Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


“Bà đỡ tử thần” sát hại hơn 100 trẻ sơ sinh và bản án gây phẫn nộ Nhật Bản

Miyuki Ishikawa được biết đến là một bà đỡ chuyên nghiệp nhưng cũng chính là kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng tại Nhật Bản. Bà ta đã giết hơn 100 trẻ sơ sinh nhưng chỉ phải nhận bản án 4 năm cho tội ác của mình.

Miyuki sinh năm 1987 tại Kunitomi, Nhật Bản. Không ai biết trước đây Miyuki có cuộc sống như nào, họ chỉ biết rằng bà ta tốt nghiệp trường Đại học Tokyo, sau đó kết hôn với Takeshi Ishikawa, tiếc rằng giữa họ không có mụn con nào.

 Miyuki Ishikawa 

Miyuki là giám đốc bệnh viện Kotobuki và được người dân Tokyo biết đến như một người hộ sinh lành nghề.

Trong những năm 1940, khoảng thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai, toàn Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng khủng hoàng kinh tế cũng như là bùng nổ dân số. Bệnh viện Kotobuki, nơi Miyuki làm việc mỗi ngày phải tiếp nhận rất nhiều ca đỡ đẻ gây ra tình trạng quá tải bệnh viện. Hầu hết những người phụ nữ sinh tại bệnh viện Kotobuki đều thuộc tầng lớp lao động nghèo khó. Bên cạnh đó, nạo phá thai là một việc phi pháp nên họ chỉ có thể lựa chọn cách sinh con ra rồi tiếp tục sống trong cảnh nghèo túng, không được hưởng nền giáo dục hay phúc lợi xã hội.

 Takeshi Ishikawa tại phiên tòa xét xử 

Miyuki “hiểu” được tình trạng khó khăn mà Nhật Bản nói chung và những người dân thuộc tầng lớp vô sản nói riêng nên đã quyết định ra tay “cứu vớt” họ. Bà ta đã bỏ đói những đứa trẻ cho đến chết rồi mang đi phi tang. Số nạn nhân chính xác khi đó không thể xác định được là bao nhiêu, nhưng họ chắc chắn rằng đã có ít nhất 103 đứa trẻ bị sát hại dưới tay của người phụ nữ máu lạnh này.

Thậm chí khi được chính phụ huynh nhờ vả “giải quyết” gánh nặng sắp chào đời của mình, Miyuki còn vòi vĩnh một số tiền công kha khá nhưng “không thấm vào đâu so với số tiền phải nuôi nấng đứa trẻ đến khi trưởng thành”. Miyuki đã cố gắng lôi kéo toàn bộ nhân viên bệnh viện vào đường dây của mình nhưng không ai đồng ý với tội ác của ả trừ người chồng Takeshi và một tên bác sĩ tha hóa khác là Shiro Nakayama.

Trong suốt khoảng thời gian tháng 4/1944 đến tháng 1/1948, ba tên sát nhân đã trục lợi được một khoản tiền khổng lồ từ việc sát hại những đứa trẻ mới chào đời.

Tội ác của ả có lẽ sẽ không dừng lại nếu ngày 12/1/1948, hai sĩ quan cảnh sát Tokyo không phát hiện ra 5 thi thể trẻ sơ sinh ở Shinjuku. Theo kết quả khám nghiệm tử thi, cả 5 nạn nhân đều chết bởi những lý do vô cùng khó hiểu nên cơ quan điều tra đã xác định đây là một vụ án giết người hàng loạt. Ngày 15/1/1948, Miyuki cùng chồng bị bắt giữ lấy lời khai điều tra.

 Một bà mẹ ôm con của mình lần cuối trước khi được mang đi chôn cất 

Cảnh sát đã tìm được hơn 40 hài cốt trong vườn nhà Miyuki, 30 ngôi mộ khác ở một đền thờ, ngoài ra còn vô số những hài cốt khác rải rác khắp thành phố khiến cảnh sát không thể nhớ nổi chính xác số lượng nạn nhân làm bao nhiêu.

Ban đầu, Miyuki đổ lỗi cho phụ huynh về việc bỏ đói những đứa trẻ, bà ta chỉ là người người đỡ đầu không liên quan gì hết. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản đã phản đối điều đó, họ cho rằng chính Miyuki là người tiêm suy nghĩ giết con để giảm gánh nặng gia đình vào tâm trí những bà mẹ nghèo khổ để trục lợi.

Tại Tòa án quân Tokyo, Miyuki bị kết tội ngộ sát, hưởng bản án 8 năm tù giam còn Takeshi cùng Shiro kết án 4 năm tù giam. Song, cảm thấy oan ức, vợ chồng Ishikawa đã kháng án với lý do “giúp đỡ giải quyết vấn nạn bùng nổ dân số” và “bị gia đình thai phụ cầu xin giúp đỡ không ngừng nghỉ”. Cuối cùng vào năm 1952, Miyuki được giảm xuống 4 năm tù còn Takeshi và Shiro giảm mức án xuống 2 năm. Bản án đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong lòng người dân Nhật Bản. Họ cảm thấy bản án không thấm vào đâu so với những nỗi đau, sự tra tấn, bỏ đói đến chết của các nạn nhân tội nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ đã bỏ ngoài tai những lời than phiền.

 Miyuki bị áp giải đến phiên tòa 

Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản xảy ra vụ án giết trẻ sơ sinh hàng loạt như này. Năm 1930, Hatsutaro Kawamata đã bị bắt vì sát hại 41 trẻ em vì chính phủ Nhật Bản không có hành động gì để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số trong thời điểm chiến tranh khó khăn.

Có vẻ như sau hai vụ án gây rúng động nước Nhật đã khiến chính phủ phải suy nghĩ về hợp pháp hóa phá thai vì sở dĩ động cơ gây án đều xuất phát từ việc mang thai ngoài ý muốn quá nhiều mà không có biện pháp giải quyết. Ngày 13/7/1948, Luật Bảo vệ trẻ sơ sinh và yêu cầu bằng cấp đối với những người làm hộ sinh được ban hành. Ngày 24/6/1949, Nhật Bản hợp pháp hóa việc phá thai vì lý do kinh tế.

Tác giả: Han (Theo Murderpedia)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn