Tin đồn vải 10 ngàn/kg: Chỉ có ăn quả sâu, quả còi hạng bét

Tỉnh Bắc Giang ngày 2/6 vừa phản bác thông tin về việc vải thiều Lục Ngạn giá thấp kỷ lục và phải đổ xuống sông,... cho rằng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, gây dư luận không tốt, bất lợi cho người nông dân. Lãnh đạo vùng vải Thanh Hà (Hải Dương) cũng khẳng định không có chuyện đổ vải đi.

Nửa thế kỷ chăm 12 gốc cây, lão nông đổi đời không ngờ

Từ đất hoang đồi núi trọc giờ đã thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, từ nghèo khó đổi đời thành giàu có,... Sau nửa thế kỷ nhìn lại, tất cả như một giấc mơ đẹp giờ đã thành hiện thực. Người dân Lục Ngạn đang kỳ vọng, trong tương lai không xa, không chỉ quả vải mà những quả khác của vùng đất này đều có thương hiệu, xuất khẩu đi toàn thế giới.

Chia nhau 3.000 tỷ: Cả làng xây nhà lầu, sắm ô tô

Sau bài học cay đắng, từ năm 2007, người dân Lục Ngạn bắt đầu đi vào con đường sản xuất chuyên nghiệp, cùng với đó là làm thương hiệu. Đó như là một cuộc cách mạng làm lại từ đầu của cây vải Lục Ngạn. Kết quả, sau hành trình gần 10 năm, Lục Ngạn thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với nguồn thu 3.000 tỷ mỗi năm. Nhờ đó, các gia đình nơi đây đã dư sức xây nhà lầu, mua ô tô. Đó là một giấc mơ đổi đời có thật.

Đổi đời trên đồi sỏi đá: Dân Lục Ngạn vang danh cả nước

Từ cuộc sống đói nghèo, người dân Lục Ngạn được đổi đời nhờ những vụ mùa bội thu. Và chính giai đoạn từ 1990-2000, vải thiều Lục Ngạn vang danh cả nước, trở thành cây đặc sản nổi tiếng của vùng đất đồi núi sỏi đá này.

Trồng 2 cây vải trúng đậm vàng ròng, cả làng mua Dream Thái

Lục Ngạn (Bắc Giang) không phải vùng "đất mẹ" sinh ra cây vải thiều. Trong hành lý những người di dân lên vùng đất mới làm kinh tế hồi ấy, người ta chỉ mang theo ít cây này cho đỡ nhớ quên hương. Thế nhưng, những năm cuối thập niên 80 (thế kỷ XX), cây vải thiều đã cho quả ngọt, giúp họ cải thiện cuộc sống, thu vàng ròng, sắm những chiếc Dream Thái giá lên tới 40 triệu đồng.

TOP