Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Những nỗi 'ám ảnh' tại giảng đường của sinh viên năm thứ nhất

Thức trắng đêm để 'rình' thời khóa biểu như mong muốn để đăng ký được tín chỉ học; làm sao để 'qua' được môn học mang tên 'ác mộng', nhất là đối với sinh viên nữ; hay làm sao để thuyết trình 'ngon lành' trước đám đông... đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít sinh viên.

Là sinh viên năm 2 của Đại học Ngoại ngữ, N.T chia sẻ : Khi vào trường, em được thông tin là hoàn toàn có thể làm chủ thời gian đăng kí những môn mình muốn vào giờ mình chọn. Nhưng sự thật là lần nào em vào đăng ký cũng khó khăn và nhìn thấy môn nào còn thì vơ vội chứ cũng không sắp xếp được thời gian gì hết”.

 

 Đăng ký tín chỉ là một trong những nỗi "ám ảnh kinh hoàng" của sinh viên. (Ảnh: Sống trẻ)

V.H.H đã ra trường được hơn 4 năm, mỗi lần nhớ về thời sinh viên, H "ám ảnh kinh hoàng nhất" chính là việc đăng ký môn học.

V kể: “Mình buộc phải thức xuyên đêm vì chẳng thể biết được hệ thống đăng ký tín chỉ của nhà trường sẽ mở cửa vào lúc nào nên có lịch đăng ký là lúc nào mình cũng luôn ở trong tâm thế sẵn sàng "giành giật từng chỗ học" với hàng trăm sinh viên khác.

Đăng ký tín chỉ học thôi mà căng hơn cả “đánh trận”. Có kỳ mình phải mượn hai máy tính túc trực, rủ cả nhóm bạn thức cùng nhau và thay phiên cập nhật tình hình, vào được đăng ký là í ới "đồng bọn" ngay còn kịp".

Thế nhưng “cuộc chiến” chỉ thực sự bắt đầu khi sinh viên nào cũng cố chọn những lớp mình ưng ý nhất cho mình cả về thời gian và giảng viên dạy.

"Thú thực, trước khi đăng ký chúng mình phải tham khảo những anh chị khóa trên xem giảng viên nào dạy hay, dễ hiểu thì “nhằm” đúng lớp giảng viên đó để đăng ký. Nhưng oái oăm là số lượng người ở mỗi lớp lẫn số lớp đều có hạn nên những có giảng viên “xịn” bao giờ cũng nhanh hết, thế nên ai nhanh chân thì được. Nhiều lần mình vào chậm một tí thôi đã thấy các lớp trống trơn, khi thì đang đăng ký dở thì hệ thống lại dở chứng, chọn lại từ đầu, căng thẳng lắm”, một sinh viên tại Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay.

Nỗi ám ảnh làm sao qua được môn “nhảy xa ưỡn thân”

 

 Nữ sinh "khốn khổ" vì học phần thể dục. (Ảnh: Yan)

Là một nữ sinh khoa Văn (ĐH Sư phạm Hà Nội), N.T.H chia sẻ: “Môn thể dục thực sự là một áp lực “kinh hoàng”. Em phải học 4 học kỳ môn thể dục với một số chuyên đề như thể dục nhịp điệu, nhảy xa ưỡn thân, bóng chuyền. Với những học phần cơ bản như chạy bền hay tập thể dục 32 động tác, em còn có khả năng vượt qua, còn các học phần bóng chuyền hay nhảy xa ưỡn thân thì “thực sự là điều kinh khủng”.

Mỗi sinh viên phải hoàn thành 4 kỳ thể dục với 4 chuyên đề là coi như hoàn thành môn học nhưng em đã phải trải qua tận 7 kỳ học thể dục với lý do là học lại vì không qua. Riêng môn nhảy xa ưỡn thân em phải học lại tới 2 lần mới đủ điểm đặt ra với mức tối thiểu. Nhớ lại ngày ấy, sáng nào cũng dậy sớm ra sân vận động của trường và nhờ đứa bạn trong ký túc xa kèm cho môn này.

Thế nhưng đến khi kiểm tra kết thúc học phần, lần thứ nhất em nhảy không đạt, lần thứ 2 giảng viên cho cơ hội nhưng thầy đã nói “thực sự thầy thấy em đang “nhảy lầu” chư chả phải nhảy xa ưỡn thân”.

Đến lần thứ 2 học lại không qua môn nhảy xa ưỡn thân huyền thoại, em đã khóc luôn tại sân”.

 Thủ khoa khối C trường huyện: 'Dậy sớm học bài hơn là thức quá khuya'