Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Nhiều xe Mazda ăn khách của Thaco Trường Hải bỗng dưng bốc cháy

Nhiều mẫu xe ăn khách của Thaco Trường Hải như Mazda 3 và bán tải BT-50 bỗng dưng bốc cháy kỳ lạ và hiện chưa rõ nguyên nhân dù nằm yên một chỗ hay đang di chuyển khiến người dùng hoang mang, lo ngại về an toàn tính mạng.

 Chiếc bán tải Mazda BT50 mang BKS 37C - 259... bốc cháy dữ dội phần đầu.

Trên thị trường ô tô Việt Nam những năm gần đây, bán tải BT-50 và Mazda3 là hai mẫu xe ăn khách của Thaco Trường Hải, đặc biệt là Mazda 3, khi liên tục góp mặt trong danh sách top xe bán chạy hàng tháng theo thống kê của VÂM.

Tuy nhiên, trong năm 2017 và bước vào đầu năm 2018, các vụ xe Mazda 3 và Mazda BT50 bỗng dưng bốc cháy thu hút sự quan tâm đặc biệt trên các diễn đàn mạng xã hội Facebook như Otofun, Hội lái xe, Xe tải Tây Bắc...cũng như người tiêu dùng.

Gần đây nhất, ngày 9/8/2017, xe bán tải Mazda BT50 bất ngờ bốc cháy dữ dội và toàn bộ xe bị thiêu rụi khi đang dừng đỗ trước đỗ trước cổng VKSND huyện Nghi Lộc (thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Chủ nhân của chiếc BT50 chia sẻ, anh chỉ mới mua chiếc xe này được gần một năm và mới đi được gần 3 vạn km.

 Phần đầu chiếc xe bán tải BT-50 sau khi dập tắt đám cháy.

 

 

 Khoang máy bị lửa thiêu cháy.

Điều đáng nói, thời điểm xe Mazda BT50 bị bốc cháy, nhiệt độ ngoài trời xuống rất thấp, chỉ hơn 10 độ C nên không thể đổ lỗi cho thời tiết.

Bên cạnh đó, mẫu xe ăn khách khác như Mazda 3 cũng cùng số phận khi liên tục bốc cháy chưa rõ nguyên nhân.

Tháng 10/2017, một chiếc xe Mazda 3 mang biển kiểm soát 14A-265.46 đang đỗ tại sân chung cư Cẩm Bình (phường Cẩm Bình, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cũng bất ngờ bốc cháy. Do ngọn lửa cháy to nên chiếc xe đã bị thiêu rụi hoàn toàn chỉ còn trơ lại khung.

Chiếc Mazda 3 này được chủ nhân mua được khoảng 1 tuần thì xảy ra sự việc khiến người tiêu dùng xôn xao một thời gian dài về việc đồn đoán nguyên nhân cháy xe.

 Mới mua được 1 tuần, chiếc xe Mazda3 đang đỗ trong sân của chung cư bất ngờ bốc cháy.

Gần đây nhất là sự việc chiếc Mazda 3 hatchback mang biển kiểm soát 20A-163.72 do ông Nguyễn Xuân Trường (trú tại tổ 12, phường Tân Long, TP. Thái Nguyên) điều khiển. Khi xe đang lưu thông theo hướng Thái Nguyên - Hà Nội, đến Km 54+800 thuộc địa phận xóm Đồng Tiến, phường Tân Quang, TP. Sông Công thì bất ngờ bốc cháy dữ dội kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Ông Trường cho biết mới mua chiếc xe Mazda 3 này từ tháng 3/2017.

 Mazda3 bị thiêu rụi, trơ khung trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Điểm chung của tất cả những chiếc xe hiệu Mazda bị cháy là mới chỉ được mua và sử dụng trong khoảng 1 năm, thậm chí có những chiếc xe mới sử dụng được khoảng nửa tháng.

Việc cháy xe ô tô đã từng xảy ra nhiều với nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, điểm lại những vụ cháy xe trong khoảng 1 năm qua tại Việt Nam, chủ yếu rơi vào các dòng xe ăn khách của Thaco Trường Hải phân phối khiến không ít người dùng băn khoăn. 

Cháy xe không rõ nguyên nhân

Không chỉ xe Mazda, nhiều xe của các hãng khác cũng đột nhiên bốc cháy trong thời gian gần đây.

Vào tối 2/1, trên đường Võ Chí Công (Hà Nội) đoạn gần nút giao cắt với đường Nguyễn Hoàng Tôn, chiếc xe ô tô con mang BKS 88A-06564 đang lưu thông đột nhiên bốc cháy dữ dội giữa trời mưa trong đêm tối, khiến nhiều người di chuyển qua khu vực được một phen hoảng loạn.

 

Vụ cháy xe trên đường Võ Chí Công

Sáng 14/9/2017, tại đường Lý Tự Trọng, Phường Hoà Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhiều người dân hốt hoảng khi phát hiện một chiếc xe ô tô Mercedec GLC 250 mang BKS 14A – 111.09 bất ngờ bốc cháy trơ khung.

 

Xe Mercedes GLC cháy rụi

Vào tối 13/6/2017, chiếc xe Camry màu đen mang BKS 15A-12746 đang lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Lê Chân, Hải Phòng) bất ngờ bị bốc cháy dữ dội. 

Sáng 9/6/2017, chiếc Toyota Innova đời 2012, BKS 14A-086.89 bốc cháy dữ dội khi đang đậu trước cửa nhà dân ở tổ 6, khu 6, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Những nguyên nhân có thể khiến ô tô bốc cháy

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ô tô bị cháy, theo các chuyên gia, chủ yếu tập trung vào các lý do sau:

Về kỹ thuật: Lỗi thiết kế thường sẽ không gây ra một vụ cháy nhưng nó có thể tạo nên điều kiện chín muồi dẫn tới vụ cháy. Song các nhà sản xuất ô tô nắm bắt khá nhanh vấn đề và họ đã tiến hành triệu hồi những chiếc xe có nguy cơ cháy để sửa chữa.

- Do người dùng bảo dưỡng không thường xuyên: Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe nhưng yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình huống xấu. Sau nhiều năm sử dụng, các chi tiết phụ tùng hư hại, các gioăng bị rò rỉ, dây dẫn hở… không được khắc phục kịp thời sẽ không chỉ làm suy giảm khả năng vận hành của xe mà còn mở ra hàng loạt cơ hội cho lửa bùng lên. Đặc biệt, những chiếc xe đã có tuổi thọ cao và vận hành trong điều kiện khắc nghiệt liên tục có thể gây lão hoá gioăng mặt máy – thứ thường xuyên làm rỉ ra các chất lỏng nguy hiểm. 

- Do tai nạn, va chạm xe: Một vụ tông xe có thể gây nên một vụ cháy. Bởi những cú tông mạnh có thể làm cho nhiên liệu rò rỉ ra ngoài, nó gặp chỗ nóng của động cơ hoặc ngẫu nhiên xuất hiện tia lửa sẽ khiến xe mới bốc cháy.

Động cơ quá nóng: Với nhiệt độ cao trong khoang máy, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy bất thường mà lái xe ít khi đủ cảnh giác để nhận ra. 

Rò rỉ chất gây cháy: Dưới khoang động cơ ô tô luôn có những chất gây cháy như xăng, dầu, nhớt, thậm chí chất lỏng làm mát. Khi chúng bị tràn hoặc rò rỉ sẽ là một trong những nguyên nhân khiến xe bị cháy.

Chập nguồn điện: Hệ thống điện bị hỏng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây cháy nổ. Hệ thống điện được bố trí khắp chiếc xe. Khi xảy ra chập điện, 1 tia lửa điện sẽ được phóng ra và khiến những chất dễ cháy bị rò rỉ dù chỉ một giọt có thể bùng lên thành ngọn lửa.

Xe ô tô bị hư hại do cháy nổ có được bảo hiểm bồi thường không?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội có những tư vấn trên báo Vietnamnet đối với những trường hợp xe mua bảo hiểm nhưng bị cháy nổ này:

Thứ nhất, nếu chủ xe ô tô thực hiện mua bảo hiểm vật chất (đã bao gồm bảo hiểm cháy nổ) xe ô tô của mình thì:

Điều 575 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

 “1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

2. Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.”

Theo quy định trên thì khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trên thực tế thì người mua bảo hiểm phải báo ngay cho cơ quan bảo hiểm để thực hiện thủ tục bồi thường cho cho người được bảo hiểm. Và theo quy định tại điều 10 Nghi định 130/2006/NĐ – CP quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc  liệt kê các trường hợp loại trừ trách nhiệm thì trường hợp này không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. 

Điều 10. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

“Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:

1. Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.

2.Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.

3. Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

4. Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

5. Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

6. Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.