Cộng đồng mạng

Sếp liên tục “khó ở” rồi “giận cá chém thớt”, nàng công sở đăng đàn hỏi dân mạng liền được mách nước cực ngầu!

Vợ thì có đến tận 3 bà; nhà tài sản, đất đai nhiều lắm; con trai, con gái đủ đầy; thiếu gì đâu mà ông ấy cứ bực bội, khó chịu vậy chứ. Đó là ông sếp cũ chỗ em làm, áp lực quá nên em nghỉ việc vì chịu nổi.

Nếu làm việc trong môi trường công sở một thời gian nhất định, chắc hẳn chị em đôi lần có dịp gặp phải một người sếp nóng tính, vô lý. Sếp thất thường và hay nổi nóng vốn dĩ là câu chuyện chẳng có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà bài viết đang muốn đề cập đến ở đây chính là nguyên nhân nào có thể thúc đẩy một con người dẫn dắt cả doanh nghiệp như sếp mất kiểm soát đến vậy.

Tồn tại hằng hà sa số nguyên nhân khiến một người bực bội, có thể kể đến như áp lực công việc, gia đình, cuộc sống... Nắm bắt được nguyên nhân, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết cũng như chọn cách ứng xử phù hợp để làm tình trạng “khó ở” của sếp chẳng có cơ hội trầm trọng hơn. Trái lại, nếu không dò ra căn nguyên vấn đề, câu chuyện có thể đi vào bế tắc.


Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo dân công sở, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ câu chuyện về vị sếp thường cáu giận của mình. Cụ thể, cô viết:

Cho em nói xấu ông sếp mình một chút. Chả hiểu ông sếp nhà em bị bệnh gì anh chị ạ, cứ sáng ngày ra là bực mình, rồi luôn miệng quát tháo. Có hôm đang làm hóa đơn cho khách, bỗng nhiên ổng đập bàn bôm bốp, chửi cả lò cả tổng đứa nào vừa gọi điện cho ông ta (không hiểu sao lại không chửi nhau trực tiếp trong điện thoại mà đợi đến khi gác máy mới chửi, báo hại cả phòng kế toán phải ngồi nghe dù chẳng hiểu đầu cua tai nheo chuyện gì).

Lần khác nữa, đang yên đang lành tự nhiên xông ra chửi anh lái xe lùi xe... ngu, không kịp lấy hóa đơn đỏ cho ổng thì ổng giẫy lên đành đạch: “Các cô, các cậu làm việc thế ngang giết tôi đi còn hơn”.

Vợ thì có đến tận 3 bà; nhà tài sản, đất đai nhiều lắm; con trai, con gái đủ đầy; thiếu gì đâu mà ông ấy cứ bực bội, khó chịu vậy chứ. Đó là ông sếp cũ chỗ em làm, áp lực quá nên em nghỉ việc vì chịu nổi. (Ông ấy bị hói chắc do cáu giận nhiều nên tóc rụng hết). Ai đi làm mà gặp phải sếp nóng tính cỡ đó không ạ?”.

Ngay sau khi vừa được đăng tải chưa lâu, vị sếp “trời hành” trong câu chuyện đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Thể theo câu hỏi mà “khổ chủ” đã để ngõ ở cuối bài, rất nhiều người bắt tay vào công cuộc truy tìm nguyên nhân khiến ông sếp liên tục “khó ở” để có thể giải đáp thắc mắc:

Trời ạ, bạn thông cảm 1 tí đi, ổng phải cai quản cả hậu cung như thế kia thì thực ra rất nhiều áp lực mà chúng ta không hiểu được. Không trút được ở nhà thì phải đến chỗ làm thôi, mà lại còn tận 3 người thì ổng quạu cỡ đó cũng không khó hiểu lắm đâu bạn”.

“Nhiều người thích ra oai để chứng tỏ quyền lợi và sức nặng của bản thân để nếu không thì người ta không biết mình là sếp. Thậm chí, nhiều người không phải sếp cũng còn thích ra vẻ cơ mà”.

“Do ông ấy có đến tận 3 bà vợ nên mới thế đấy, suốt ngày phải lo nghĩ đến việc làm sao để cân bằng các bà với nhau cơ mà. Ông sếp mình ế mốc mãi không cưới được vợ mà cũng suốt ngày gắt gỏng, bực bội đây”.

Nếu rơi vào trường hợp như cô nàng trong bài đăng nói trên, thiết nghĩ chị em đừng nên đi tìm nguyên nhân hoặc cố hiểu câu chuyện làm gì, điều này chỉ khiến chúng ta tốn thêm thời gian. Song song với công việc, chuyện cá nhân là thứ mà ai cũng có. Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp được thể hiện thông qua việc chúng ta biết cách tách bạch để hai vấn đề này trở nên rạch ròi và không ảnh hưởng lẫn nhau.

Ở vị trí là một người lãnh đạo, càng cần thông thấu vấn đề này hơn. Làm việc dưới trướng một người sếp “giận cá chém thớt”, để chuyện này ảnh hưởng chuyện kia thật sự là một thảm họa, bởi thứ chúng ta nhận được chỉ là mầm mống của những cảm xúc tiêu cực được gieo vào đầu chúng ta mỗi sớm mai đến văn phòng. Cân nhắc chuyện từ bỏ và chuyển việc khi gặp trường hợp này, chị em nhé!

Tác giả: Old Fashioned

Nguồn tin: helino.ttvn.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP