Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Tác dụng của nhảy dây với sức khỏe

Nhảy dây thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, rèn luyện sức bền, tăng mật độ xương...

Cải thiện sức khỏe tim mạch

 Nhảy dây thường xuyên tốt cho sức khỏe tim mạch. Nguồn ảnh: Internet 

Nhảy dây là một bài tập cực kỳ tốt cho tim mạch, rất hữu hiệu giống như đang chạy bộ, đạp xe hay chơi bóng... Nhảy dây làm tăng nhịp tim khi chúng ta thực hiện các động tác bật và nhún nhảy. Điều này cho phép các cơ tim làm việc nhiều hơn để bơm máu đã được oxy hóa và mang oxy đi khắp cơ thể, từ đó thúc đẩy sức khỏe tim mạch, tăng trưởng chiều cao, tránh được những nguy cơ đau tim, đột quỵ...

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần về tác động của việc nhảy dây đối với trẻ em đã chỉ ra rằng nhảy dây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người trẻ tuổi.

Rèn luyện sức bền

Nhảy dây là một bài tập toàn thân giúp loại bỏ chất béo từ tất cả các bộ phận của cơ thể và làm săn chắc. Nhưng nếu tập ở cường độ cao hơn, bạn sẽ tập được bắp tay, cơ tam đầu, vai, bắp chân, đùi và mông.

Nhảy dây có tác dụng gì cho nữ và tác dụng của nhảy dây đối với nam giới là gì? Khi bạn nhảy dây, các bộ phận trong cơ thể phải phối hợp với nhau nhịp nhàng và giữ cho cơ thể cân bằng. Việc thực hiện bài tập này thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn phối hợp hoàn hảo cũng như có sự thăng bằng trong các hoạt động thường ngày.

Hiệu quả của nhảy dây giúp tăng mật độ xương

Nhảy dây hàng ngày có tốt không? Tiến sĩ Daniel W. Barry – Phó giáo sư Y khoa của Đại học Colorado, Denver Mỹ và là nhà nghiên cứu về xương của người lớn tuổi và các vận động viên. Ông đã chỉ ra rằng bài tập tốt nhất và đơn giản nhất để tăng cường mật độ xương đó là nhảy lên và xuống. Ngoài ra, bài tập nhảy dây còn không làm ảnh hưởng tới các khớp xương của bạn như chạy bộ.

Theo tờ The New York Time, nghiên cứu tại Nhật cho thấy những con chuột được cho nhảy lên xuống 40 lần/tuần có sự tăng trưởng lớn trong mật độ xương của chúng sau 24 tuần. Để duy trì kết quả này, chúng chỉ cần tiếp tục nhảy từ 20-30 lần mỗi tuần tiếp sau đó.

Lưu ý: Nếu bạn đã từng bị gãy xương hoặc gia đình có tiền sử về bệnh loãng xương thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập nhảy dây.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lợi ích của việc nhảy dây là gì? Theo Cao đẳng Y khoa Thể thao của Mỹ, việc nhảy dây có tác dụng lớn tới phổi và tim mạch. Để cải thiện sức khỏe của phổi và tim mạch, chúng ta được khuyến cáo cần nhảy dây 3-5 lần một tuần, mỗi lần từ 12-20 phút.

Hướng dẫn nhảy dây đúng cách

Bước 1: Nhảy bằng 2 chân

Thực tế, chuyển động của sợi dây bạn nhảy sẽ tỷ lệ với di chuyển của đôi chân. Bạn không nhất thiết phải nhảy quá cao, chỉ đủ để chân vượt qua được dây là được. Hai chân tiếp đất đồng thời và nhảy lên bằng cả hai chân, thực hiện động tác này liên tục trong 1 phút.

Bước 2: Nhảy thay thế chân

Khi sợi dây nhảy tung lên phía trên đầu, di chuyển đôi chân của bạn lên phía trên sàn nhà (tạo khoảng cách với sàn nhà/mặt đất). Tại mỗi vòng xoay của sợi dây, chân bạn sẽ tiếp xúc với sàn nhà khác nhau, động tác giống như đang chạy tại chỗ và nhảy chân trước chân sau, cố gắng duy trì động tác nhảy này trong thời gian 1 phút .

Bước 3: Nhảy nâng cao chân

Bạn có thể tiếp tục nhảy với các động tác nhảy thay thế chân và thử nâng cao đầu gối 1 góc 90 độ trong mỗi lần nhảy, có thể thay đổi đều ở hai chân. Tiếp tục thực hiện trong 1 phút và sau đó nghỉ ngơi khoảng 1 phút.

Bước 4: Nhảy một chân với nhịp điệu

Bạn thực hiện những bước nhảy thay thế chân đồng đều theo chuyển động lên xuống của sợi dây nhảy. Bạn có thể nhảy liên tục 8 - 10 động tác cơ bản của chân phải và sau đó đổi sang chân trái. Mỗi chân nhảy khoảng 1 phút cho động tác này và 1 phút đồng đều đối với bên chân còn lại.

Bước 5: Nhảy lâu dài

Bạn có thể tùy thích thực hiện các động tác nhảy của bước 1,2,3,4 trong thời gian khoảng 5 phút hoặc có thể nhảy khoảng 1 phút, nghỉ ngơi trong khoảng 1 phút tiếp theo và tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 5 lần. Bạn nên cố gắng hoàn thành 600 lần nhảy trong mỗi lần luyện tập để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất.

Tác giả: Hải Đường (TH)