi về vấn đề liên quan tới gói gia vị của mì ăn liền, GS.Anh Đào cũng cho biết: mì gói ở VN thông thường có ba gói gia vị chính là: gói súp, gói dầu sa tế và gói rau. Thành phần các gói gia vị được nhà sản xuất công bố và ghi rõ trên bao bì sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu có khả năng gây dị ứng cho một số đối tượng nhất định (nếu có).

Đứng ở góc độ một người đã gắn bó với ngành mì ăn liền khoảng hơn 20 năm, Chuyên gia Dương Thị Bích Đào cho biết: “Về gói dầu gia vị trong mì ăn liền, thường là dầu sa tế với thành phần chính là dầu tinh luyện và chiết xuất hương vị từ thành phần tự nhiên của các loại rau củ, gia vị khác. Gói dầu có tác dụng làm gia tăng hương vị sản phẩm, do đó nếu thiếu một trong các gói gia vị cấu thành, hương vị đặc trưng của sản phẩm sẽ bị giảm đi.”

Tác giả bài viết: Thu Thảo

Nguồn tin:

  Từ khóa: một vài ,có vẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP