Kinh tế

Rau an toàn gặp khó đầu ra: Vì sao?

Nắm bắt tâm lí lo ngại của người dân về rau xanh trên thị trường mất ATTP, nhiều vùng chuyên canh rau màu của Nghệ An đã chuyển từ trồng rau truyền thống sang trồng rau sạch, rau an toàn. Tuy nhiên, do không xây dựng được thương hiệu nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Vậy, người trồng rau cần làm gì để người tiêu dùng tin tưởng?

Ruộng dưa chuột của gia đình ông Lê Bá Đức đã thu hoạch những lứa đầu tiên, nhưng không chủ quan, hàng sáng, ông vẫn vạch lá để tìm và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp thủ công... Trong quá trình sản xuất ở đây có sự giám sát của các thành viên tổ hợp tác cùng tham gia mô hình sản xuất rau an toàn. Ông Đức nói: Mỗi xóm có một tổ, mỗi tổ có 9 thành viên với nhiệm vụ quản lý, giám sát tất cả các hộ sản xuất để đảm bảo đôn đốc các hộ ký cam kết sản xuất đúng quy trình, đảm bảo chất lượng để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
1images1347033 2 Ru ng d a chu t c a gia nh ng L B c x m 3 x Nghi Li n
Ruộng dưa chuột của gia đình ông Lê Bá Đức, xóm 3 xã Nghi Liên

Không chỉ hộ gia đình ông Đức mà các hộ trồng rau củaxóm 2 và 3 - xã Nghi Liên tham gia sản xuất rau an toàn do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đều sản xuất dưới sự tư vấn và giám sát chặt chẽ của tổ chức này và chính những người dân trong tổ hợp tác. Từ chọn giống; quy trình chăm sóc đến sử dụng thuốc BVTV. Và đặc biệt để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp thu mua sản phẩm và người tiêu dùng, địa phương đã gửi các mẫu rau để kiểm định chất lượng trước khi xuất ra thị trường.
2images1347034 1 V ng SX rau an to n c a x Nghi Li n do c quan h p t c qu c t Nh t B n JICA t i tr
Vùng sản xuất rau an toàn của xã Nghi Liên do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ

Theo ông Trần Văn Phúc – Giám đốc Công ty thực phẩm sạch Bibi Green: Tất cả sản phẩm được trồng từ Nghi Liên đều đã được phía đơn vị JAICA cung cấp toàn bộ giống vật tư, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ lúc làm đất đến lúc thu hoạch. Sau đó phía JAICA kết hợp với Chi cục Đo lường chất lượng Nông – Lâm – Thủy sản kiểm định từng mẫu. Sau khi có kết quả, phía đơn vị bao tiêu mới bắt đầu thu mua cho người dân.
3images1347035 5
Bắp cải sạch vào mùa thu hoạch của Vùng sản xuất rau an toàn của xã Nghi Liên

Tuy nhiên, cái khó của Nghi Liên cũng như nhiều vùng chuyên canh rau an toàn của Nghệ An chính là số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho bà con chưa nhiều. Nghi Liên có diện tích lên đến gần 10ha nhưng các doanh nghiệp chỉ mới tiêu thụ 50%. Số lượng lớn còn lại người dân tự bán lẻ ra thị trường nên rất khó khăn trong tiêu thụ. Ông Lê Bá Đức cho rằng: Các hộ gia đình vẫn gặp khó khăn vì ra ngoài thị trường người tiêu dùng vẫn nghi ngờ chất lượng rau an toàn; thậm chí rau sản xuất an toàn có mẫu mã xấu hơn nên giá thành rẻ hơn so với các loại rau đẹp về hình thức nhưng không đảm bảo chất lượng.

4images1347036 6 Li n k t t SX n ti u thu s n ph m c a Cty th c ph m s ch Bibi Green
Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ rau sạch của Công ty thực phẩm Bibi Green

Ông Hoàng Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã Nghi Liên, TP Vinh cho biết: Ngoài số lượng sản phẩm các đơn vị đã thu mua của người dân, UBND xã sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ cho người dân như các cơ quan, trường học,… Bên cạnh đó, sẽ làm bao bì sản phẩm để tạo thương thiệu riêng khi đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ để tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng, kích cầu cho người nông dân.

Ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp đầu mối, xã Nghi Liên đang liên kết với các trường học bán trú để tìm kiếm đầu ra cho người sản xuất rau an toàn. Nghi Liên cũng đang tiến hành xây dựng thương hiệu cho rau an toàn thông qua bao bì khi dự án của JICA kết thúc. Đây là những giải pháp tạo niềm tin cho cả người sản xuất và người sử dụng rau an toàn.

Tác giả bài viết: Thu Hiền – Quốc Toàn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP