Xe

Nhược điểm của chìa khóa thông minh trên xe máy khiến người dùng 'khó chịu'

Chìa khóa thông minh trên xe máy đang trở nên quen thuộc, đặc biệt là các dòng xe Honda. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại chìa khóa này gây ra nhiều bất tiện.

Trên xe hơi, công nghệ chìa khóa thông minh đi cùng với khởi động bằng nút bấm Start/Stop ngày càng phổ biến bởi sự tiện dụng. Người lái chỉ cần mang chìa khóa theo người là xe có thể tự nhận diện, qua đó dễ dàng bước vào xe và bấm nút khởi động mà không phải thao tác gì hơn.

Đối với xe máy, công nghệ smartkey đã tồn tại khá lâu, nhưng chủ yếu xuất hiện trên các mẫu xe phân khối lớn đắt tiền. Honda là cái tên đầu tiên mang công nghệ khóa thông minh lên chiếc xe tay ga cao cấp Honda SH, từ năm 2015. Theo đó, giá thành đối với mỗi dòng xe có chìa khóa thông minh thường đắt hơn các phiên bản khoảng từ 1 đến 1,5 triệu đồng.

Chìa khóa thông minh trên xe máy lộ khá nhiều nhược điểm

Tính năng hoạt động của chìa khóa thông minh được mã hóa và nó liên lạc trực tiếp với bộ xử lý trung tâm ECU của chiếc xe. Khi mật mã của chìa khóa thông minh khớp với mã được cài đặt trước bên trong ECU, xe mới cho phép người điều khiển thực hiện các thao tác khởi động và vận hành xe.

Bên cạnh phong cách hiện đại nổ máy mà không cần cắm chìa, công nghệ khóa thông minh có ưu điểm đặc biệt ở độ an toàn, ở đây là khả năng chống trộm.

Tuy nhiên, ngoài sự tiện nghi mà các hãng xe giới thiệu, chìa khóa thông minh cũng có những bất lợi đáng kể. Bởi sự tiện nghi chưa phù hợp khi mà người dùng vẫn đang quen thuộc chìa khóa cơ.

Tình trạng quên chuyển về OFF thường xuyên xảy ra

Tình trạng quên chuyển về OFF thường xuyên xảy ra, khi xe đã dừng hoạt động, như vậy đồng nghĩa với việc không khóa cổ và có khả năng bị dắt đi cao. Thông thường, người dùng để chìa khóa thông minh trong túi áo hoặc túi xách, chỉ khi cần kích hoạt điều khiển xe mới sử dụng tới. Người dùng sẽ điều khiển thiết bị FOB, trộm xe không thể dùng thiết bị bẻ khóa chuyên dụng thông thường.

Tuy nhiên, khoảng cách để kích hoạt Smartkey là khoảng 50 m, nếu vô tình bấm nhầm mà quên chuyển về nút OFF cũng sẽ gây tình trạng nguy hiểm. Và trường hợp trẻ em sử dụng tới nó bấm linh tinh cũng không ngoại lệ. Nếu người dùng không kiểm soát được đồng nghĩa với việc xe đang vận hành bình thường, dẫn tới tiêu hao nhiên liệu. Do đó, người dùng phải đặc biệt lưu ý về tính năng này.

Có thể hết pin nhưng không biết cách xử lý

Pin của Smartkey theo như giới thiệu của nhà sản xuất có thể kéo dài khoảng hai năm. Nhưng khi khách hàng mua xe, lại không được đại lý hướng dẫn cho trường hợp hết pin thì xử lý như thế nào. Thông thường, như các dòng ô tô, dưới tay nắm cửa sẽ có ổ để tra chìa khóa cơ khi cần thiết. Còn thiết kế của các dòng xe máy Honda không có vị trí và không bán kèm chìa khóa cơ.

Chìa khóa thông minh cũng có thể gây nhiễu sóng

Ngoài ra, sử dụng Smartkey có thể bị nhiễu sóng trong một số trường hợp, như đặt gần smartphone hay laptop, bị che bởi vật kim loại, hoặc ở gần nơi có sóng vô tuyến mạnh. Chìa khóa cơ không bao giờ phải lo lắng tới bất kỳ điều gì kể trên.

Thông tin thêm, KS Lê Văn Tạch cho rằng, loại chìa khóa này dùng sóng điện từ để kích hoạt. Nếu xe ở vị trí có thiết bị nào đó trang bị dải tần số tương tự hoặc gần bằng sẽ làm mất tín hiệu điều khiển chìa khóa thông minh của xe.

Cũng theo KS Lê Văn Tạch, đây là nhược điểm cần đòi hỏi các nhà sản xuất phải khắc phục để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện.

Tác giả: An Dương (T/h)

Nguồn tin: vietQ.vn

  Từ khóa: xe máy ,chìa khóa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP