Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Một bị cáo tử vong trong tư thế treo cổ tại trại giam

Tại phiên sơ thẩm, Viện KSND đề nghị tuyên phạt bị cáo 16 đến 18 năm tù về tội Hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, tòa trả hồ sơ, đến tối cùng ngày bị cáo này tử vong tại trại tạm giam.
Sống với người bị bệnh tâm thần như... “bom nổ chậm”

Sau mỗi vụ án do người tâm thần gây ra, bao giờ chúng ta cũng nghe thấy những câu quen thuộc từ người thân của họ, ví như: "Bình thường nó hiền lắm, không hiểu sao..."; “Bình thường nó ngoan ngoãn, lễ phép lắm, không bao giờ gây sự với ai, không hiểu sao...”.

Cái sự "không hiểu sao" ấy đã cướp đi sinh mạng của 4 con người ở Hà Giang mới đây. Thủ phạm vốn bị bệnh tâm thần, đã từng giết chính con mình, lúc tỉnh táo vẫn dặn con cái: Nếu bố lên cơn thì phải chạy ngay đi!

Làm sao người ta có thể sống chung với một khối bộc phá sẵn sàng phát nổ bất cứ lúc nào như vậy? Và cách duy nhất mà người thân cũng như con cái của con người tâm thần ấy tự cứu mình trước mỗi lần lên cơn của anh ta là... chạy!

ảnh 1

Hiện trường vụ thảm án 4 người tử vong ở Hà Giang.

Chị Hiền, một người công tác trong lĩnh vực truyền thông, ở Hà Nội thắng thắn nói: “Để những người mắc bệnh tâm thần sinh sống ngoài xã hội là tội ác. Vì tình thương, kiểu tâm lí "ở nhà mới được miếng ngon" và trăm nghìn lí do khác, thân nhân những người này đã vô tình gieo rắc nỗi lo ngay ngáy cho hàng xóm, cho cộng đồng”.

“Không ít gia đình có người bị tâm thần “bày binh bố trận” để cho con mình lấy được vợ. Không hiểu họ nghĩ sao khi đến đời cháu, đời chắt lại sinh ra những đứa con có thể bị tâm thần giống bố! Như vậy không những là gánh nặng cho gia đình mà cả xã hội phải gánh chịu” – chị Hiền chia sẻ thêm.

Còn nhớ, năm 2011, đối tượng bị bệnh tâm thần Hà Văn Pẩu (SN 1974), trú ở thôn Cốc Sáng (xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đã sát hại một bé gái trong bản… rồi ăn thịt. Căn nguyên của vụ việc xuất phát từ việc Pẩu nghe trong đầu có người xui là phải ăn thịt trẻ con thì sức khoẻ mới tốt, sinh lý mới khoẻ, thế là Pẩu gây án với em bé mấy tuổi hàng xóm.

ảnh 2

Đối tượng Hà Văn Pẩu.

Sau khi xảy ra án mạng, Pẩu nói sau này sẽ lấy vợ, sinh con rồi chém chết, sau đó vứt trả vào nhà bố mẹ của em bé gái xấu số (tức là trả con, kiểu như mạng đền mạng). Những lời Pẩu nói khiến cho bất cứ ai đối diện cũng phải rùng mình.

Người tâm thần gây án rất khó xử lý

Theo Thượng Tá Khiếu Mạnh Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm – Học viện Cảnh sát nhân dân: “Tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần ở  Việt Nam hiện nay chiếm tỷ lệ tương đối trong xã hội. Mức độ tâm thần rất khác nhau, có người nhẹ, có người nặng, có người không biết mình bị tâm thần, ngay trong gia đình cũng không biết, hoặc biết nhưng lại coi nhẹ, không quan tâm đúng mức. Chính vì vậy những hiểm họa do người bị tâm thần gây ra cho xã hội là rất cao”.

ảnh 3Sáng 24/6, thượng tá Phạm Văn Cường, Trưởng Phòng tham mưu (PV11, Công an tỉnh Khánh Hòa), xác nhận Bộ Công an đã cử cán bộ vào Nha Trang để điều tra nguyên nhân tử vong của bị cáo Lê Minh Toàn (39 tuổi, trú thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh).

Người này đang bị tạm giam tại trại tạm giam của Công an tỉnh Khánh Hòa về hành vi Hiếp dâm trẻ em.

"Công an tỉnh đang khẩn trương điều tra. Đầu tuần sau công an sẽ thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí", thượng tá Cường nói.

Một ngày trước, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm vụ án Hiếp dâm trẻ em đối với bị cáo Lê Minh Toàn. Tòa tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số tình tiết mới phát sinh tại tòa. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, Lê Minh Toàn được cho đã tử vong tại buồng tạm giam trong tư thế treo cổ. 

Theo cáo trạng, năm 2000 bị cáo Lê Minh Toàn chung sống như vợ chồng với chị Đặng Thị Hải. Một năm sau thì sinh cháu Dung (tên đã được thay đổi). Đến năm 2008, Lê Minh Toàn vướng vào lao lý và bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù giam. Trong thời gian này, chị Hải đưa con về Bình Đình sinh sống.

Sau khi mãn hạn tù, Lê Minh Toàn sống lang thang. Đến tháng 9/2016, người cha này liên lạc với con gái và gọi cháu Dung vào sinh sống với mình ở huyện Diên Khánh.

Cũng theo cáo trạng, đêm 23/12/2016, Lê Minh Toàn có ý định hiếp dâm con gái, người cha này đã sang giường con lấy cớ kiểm tra trinh tiết và thực hiện hành vi xâm hại tình dục con ruột mình.

Sáng hôm sau, Toàn bắt xe khách cho con gái về lại với mẹ ruột. Về đến nhà, cháu Dung kể lại toàn bộ sự việc với mẹ. Sau đó, chị Hải cùng cháu Dung đến Công an thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh) tố cáo hành vi của Lê Minh Toàn.

Thượng Tá Khiếu Mạnh Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm – Học viện Cảnh sát nhân dân.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh) cho biết, trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, Điều 13, Khoản 1, quy định những trường hợp không đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong trạng thái mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác, dẫn đến họ không nhận thức, điều khiển được hình vi của họ. Những trường hợp như vậy họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà nhà nước áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc chữa bệnh đối với những trường hợp này.

Cũng có những vụ án mà bị can bị bệnh tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng sẽ được giảm nhẹ một phần hình phạt.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra đó là bài học nào cho công tác quản lý người bị bệnh tâm thần?

Thượng Tá Khiếu Mạnh Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm – Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết: Để quản lý tốt người bị tâm thần thì mọi người trong xã hội nên có một thái độ nhìn nhận đúng mức, khách quan về những người bị tâm thần.

Trước hết họ cũng là con người, nhưng vì lý do nào đó họ bị mắc căn bệnh có những hành vi “khác người”; chúng ta phải có hiểu biết nhất định về bệnh tâm thần để phát hiện sớm, để phòng ngừa; trong quá trình quản lý người bị tâm thần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh, chính quyền địa phương và y tế. Và quan trọng nhất chính là sự quan tâm, phát hiện và hành động tích cực của chính gia đình.

Tác giả bài viết: An Bình

Nguồn tin: